Bạn ngại kinh doanh tạp hóa hàng tiêu dùng, nhưng bạn vẫn muốn thử kinh doanh. Vậy, Kinh doanh văn phòng phẩm đang là xu hướng nổi bật ở thời điểm hiện tại. Vì không đòi hỏi nhiều vốn, nhu cầu thị trường cao và lợi nhuận nhanh chóng. Nếu muốn bắt đầu chứ? Nếu ý định kinh doanh này đang nảy lên trong tâm trí bạn. Và bạn có luống cuống khi không biết nên khởi đầu từ đâu. Vậy ISAAC với kinh nghiệm mở siêu thị văn phòng phẩm sẽ cho bạn những hướng đi đứng đắn và thuận lợi nhất.

Siêu thị văn phòng phẩm

1. Lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm

Khi lên ý tưởng cần đi kèm với mục cần làm và theo thời gian hoàn thành dự kiến cụ thể nhất. Điều kiện cần thiết là gì và mình còn thiếu sót gì để bổ sung kịp thời.

Một trong những điều kiện tiên quyết và bắt buộc phải có khi mở cửa hàng văn phòng phẩm là bạn phải có một số vốn nhất định mở một cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm bạn phải dự kiến quy mô cửa hàng mình sắp mở lớn hay nhỏ thì sẽ đưa ra con số đầu tư ban đầu chính xác nhất. Liệt kê hàng loạt các chi phí bắt buộc phải đầu tư ra một cách chi tiết sau đó phân tích. Giải quyết từng chi phí ứng với các hạng mục cần thiết cho cửa hàng văn phòng phẩm.

2. Tính toán nguồn vốn và lợi nhuận

Với quy mô siêu thị thì có những các chi phí như: tiền nhập hàng, tiền đặt cọc, tiền thuê mặt bằng; tiền sửa chữa, trang trí nội thất, cơ sở vật chất bên trong cửa hàng (đèn, bàn, tủ kệ trưng bày,…); tiền thuê nhân sự; tiền mua các thiết bị, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho việc bán hàng (phần mềm quản lý bán hàng, các thiết bị cửa hàng như máy tính tiền, máy in mã vạch, hóa đơn,…); vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh.

Mở siêu thị văn phòng phẩm với quy mô từ 100m2 trở lên thì số vốn ít nhất phải từ 200 triệu trở lên.Còn nếu bạn đang có ý định mở chuỗi cửa hàng văn phòng phẩm với các mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau thì vốn kinh doanh có thể lên đến 2 tỷ đồng.

Ví dụ với một cây bút lấy vào chỉ khoảng 2.000đ/cái. Bán ra 10.000đ/cái. Chắc hẳn một ngày phải bán được từ 50 cái. Các loại ghim giấy, bìa hồ sơ lấy vào chỉ 200đ nhưng bán ra tới 15 -20 nghìn. Nó không hiện ngay trước mắt như đôi giày thương hiệu phải có giá công khai một mức rồi. Vì vậy, mà bán các vật phẩm nhiều loại này rất dễ kiếm lời. Mỗi thứ chỉ lời từ 5.000 nghìn/cái nhưng mua nhiều thì rất có lời. Tích tiểu thành đại.

3. Tìm mặt bằng và nguồn hàng

Việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm là điều quan trọng và đầu tiên. Nếu có ý định kinh doanh những sản phẩm thiên về dụng cụ học tập, sách vở, quà tặng, … thì nên ưu tiên những địa điểm gần trường học, trường đại học,….

Còn khi bạn định kinh doanh những sản phẩm thiên về văn phòng thì vị trí không hẳn là yếu tố quan trọng nhất nữa. Tất nhiên, một vị trí đẹp gần những văn phòng hay công ty là một điểm cộng.

Để nguồn hàng tại cửa hàng văn phòng phẩm bạn cần tạo mối quan hệ bạn hàng tốt với nhà sản xuất để lấy được giá “hữu nghị” nhất. Hiện tại, có rất nhiều công ty sản xuất đa dạng chủng loại mẫu mã để cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận lợi cho bạn tìm được nhiều nguồn hàng khác nhau.

4. Tính toán các chi phí

Chi phí mở cửa hàng văn phòng phẩm

Các chi phí bạn cần tính đến khi mở cửa hàng văn phòng phẩm:

4.1. Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh là chi phí đầu tiên mà bạn cần tính đến. Tốt nhất là bạn nên thuê hoặc chọn mặt bằng ở nơi có nhiều khách hàng tiềm năng. Bởi khách hàng khi có nhu cầu mua các mặt hàng văn phòng phẩm thường không chạy xe cả cây số đến siêu thị. Và  thường ra các cửa hàng văn phòng phẩm ở gần nhất.

Chính vì vậy, một số vị trí mặt bằng tốt để kinh doanh chính là đối diện cổng các trường học, gần kí túc xá sinh viên, các tòa nhà văn phòng… Ngoài ra, có thể gần các trung tâm thương mại, chung cư hoặc siêu thị được coi là một lợi thế lớn.

Tùy vào diện tích và vị trí của cửa hàng mà chi phí cho khoản này dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/tháng. Dù vậy bạn cần tính khoản chi phí phải đặt cọc tiền thuê từ 3 đến 6 tháng. Hay thậm chí hợp đồng theo năm nên chi phí thuê mặt bằng kinh doanh văn phòng phẩm có thể lớn hơn. Ngoài ra, mặt bằng kinh doanh cần có nơi để xe rộng cho khách hàng có thể ghé thăm cửa hàng mua hàng tiện lợi.

4.2. Chi phí trang trí cửa hàng và mua các thiết bị hỗ trợ

Để thu hút người mua bạn cần trang trí sao cho bắt mắt. Bạn cần thiết kế tủ kệ phù hợp để trưng bày, đảm bảo sản phẩm dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua. Đặc biệt, diện tích và cách bày trí của cửa hàng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định khách hàng mục tiêu có đến cửa hàng hay không. Một mặt bằng với ưu thế về diện tích cùng cách bài trí màu sắc tươi sáng, gọn gàng, ngăn nắp sẽ khiến khách hàng bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và trông sẽ thật chuyên nghiệp khi siêu thị của bạn có những trang thiết bị phục vụ: thu ngân, tính tiền,…. Thuận tiện và nhanh chóng.

4.3. Chi phí nhập hàng

Đây là khoản đầu tư lớn nhất hầu như chiếm phần lớn số vốn ban đầu của bạn khoản ½ số vốn ban đầu của bạn.

Sau khi đã chọn được nhà cung cấp bạn nên bỏ thời gian đến công ty gặp trực tiếp bộ phận sẽ làm việc lâu dài với bạn. Để xem xem thực tế chất lượng sản phẩm mà bạn sắp nhập hàng của cửa hàng văn phòng phẩm. Lên cho mình danh sách các sản phẩm cần phải nhập theo cấp độ danh mục.

Đầu tiên là các sản phẩm văn phòng phẩm thiết yếu bắt buộc phải có đó là Giấy các loại, bút mực,…Phải ưu tiên nhập hàng chất lượng số lượng nhiều để phục vụ khách hàng. các sản phẩm văn phòng phẩm như Nhu yếu phẩm hay Thiết bị văn phòng thì các bạn cần xem xét sức tiêu thụ cũng như nhu cầu khách hàng có cần không thì hãy nhập hàng.

Để cân bằng không chi phí hàng hóa trong số vốn kinh doanh văn phòng phẩm của bạn. Sau khi nhập hàng hóa kinh doanh các bạn phải thống kê; Kiểm đếm sao cho hàng hóa trong kho luôn ổn định nhất. Lúc nào cũng có sẵn hàng để cung cấp cho khách hàng, nhưng không được tồn động nhiều sẽ chiếm nguồn vốn kinh doanh văn phòng phẩm của bạn.

3.4. Chi phí nhân sự và quản lý cửa hàng

Chỉ cần tuyển 1 đến 2 nhân viên chia ca làm việc; sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng. Cần có những con người chuyên nghiệp, ý thức và biết suy nghĩ lo lắng cho cửa hàng của bạn.

3.5. Chi phí quảng cáo và phát triển online

Về loại hình kinh doanh này thì bạn chỉ cần tạo website và Facebook rồi quảng cáo trang. Đa số người có nhu cầu sẽ thông qua công cụ tìm kiếm để tự động tìm đến đến cửa hàng của bạn. Nếu bán online thì bạn nên tập trung cho khách sỉ, công ty đặt hàng với số lượng lớn. Đối với cửa hàng offline thì bạn có thể sử dụng phương pháp marketing truyền thống. Kết hợp cùng với những chương trình khuyến mãi cho khách hàng.

Để thành công, siêu thị của bạn cần có sức hút riêng. Tự tạo uy tín với khách hàng bằng sản phẩm chất lượng. Đồng thời có thêm chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả như thẻ tích điểm, khách hàng vàng, bạc…..

ISAAC đã chia sẻ những kinh nghiệm để mở siêu thị văn phòng phẩm từ A – Z. Hi vọng rằng có thể giúp bạn có hướng đi phù hợp và xác định vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm. Đi cùng với đó là xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Chúc bạn thành công !