Cùng ISAAC GROUP tìm hiểu bản mô tả công việc quản lý siêu thị. Đây là thứ người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động bán hàng siêu thị không thể bỏ qua. Đồng thời trong quá trình tuyển dụng; các siêu thị cũng cần soạn thảo một bản mô tả công việc thật đầy đủ để tìm kiếm những nhân viên thực sự phù hợp và nắm tốt nhiệm vụ của mình. Hãy cùng tìm hiểu xem bản mô tả này thường sẽ có những nội dung và công việc như thế nào nhé!

Phần I: Thông tin chung

Giống như những bản mô tả công việc ở những vị trí làm việc khác; phần đầu tiên trong bản mô tả công việc quản lý siêu thị sẽ cần nêu rõ các thông tin dưới đây:

  • Vị trí làm việc
  • Bộ phận làm việc
  • Quản lý trực tiếp
  • Quản lý gián tiếp

Ngoài ra để chi tiết và cụ thể hơn có thể thêm các thông tin về ngày giờ hay ca kíp làm việc; ngày nghỉ hay thời gian làm việc ra sao?…Tóm lại những thông tin cụ thể nhất để biết rõ mình là ai? làm ở vị trí nào? và ngày giờ làm việc ra sao? Để không chỉ bản thân người quản lý dễ kiểm soát hơn mà chính nhân viên cũng nhận thức rõ được chức năng của mình là gì và ở đâu.

Giám sát bán hàng siêu thị

Phần II: Mục đích công việc

Hầu hết các bản mô tả công việc sẽ phải nêu lên mục đích công việc của nhân viên là gì; bản mô tả công việc quản lý siêu thị cũng vậy. Tùy vào từng siêu thị khác nhau nội dung này sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung mục đích công việc của một người quản lý trong siêu thị sẽ là giám sát các hoạt động bán hàng của công ty ở một hay nhiều kênh siêu thị.

Phần III: Công việc cụ thể

Sau khi nắm rõ mục đích công việc là gì? Nhân viên giám sát siêu thị sẽ được triển khai các công việc cụ thể nhất ở phần này của bản mô tả công việc quản lý siêu thị. Tùy vào từng siêu thị; người quản lý sẽ được phân chia các công việc khác nhau; trong đó có 2 nhiệm vụ chính:

Quản lý nhân sự

Thứ nhất; người quản lý bán hàng trong siêu thị sẽ phải chịu trách nhiệm phân việc và xếp lịch cho các nhân viên thuộc quyền quản lý của mình. Họ phải là người nắm rõ giờ giấc cũng như ca kíp của từng nhân viên bán hàng để giám sát chặt chẽ. Đồng thời theo dõi bảng chấm công và chấm công cho nhân viên.

Thứ 2; người quản lý cần quyết định ngày nghỉ cho nhân viên; đồng thời xem xét tình hình khách hàng để huy động tăng ca kịp thời.

Thứ 3; người quản lý cần kiểm tra và giám sát giờ giấc làm việc và cách thức thực hiện hay chấp hành nội quy của nhân viên bán hàng như thế nào. Đặc biệt là kiểm tra chế độ báo cáo và sổ công tác. Từ đó lên các kế hoạch thưởng phạt thích hợp cho nhân viên; vừa răn đe vừa động viên tinh thần cho nhân viên làm việc tốt hơn.

Cuối cùng là tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng có thái độ chuyên nghiệp và nhạy bén. Các kỹ năng bán hàng là rất cần thiết mà người quản lý siêu thị phải phổ biến cũng như huấn luyện cho nhân viên của mình.

Quản lý về hàng hóa

Trong bản mô tả công việc quản lý siêu thị chắc chắn không thể bỏ qua nhiệm vụ thiết yếu này. Người quản lý siêu thị không đơn thuần là giám sát các nhân viên bán hàng mà còn cần quản lý về hàng hóa.

Một trong những công việc hay yêu cầu đầu tiên của người quản lý siêu thị là phải quản lý được lượng hàng bán ra và hàng tồn là bao nhiêu? bằng cách theo dõi doanh thu và các mã hàng bán ra theo định kỳ. Người quản lý hàng hóa phải xác định được số lượng hàng hóa cận date? hết date? hay hư hỏng là bao nhiêu?…

Bên cạnh đó công việc của người quản lý siêu thị là phải theo dõi về các thông tin của sản phẩm mới về chất liệu; màu sắc; form dáng ra sao;…dựa trên ý kiến của khách hàng. Phải là người nắm được quy cách trưng bày hàng hóa trong siêu thị như thế nào và sắp xếp hay hoán đổi khu vực ra sao cho hợp lý.

-> Xem thêm mô tả công việc của nhân viên thu ngân

Một số công việc khác

Bên cạnh việc quản lý nhân sự hay hàng hóa; có những bản mô tả công việc quản lý siêu thị sẽ yêu cầu thêm các công việc như:

  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với phía siêu thị
  • Gặp gỡ; trao đổi và triển khai các thông tin về hàng hóa với cấp trên theo định kỳ
  • Đề xuất các ý kiến để phát triển hàng hóa và cải thiện hoạt động bán hàng trong siêu thị
  • Nắm được lượng khách ra vào siêu thị. Lượng khách hàng mua hay xem thử là bao nhiêu?
  • Phải nắm rõ các chương trình và hình thức khuyến mãi của các nhà cung cấp và kết quả của nó

Trên đây là 3 phần cơ bản trong một bản mô tả công việc quản lý siêu thị. Hãy thử tham khảo và áp dụng. Đừng quên truy cập website isaac.vn thường xuyên hơn để cập nhật những bài viết mới nhất nhé! Chúc các bạn thành công!