Mỗi con người có một tính cách, thói quen riêng biệt. Nhưng trong kinh doanh, người ta có thể chỉ ra được những tập khách hàng có thói quen mua sắm tương đồng. Các doanh nghiệp rất chú trọng đến tìm hiểu thói quen của khách hàng. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các nhà kinh doanh phần nào về vấn đề này. Hãy cùng ISAAC GROUP theo dõi để nắm bắt được những thói quen nổi bật của người tiêu dùng trong năm 2021.
Mục Lục Bài Viết
1. Thói quen mua sắm trong mọi thời điểm
Trong mọi thời điểm, khách hàng đều có thể nảy sinh nhu cầu mua sắm. Nhưng thường thói quen này không ổn định. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn vào các dịp đặc biệt như lễ Tết, ngày đặc biệt,… Các ngày bình thường khác, người tiêu dùng vẫn có thói quen mua sắm theo nhu cầu, sở thích,..
Đặc biệt, các mặt hàng thiết yếu dùng trong sinh hoạt: gạo, rau củ quả, đồ ăn,…Các mặt hàng này được sử dụng hàng ngày nên nhu cầu của khách hàng sẽ thường xuyên hơn. Có một điều các doanh nghiệp dễ nhận thấy, người tiêu dùng bị thu hút và mua sắm khi có khuyến mãi. Các chương trình khuyến mãi sẽ thúc đẩy khách hàng mua sắm nhanh hơn tại một thời điểm nhất định.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý: luôn đảm bảo còn hàng hóa để cung cấp tới khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi để tăng mức tiêu thụ, thu hút khách hàng mạnh hơn.
2. Thói quen mua sắm online tăng trưởng
Những năm gần đây, mua sắm online đã trở nên phổ biến hơn. Năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn ra trên toàn cầu, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều. Với chính sách giãn cách xã hội, mọi người hạn chế ra ngoài thì mua sắm online trở nên bùng nổ. Người tiêu dùng mua được sản phẩm mà không cần đến trực tiếp. Thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và doanh nghiệp phát triển hơn về mảng kinh doanh số.
Mua sắm online hiện tại mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực kinh doanh. Các sản phẩm phụ vụ đời sống khách hàng hầu hết có mặt trên các trang thương mại điện tử, facebook,… Tập khách hàng chủ yếu của kinh doanh online là những người sử dụng internet: giới trẻ, người đi làm,…
Nắm bắt được thói quen mua sắm online của khách hàng, các doanh nghiệp cần mở rộng và đầu tư vào kinh doanh online. Một mảng kinh doanh hợp xu thế, khả năng tiếp cận được nhiều tập khách hàng.
-> Xem ngay chia sẻ: các bước bán hàng online
3. Khách hàng ưu tiên chọn sản phẩm ở vị trí gần mình và mất ít thời gian chờ đợi
Theo tâm lý học, khi mua sắm online hay tìm kiếm cửa hàng để mua, khách hàng sẽ tìm kiếm nơi gần nhất. Khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng luôn muốn mất ít thời gian chờ đợi, nhanh chóng. Họ thường cho thêm cụm từ về vị trí khi tìm kiếm online. Ví dụ như: “Mua mặt hàng A tại quận Cầu Giấy” hay “Những địa điểm bán sản phẩm B gần chung cư C”.
Hầu hết việc tìm kiếm của người tiêu dùng diễn ra trên Internet. Cho nên, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một website tốt. Trong website của doanh nghiệp đăng tải đầy đủ các sản phẩm cung cấp. Cùng với đó là các bài viết theo từng vị trí, khu vực. Nên tối ưu từ khóa tìm kiếm vị trí. Việc này giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng có nhu cầu tại khu vực đó. Khi tối ưu từ khóa, người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và mua sắm. Ví dụ: “Nơi cung cấp sản phẩm X tại Hà Nội”, “Địa chỉ phân phối uy tín mặt hàng Y tại quận Z”,…
4. Khách hàng ngày càng tìm hiểu chi tiết về trải nghiệm sản phẩm hơn
Trước khi mua một thứ gì đó, khách hàng thường sẽ tìm kiếm feedback từ các khách hàng khác. Họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm trải nghiệm sản phẩm. Những thông tin này khiến họ có hay không niềm tin vào sản phẩm. Và có hay không quyết định mua được đưa ra. Việc tìm kiếm về trải nghiệm sản phẩm xảy ra sau khi khách hàng tìm được điểm phù hợp với nhu cầu.
Thói quen mua sắm của người tiêu dùng tác động rất mạnh tới khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần có những biện pháp để đáp ứng thói quen này của người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Tạo các video test sản phẩm thực tế
- Thực hiện các chương trình trải nghiệm sản phẩm
- Đăng tải các thông tin phản hồi của khách hàng
Những hoạt động đó giúp khách hàng có cái nhìn tốt hơn về sản phẩm mà mình chưa được tiếp xúc.
5. Tìm kiếm và so sánh những thứ tương tự với mức giá hợp lý
Thói quen so sánh trong mua sắm luôn tồn tại trong mọi trường hợp. Để tìm hiểu sâu về 1 sản phẩm, người tiêu dùng đã dành nhiều thời gian để so sánh nhiều sản phẩm tương tự. Người tiêu dùng sẽ tìm kiếm và so sánh cho đến khi tìm được sản phẩm phù hợp với giá tốt nhất với họ.
Doanh nghiệp có thể thực hiện một vài biện pháp để khách hàng khi tìm đến mình sẽ không tìm kiếm thêm các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nên đưa ra nhiều sản phẩm có tính chất tương đồng với nhiều mức giá. Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin giữa các sản phẩm đó và chọn mua sản phẩm phù hợp.
Xem ngay: Phương pháp phân tích xu hướng kinh doanh online