Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và quan niệm mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Triết lý kinh doanh sẽ là kim chỉ nam cho doanh nghiệp suốt quá trình kinh doanh.

Đây được xem như một lời tuyên bố sứ mệnh hoặc thể hiện tầm nhìn của công ty. Triết lý kinh doanh giải thích các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và mục đích của nó. Triết lý kinh doanh cũng phác thảo các giá trị quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây, ISAAC GROUP sẽ chỉ ra những vai trò chủ chốt của triết lý kinh doanh.

Triết Lý Kinh Doanh Tạo Ra Phong Cách Đặc Thù Cho Doanh Nghiệp

Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi. Tạo nên một phong cách làm việc, sinh hoạt của doanh nghiệp, mang bản sắc riêng.

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, công việc. Trong môi trường doanh nghiệp tốt nhân viên sẽ tự giác làm việc, có tinh thần hết mình vì doanh nghiệp.

Phong cách kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp

Triết lý kinh doan đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của nhân viên. Đóng vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên. Xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, thị trường khu vực và xã hội nói chung. Các đức tính thường là trung thực, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác, tôn trọng cá nhân, kỷ luật.

Triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp, tránh trường hợp lạm dụng chức quyền. Từ đó, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực công ty một cách hiệu quả, triệt để.

Là Cốt Lõi Văn Hóa Doanh Nghiệp, Tạo Phương Thức Phát Triển Bền Vững

Đóng vai trò đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững

Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành. Mỗi thành tố của văn hóa doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống chung. Hạt nhân của nó là các triết lý giá trị.

Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi. Nó phản ánh cái tinh thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, hệ thống hơn. Một khi đã phát huy được tác dụng thì nó trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung. Bất kể doanh nghiệp đó có thay đổi nhân sự, cơ cấu thì triết lý đó vẫn được giữ nguyên.

Do đó triết lý doanh nghiệp bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Akio Morita, cựu chủ tịch công ty Sony nhận xét như sau. “Vì công nhân viên làm việc với công ty trong một thời gian dài cho nên họ thường kiên trì giữ vững quan điểm của họ. Lý tưởng của công ty không hề thay đổi. Khi tôi rời công ty để về nghỉ, triết lý của công ty Sony vẫn tiếp tục tồn tại”.

Các công ty Matsushita, Honda, Hitachi, Sony… là những công ty có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều chủ tịch. Song, triết lý của chúng về cơ bản vẫn được duy trì.

Tạo sức mạnh thống nhất tập thể doanh nghiệp

Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài. Nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp “thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp”. Từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất” tạo ra một hợp lực hướng tâm chung.

Triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp

Không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật Bản, khoảng 200 ngàn nhân viên hãng Matsushita Electric vẫn đọc và hát triết lý công ty mỗi ngày làm việc. Họ cảm nhận được lý tưởng của công ty thấm sau vào tim óc họ. Khiến cho họ làm việc nhiệt tình phấn khích vì những mục tiêu cao cả. Do vậy, triết lý doanh nghiệp là công cụ tốt nhất để thống nhất hành động của nhân viên trong một tinh thần chung.

Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp. Nó có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này. Qua đó, nó góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong số các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp.

Triết Lý Kinh Doanh Là Công Cụ Định Hướng Doanh Nghiệp

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn rất phức tạp và biến đổi không ngừng. Để tồn tại được doanh nghiệp cần phải có tính mềm dẻo, linh hoạt. Hơn nữa, muốn phát triển được lâu dài, nó cần năng lực chủ động kinh doanh khôn ngoan, sáng suốt.

Tính định tính, sự trừu tượng của triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với môi trường đang thay đổi và các hoạt động bên trong. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện, sự mềm dẻo trong kinh doanh. Nó là một hệ thống các nguyên tắc tạo nên cái “dĩ bất biến ứng vạn biến” của doanh nghiệp.

Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng. Là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Nếu thiếu một triết lý doanh nghiệp có giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp có độ bất định cao mà ngay cả trong việc lập các kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh của nó cũng rất khó khăn. Vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp, bộ phận của tổ chức doanh nghiệp.

Sự trung thành với triết lý kinh doanh còn làm cho nó thích ứng với những nền văn hóa khác nhau. Từ đó đem lại tính linh hoạt cho các doanh nghiệp.

Triết Lý Kinh Doanh Là Cơ Sở Quản Lý Chiến Lược Doanh Nghiệp

Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hóa. Từ đó đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính chiến lược, trong những tình huống mà sự phân tích kinh tế lỗ – lãi vẫn chưa giải quyết được vấn đề.

Quản lý chiến lược kinh doanh

Vì vậy, trong các công ty xuất sắc của Mỹ như IBM, Intel… các nhà quản trị đều có thói quen đối chiếu triết lý doanh nghiệp với các dự định hành động cũng như các kế hoạch chiến lược trong giai đoạn xây dựng. Họ nhận thức được rằng nếu làm trái với sứ mệnh và giá trị của công ty thì kế hoạch sẽ bị thất bại.

Ví dụ như ở HP, các cán bộ quản lý dựa vào triết lý kinh doanh để phân tích các khả năng. Sau đó mới  đưa ra quyết định kinh doanh. Việc dựa trên triết lý kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh là cần thiết. Bởi, thao tác này sẽ quyết định trực tiếp tới sự thành bại của doanh nghiệp.

Như vậy, trên đây là vai trò đắc lực mà triết lý kinh doanh mang lại. Việc xây dựng được triết lý kinh doanh cho riêng doanh nghiệp là rất cần thiết. Chúc bạn sẽ tìm ra triết lý, tinh thần riêng cho doanh nghiệp của mình!