Một yếu tố quan trọng quyết định hầu hết mọi việc trong cửa hàng là “dòng tiền”. Dòng tiền trong cửa hàng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Kinh doanh dựa vào vốn đầu tư để tạo lợi nhuận. Tất cả những thứ đó đều được tính bằng tiền. Các chủ cửa hàng thực hiện mọi chiến dịch, mọi hoạt động đều xoay quanh “dòng tiền” của mình. Vậy làm như thế nào để có thể sử dụng tiền một cách hiệu quả? Đó là biết cách quản lý dòng tiền cho cửa hàng.
Với bài viết này, ISAAC GROUP sẽ đề cập đến các cách giúp chủ cửa hàng có thể tối ưu hóa dòng tiền của mình trong cửa hàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Mục Lục Bài Viết
Trước hết trả lời câu hỏi “Dòng tiền là gì?”
Dòng tiền có tên tiếng anh là “Cash Flow” thể hiện sự chuyển động của các nguồn tiền, luồng tiền trong cửa hàng, doanh nghiệp. Nó có đầu vào như thế nào, đầu ra những đâu, đầu tư vào những gì… Từ đó chủ cửa hàng có thể tính toán đưa ra được các thông số với cái nhìn tổng quát nhất.
Dòng tiền thể hiện mức độ thành công của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn dòng tiền của mình dương. Tức là dòng tiền vào sẽ lớn hơn dòng tiền đầu tư ra, có nghĩa là đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Và quản lý dòng tiền là quản lý các nguồn vào – ra của tiền trong cửa hàng. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ giúp chủ cửa hàng nắm bắt được tình hình tài chính của cửa hàng. Nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng.
Các cách quản lý dòng tiền cho cửa hàng bán lẻ
Lập kế hoạch dự báo dòng tiền
Dòng tiền của mỗi cửa hàng có 2 đầu chính là đầu vào và đầu ra. Việc lập kế hoạch dự báo dòng tiền sẽ giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về chi tiêu cho cửa hàng. Cùng với đó là định lượng lợi nhuận mong đợi cho mình.
Với đầu vào là những khoản thu từ việc kinh doanh. Doanh thu bán hàng của cửa hàng luôn biến động theo thời gian và nhu cầu của đại bộ phận khách hàng. Việc lập kế hoạch dự báo cho dòng tiền vào thường liên quan đến các chương trình xúc tiến của cửa hàng. Vào các dịp đặc biệt, cửa hàng sẽ mở các chương trình đó. Vì vậy doanh thu cho cửa hàng tăng lên tương đối mạnh. Còn với các khoảng thời gian khác thì cửa hàng sẽ tương đối khó để lập kế hoạch. Vì sức mua của khách hàng không đều hoặc không tăng như khi có chương trình. Chủ cửa hàng có thể sử dụng lập kế hoạch theo mức trung bình để quản lý dòng tiền cho cửa hàng.
Đầu ra của cửa hàng thường là khoản đầu tư nhập hàng, trả công nhân viên và các chi phí khác. Những khoản tiền này thường sẽ được chi định kì 1 tháng 1 lần, 1 quý 1 lần,… Đặc biệt là dòng tiền đầu tư nhập hàng. Đây là một khoản đầu tư lớn, chủ cửa hàng cần lập kế hoạch cụ thể lượng sản phẩm, số tiền chi tiêu. Chủ cửa hàng nên lập danh sách các lần nhập hàng để dễ dàng quản lý.
Quản lý tốt công nợ của cửa hàng
Công nợ của một cửa hàng được hiểu là những khoản tiền cửa hàng cho nợ và vay nợ. Những khoản tiền cho nợ: nó đến từ phía khách hàng. Cửa hàng bán thiếu cho khách là khoản tiền hàng và lãi suất nếu có. Nó là lượng tiền vẫn được tính vào doanh thu của cửa hàng. Một số cửa hàng sẽ thường xuyên cho khách hàng nợ tiền. Ví dụ như các cửa hàng ở vùng nông thôn, họ thường là người quen biết với nhau. Và khi chưa đủ tiền thì họ sẽ mua “chịu” khi nào có sẽ trả cho cửa hàng. Hay các cửa hàng lớn với chính sách trả góp, lãi suất 0%. Dòng tiền vào của cửa hàng sẽ nhỏ giọt với những trường hợp như vậy.
Việc quản lý dòng tiền vào sau khi bán hàng là điều cửa hàng cần thực hiện. Quản lý chặt chẽ từ việc xuất hóa đơn ban đầu, các thông tin khách hàng và số tiền cùng với thời gian trả nợ. Những ghi chép cụ thể giúp cửa hàng dễ dàng quản lý và xác định được khi nào dòng tiền quay lại cửa hàng. Từ đó, xác định được nguồn vốn cửa hàng có để thực hiện các chính sách xúc tiến bán hoặc nhập hàng.
Với những khoản cửa hàng vay nợ từ các tổ chức ngoài. Chắc chắn một điều rằng, cửa hàng sẽ phải trả lãi cho những khoản nợ. Khoản nợ này được chính chủ cửa hàng trực tiếp quản lý. Trả nợ như thế nào để đảm bảo nguồn tiền cho cửa hàng không bị sụt giảm quá mức. Trả nợ và lãi ra sao để mức lãi suất thấp nhất.
Dự đoán trước nhu cầu và cân đối nhập hàng
Nhu cầu khách hàng có tác động lớn tới khả năng bán của cửa hàng. Nhu cầu người tiêu dùng thay đổi theo thời gian, theo thời điểm đặc biệt. Chủ cửa hàng cần dự đoán trước được những nhu cầu mới, nhu cầu thay đổi ra sao. Ví dụ, vào dịp valentine, các cửa hàng kinh doanh quà lưu niệm, quần áo, hoa,.. có lượng khách hàng tăng đột biến. Chủ cửa hàng dự đoán được nhu cầu khách hàng tăng vào dịp valentine sẽ nhập hàng với lượng phù hợp.
Nhu cầu sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng hóa nhập về. Khi nhập hàng hóa sẽ liên quan đến dòng tiền ra của cửa hàng. Vì vậy, chủ cửa hàng cần dự đoán nhu cầu và cân đối được lượng hàng nhập. Từ đó sẽ giúp chủ cửa hàng quản lý được dòng tiền cho cửa hàng.
Dự phòng cho những khoản đầu tư lớn để quản lý dòng tiền
Trong hoạt động kinh doanh thường sẽ có những lúc cửa hàng đầu tư mạnh về mảng nào đó, hoặc sửa chữa cơ sở vật chất. Những khoản đầu tư này khá lớn đối với hầu hết các cửa hàng. Nó được diễn ra theo kế hoạch của chủ cửa hàng. Vì vậy, để có thể thực hiện được kế hoạch đó, chủ cửa hàng cần có khoản đầu tư dự phòng.
Những gì liên quan đến tiền đều cần được quản lý chặt chẽ. Để quản lý dòng tiền tốt, các khoản đầu tư lớn cần được lên kế hoạch và đưa ra con số dự phòng. Dự phòng cho khoản đầu tư đó để có thể nắm bắt được nguồn tiền còn lại cho cửa hàng.
Quản lý dòng tiền nhờ tận dụng hiệu quả các đợt khuyến mãi từ nhà cung cấp
Các nhà cung cấp sản phẩm cho cửa hàng sẽ có các đợt khuyến mãi lớn. Các chương trình thường diễn ra dài trong 1 hoặc một vài tháng. Nó có thể tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp hoặc khách hàng. Với lợi ích khách hàng nhận được sẽ là mua được với giá rẻ hơn, được hàng tặng kèm,… Lợi ích mà cửa hàng nhận được đầu tiên phải kể đến là sức mua tăng. Lợi nhuận của cửa hàng tăng lên khi doanh số bán cao. Đó là lợi ích từ chương trình khuyến mãi tác động đến khách hàng mà cửa hàng nhận về. Với lợi ích riêng cho cửa hàng là số tiền đầu tư nhập hàng sẽ được giảm.
Tận dụng hiệu quả các đợt khuyến mãi từ nhà cung cấp, cửa hàng có thể tạo ra cho mình các chương trình con. Như khuyến mãi hoặc tặng kèm như nhà cung cấp tổ chức. Hay cũng có thể là quảng cáo chương trình giảm giá, khuyến mãi tới khách hàng. Bán được nhiều hàng hơn, giá nhập vào tốt hơn sẽ giúp cửa hàng có dòng tiền lưu chuyển mạnh.
Bạn có thể xem thêm: Xóa bỏ lãng phí cho cửa hàng