Quản lý kho hiệu quả cùng ISAAC GROUP. Quy trình nghiệp vụ quản lý kho và nhiệm vụ của nhà quản trị luôn là hoạt động quan trọng trong kinh doanh. Kho doanh nghiệp và các nhà bán lẻ có rất nhiều vấn đề cần quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy các nhà kinh doanh luôn cần trau dồi những kỹ năng quản lý kho vững vàng nhất để tránh gặp rủi ro trong quá trình hoạt động.

Việc quản lý kho hàng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và có những bước phát triển đúng đắn hơn. Nếu chưa học quản trị kho hàng bài viết dưới đây sẽ giúp các nhân viên quản lý hiểu hơn về công việc và trách nhiệm của mình.

Công việc của quản lý kho
Quản lý kho hàng chuyên nghiệp

Kho hàng là gì?

Đây là loại hình cơ sở thuộc ngành logistics. Kho có nhiệm vụ lưu trữ hàng hóa, sản phẩm. Tất cả hoạt động bảo quản hay chuẩn bị hàng hóa đều diễn ra trong kho. Đối với các công ty kinh doanh vận chuyển hàng hóa lớn, mức độ phức tập trong việc vận hành kho càng cao.

Kho hàng thường có 3 chức năng chính:

  • Bảo đảm và lưu trữ hàng hóa: kho có nhiệm vụ chứa hàng hóa. Tất cả các sản phẩm xuất – nhập của doanh nghiệp phải luôn đảm bảo nguyên vẹn về số lượng và chất lượng.
  • Tổ chức các mặt hàng: hàng hóa thường rất đa dạng và phong phú vì vậy diện tích kho hàng càng lớn thì quy mô hoạt động của công ty đó càng phát triển.
  • Gom hàng: kho giữ vai trò là điểm tổng kết những lô hàng lớn được vận chuyển về. Nhờ có kho mà hàng hóa của doanh nghiệp luôn đảm bảo sẵn sàng tung ra thị trường.

Quản lý kho hàng là gì?

Đây là những hoạt động liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Tận dụng mọi cơ sở vật chất trong kho, quản lý kho hàng để đảm bảo tính vận hành. Nếu quản lý kho tốt sẽ làm giảm rất nhiều chi phí của doanh nghiệp. Nhiều nhà phân phối đã từng phải lao đao vì quy trình quản lý kho không hiệu quả. Cách quản lý không phù hợp cũng là một vấn đề rất nan giải. Chính vì vậy trách nhiệm của nhân viên quản lý kho càng nặng nề hơn.

Nhân viên quản lý kho hàng

Công việc nhân viên quản lý kho là gì?

Tất nhiên một kho hàng không thể tự vận hành nếu không có các nhân viên quản lý. Mỗi bộ phận nên chỉ ra một thủ kho để nắm đầu các công việc. Đồng thời sẽ giúp cách quản lý hàng hóa thuận tiện hơn. Việc báo cáo thông tin cho doanh nghiệp cũng dễ hơn nếu phân chia rõ ràng.

Sắp xếp kho hàng

Nhân viên kho có trách nhiệm nhận tiếp nhận hàng hóa. Sau khi sản phẩm vận chuyển thành công các nhân viên cần thực hiện nhiệm vụ sắp xếp hàng hóa. Không phải cứ ngẫu nhiên thích sắp xếp kho hàng như thế nào cũng được. Các quản lý kho cần phân chia hàng hóa sao cho hợp lý rồi sắp xếp thật khoa học. Việc này giúp ích cho quá trình kiểm hàng và xuất kho. Để tiện hơn cho quá trình thiết lập kho hàng thủ kho có thể lập sơ đồ.

Bảo quản kho hàng

Ngoài việc phân bổ hàng hóa theo yêu cầu các nhân viên kho cần phải đảm bảo số lượng và chất lượng. Trong quá trình xuất – nhập sản phẩm phải còn nguyên vẹn. Thủ kho có trách nhiệm phân công các luồng việc để tránh mọi rủi ro khi tiếp nhận hàng. Đối với các mặt hàng tuổi đời thấp cần bảo quản kỹ càng và chặt chẽ.

Tiếp nhận và xuất kho

Khi có đơn hàng vận chuyển tới cần có nhân viên tiếp nhận hàng. Đối với các nhà bán lẻ lớn hay công ty quy mô rộng, đơn hàng vận chuyển đến tính từng container. Với số lượng hàng hóa khổng lồ như vậy cần có một thủ kho cứng để tiếp nhận hàng. Việc này rất quan trọng bởi nếu kiểm hàng thiếu hay thừa hàng hóa sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngân sách công ty.

Tương tự quá trình nhập kho, khi xuất kho cũng cần cẩn trọng. Công việc của quản lý kho là kiểm kê và đảm bảo mặt hàng xuất ra hoàn chỉnh và không gặp bất cứ sai sót nào. Chủ động phát hiện những lỗi sản phẩm để có biện pháp thay thế kịp thời.

Lưu ý trong cả 2 quy trình xuất – nhập kho đều phải kiểm tra giấy tờ kỹ càng. Tất cả hàng hóa phải được ghi chép hoặc sử dụng mã vạch để quản lý kho hiệu quả.

Theo dõi hàng hóa và báo cáo

Nhân lực trong kho cũng cần nắm rõ số lượng hàng hóa đã tiêu thụ ra sao để báo cáo. Kết quả bán hàng với kết quả kho phải trùng khớp nhau thể hiện sự liên kết. Dựa vào việc theo dõi hàng hóa, thủ kho cần báo cáo cho giám đốc hoặc người phụ trách những mặt hàng nào đã hết; mặt hàng nào còn tồn nhiều.

Thủ kho có trách nhiệm điều hòa kho hàng. Chủ động đề xuất về sự biến động của kho. Mọi nhiệm vụ mà quản lý kho tiếp nhận đều nhằm đảm bảo chất lượng kho hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ luôn sẵng sàng hoạt động kinh doanh không bị trì hoãn.

-> Xem ngay: Phần mềm quản lý kho được sử dụng nhiều nhất!

Một số nhiệm vụ khác

Bên cạnh những công việc quan trọng trên nhân viên kho còn rất nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khác:

  • Tuân thủ mọi nguyên tắc trong kho để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Kiểm tra định kỳ các kệ hàng, thùng hàng, các thiết bị cơ sở vật chất trong kho.
  • Chủ động lập các phiếu mua hàng, thiết bị cần thiết để hỗ trợ kho.
  • Đảm bảo các kiến thức về phòng cháy chữa cháy trong kho.

Trên đây là tổng hợp những công việc quản lý kho. Trên thị trường lao động hiện nay mức lương của các nhân viên kho cũng khá cao và hợp lý. Nếu đủ kỹ năng và chăm chỉ học hỏi sẽ đảm đương được công việc lớn hơn với chức danh thủ kho. Hãy theo dõi website isaac.vn thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất của ISAAC GROUP – Dịch vụ setup siêu thị mini uy tín.