“Thương trường là chiến trường”. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng được nghe và chứng kiến “chiến trường” đó. Thương trường là nơi rất nhiều doanh nghiệp cùng nhau hoạt động. Các doanh nghiệp cùng hướng tới một tập khách hàng với nhau sẽ trở thành đối thủ của nhau. Để có thể hoạt động bền vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần nghiên cứu về đối thủ của mình. Vậy có những phương pháp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nào? Hãy cùng ISAAC GROUP tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Để nghiên cứu và phân tích cạnh tranh trên thị trường, chúng ta dựa vào mô hình 5 bước:

Nhận diện -> Mô tả -> Đánh giá -> Dự báo -> Chiến lược.

Phân tích đổi thủ cạnh tranh

Nhận biết đối thủ cạnh tranh

Khái niệm

Đối thủ là những doanh nghiệp có sự tương đồng về mục tiêu, khả năng phục vụ. Như có cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng có các mặt hàng cung ứng ra thị trường, cùng giá và cùng có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Bên cạnh đó, đối thủ còn là những lỗ hổng mà doanh nghiệp không thể lấp đầy. Nó sẽ là mục tiêu của đối thủ hướng tới để xuất hiện và có được thị phần cho mình.

Ta có thể định nghĩa cụ thể như sau:

Đối thủ cạnh tranh là một tổ chức bất kỳ cung ứng hay trong tương lai có thể cung ứng những sản phẩm và dịch vụ có mức độ lợi ích tương tự (lợi ích mang tính tương đối so với doanh nghiệp) cho khách hàng.

Các loại đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh trên thị trường đến từ rất nhiều khía cạnh trong hoạt động kinh doanh. Nếu không có đủ kiến thức, chúng ta khó lòng có thể nhận diện được đầy đủ các dạng đối thủ. Khi bạn có đủ sự thấu hiểu về cạnh tranh, bạn có thể nhận diện một cách tốt nhất. Dựa vào khái niệm, chúng ta có thể chia thành 2 loại chính. Sau đây là hai loại đối thủ phổ biến:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối với cạnh tranh trực tiếp chúng ta có thể nhận thấy rằng, doanh nghiệp có đối thủ hiện tại và đối thủ mới. Các đối thủ hiện tại là các doanh nghiệp đang cùng phục vụ người tiêu dùng trên thị trường. Doanh nghiệp đó để trở thành đối thủ thì nó chắc chắn đã có chỗ đứng trên thị trường. Và có được một thị phần nhất định và lượng khách hàng trung thành. Đối thủ trực tiếp tác động nhanh và sâu rộng tới hoạt động tổ chức của bạn.

Một số thương hiệu lớn có xuất hiện cạnh tranh nội bộ. Các sản phẩm khác nhau có cùng chức năng cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ như thương hiệu Unilever với rất nhiều thương hiệu con về dầu gội như: Sunsilk, Pantene, Clear,…

Về các doanh nghiệp mới trực tiếp nhập ngành. Đó là những đối thủ mà cung ứng những sản phẩm và dịch vụ tương tự, nhưng trước đây không phải là đối thủ. Vì họ gặp phải vấn đề về sức cản của hàng rào ngăn chặn gia nhập ngành.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Họ là những doanh nghiệp cung ứng những lợi ích tương tự như sản phẩm của công ty nhưng theo một cách thức khác biệt đáng kể. Họ thường hoạt động khác ngành. Nhưng với đặc điểm riêng của ngành họ tạo ra những hướng đi độc đáo. Khiến cho các doanh nghiệp khác không dự đoán được.

Bên cạnh đó, cạnh tranh gián tiếp còn đến từ sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể được người tiêu dùng lựa chọn. Thay vì họ mua sản phẩm của bạn, họ sẽ tìm kiếm và chọn mua các sản phẩm thay thế. Ví dụ như doanh nghiệp bạn chuyên bán bếp gas, các sản phẩm thay thế mà khách hàng có thể chọn là bếp điện, bếp hồng ngoại,…

-> Xem ngay Xu hướng thị trường online hiện nay

Xác định mục tiêu của đối thủ

Sau khi nhận diện được cụ thể các đối thủ của mình, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của họ. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều có những mục tiêu nhất định. Mục tiêu sẽ chỉ hướng cho doanh nghiệp cần hoạt động như nào, thực hiện những gì,… Mục tiêu cũng là một yếu tố thể hiện vị thế của doanh nghiệp.

Vì vậy, các tổ chức nên xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh một cách rõ ràng. Nắm bắt được mục tiêu của đối thủ, một phần mình biết được đối thủ như thế nào. Phần còn lại là hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp có những nhược điểm nào cần khắc phục, những ưu điểm cần được phát huy tối đa.

Mục tiêu của đối thủ ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không biết về mục tiêu của đối thủ, có những nước đi liều lĩnh hoặc tệ hơn sẽ trở thành bước đệm cho đối thủ tiến lên. Hoạt động mà không tìm hiểu về đối thủ, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng “một đường thẳng”. Doanh nghiệp chỉ hoạt động theo những gì mình đề ra một cách phiến diện. Khi đi một đường thẳng, đối thủ chủ động tác động, thường doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn. Mà khi gặp phải rất khó tìm được nguyên nhân vì doanh nghiệp không biết về đối thủ.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Các thành tựu và những thất bại mà đối thủ có trong quá trình hoạt động. Những đánh giá cần được nêu ra một cách công tâm nhất. Từ đó nhận biết và thấu hiểu đối thủ. Với những thành tựu của đối thủ. Chúng ta cần phân tích xem rằng họ đã làm những gì, hoạt động ra sao để có được thành công đó. Nắm bắt được những điểm mạnh và những sáng tạo của họ trong thành công là một trong những cách khơi nguồn tốt nhất. Giúp doanh nghiệp biết được những đặc sắc, nổi bật trong kinh doanh mà mình chưa từng biết.

Với những thất bại sẽ để lại những bài học. Bài học về thất bại là một trong những bài học thiết thực nhất để doanh nghiệp tránh những sai lầm tương tự. Và những lý do gây ra thất bại sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được hướng đi mới từ đó.

Dự báo hoạt động của đối thủ cạnh tranh

Với những gì đã phân tích, có được từ mục tiêu và hoạt động của đối thủ, chúng ta có thể đưa ra dự báo về hoạt động sắp tới của đối thủ cạnh tranh. Yếu tố thị trường hiện tại có những đặc điểm nào phù hợp với mục tiêu và những thuận lợi của đối thủ.

Để dự báo có mức chính xác cao, doanh nghiệp cần cố gắng tìm hiểu đối thủ đang ra sức đạt được điều gì. Ví dụ như:

  • Hiện tại, mục tiêu của đối thủ là gì?
  • Đối thủ dựa trên những cơ sở nào để thực hiện mục tiêu?
  • Sức chịu đựng của đối thủ trên thị trường này như thế nào?

Chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp

“Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng” đây là câu nói nổi tiếng của Bác. Nó đúng trong rất nhiều trường hợp và với thương trường cũng vậy. Khi doanh nghiệp của bạn có thông tin về đối thủ, bạn sẽ biết mình có những ưu nhược điểm nào so với đối thủ. Từ đó đưa ra các chiến lược, con đường phù hợp. Làm nổi bật được ưu điểm của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường.

Doanh nghiệp nên đưa ra được một số các chiến lược hành động khác nhau. Sau đó, đánh giá các chiến lược đó, chiến lược nào phù hợp với điều kiện doanh nghiệp, điểm mạnh hoặc điểm mới của doanh nghiệp. Đặc biệt là chiến lược có thể phục vụ tập khách hàng mà đối thủ đã thất bại.

Bạn có thể xem thêm: Ẩn comment trên facebook để tránh bị cướp đơn hàng