Chia sẻ những câu chuyện tâm sự của người của nghề kinh doanh bán hàng tạp hóa tại những khu vực và với những kế hoạch, nguồn lực khác nhau từ những người đã và đang kinh doanh mô hình này.

Nghề bán hàng tạp hóa là gì

Chúng ta không lạ lẫm gì với mô hình kinh doanh tạp hóa truyền thống; tại bất kỳ đâu cũng dễ dàng có hể quan sát; gặp phải những cửa hàng hết sức thân thuộc.

Kinh doanh buôn trong nghề bán hàng tạp hóa là công việc nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp; và bán lại cho người tiêu dùng; công việc nó cứ hàng ngày như vậy và theo thời gian; dần dần nó trở thành cái nghề kinh doanh tạp hóa.

Nghe-ban-hang-tap-hoa

Câu chuyện nghề bán hàng tạp hóa của người trong nghề

Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu

Khó khăn nhất là thời điểm ban đầu khi bắt tay vào công việc mở tiệm tạp hóa kinh doanh nhỏ tại nhà. Ôi. Mới đầu tưởng đơn giản, thế những khi bắt tay vào mở tiệm tạp hóa không biết phải lấy hàng ở đâu.

Cứ ngỡ rằng treo cái biển; rồi mua giá kệ siêu thị và lắp xong rồi là các nhà cung cấp hàng tạp hóa ào ào tới giới thiệu sản phẩm; chương trình hàng hóa của họ.

Nhưng ngồi đợi cả tuần chả có ma nào qua cả; ngồi ở cửa hàng ngó ngó nghiêng nghiêng chỉ cần thấy bóng dáng của ông sale; ông giao hàng nào của các hãng là sẵn sàng ra chặn đường và kéo vào nhà mà nào không thấy ai.

Lúc chỉ dừng lại ở ý tưởng sao mà lắm thấy lắm sale đi qua thế, và cứ ngỡ rằng sẽ dễ dàng có được thông tin; list danh sách các bạn sale, của nhà cung cấp, mà không phải như vậy.

Thế là bắt buộc phải lần mò lên mạng, seach từ khóa cách tìm nguồn cung cấp hàng tạp hóa. Ô, may quá đã có thông tin rồi, và áp dụng là có thể làm được ngay.

Nội dung bài viết đây: Hướng dẫn cách tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa

Các bạn đang có ý tưởng kinh doanh thì cần phải lưu ý tới việc mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu; nó không đơn giản như chúng ta lầm tưởng; đừng nghĩ là chỉ cần mở cửa hàng ra là chúng ta thành người bán hàng tạp hóa một cách dễ dàng. Hãy biết chủ động trong quá trình chuẩn bị để tranh thời gian setup cửa hàng; nhất là khâu tìm danh sách nhà cung cấp cực lắm đó.

Tâm sự nghề bán hàng tạp hóa: Lừa đảo trong kinh doanh tạp hóa

Phải nói thực sự là rất đau đớn cho những ai chưa có kinh nghiệm mà mở cửa hàng tạp hóa; hay siêu thị mini khi gặp phải những tên lừa đảo dưới danh nghĩa nhà cung cấp hàng hóa.

Bọn chúng nó rất lắm trò ma mãnh; dẫn dụ những người mới nhu chúng mình; vốn dĩ đi tìm nhà cung cấp hàng hóa đã khó rồi; thấy được một ông đến bảo em là nhân viên thị trường công ty này công ty nọ là sướng rên lên; mở cờ trong bụng. Nhưng gặp được quý nhân. Nào cơ, cơ duyên đó chẳng ai mong muốn gặp phải.

Chúng nói là công ty lớn, và tập trung cung cấp toàn bộ danh mục hàng hóa của Unilever; kèm với đó là những chương trình khuyến mại, trưng bày rất có lợi cho cửa hàng. Ôi. Thơm quá, mình mở mới chưa có kinh nghiệm mà đã gặp ngay công ty lớn mà lại có cả chương trình khuyến mại cơ đấy. Thế mà ai đó cứ bảo là khó khai thác tiền trưng bày của các nhãn hàng lắm. Ở đây còn chả phải đàm phán, hỏi han gì mà đã được tham gia ngay.

Thế là em múc ngay một đơn hàng 40 triệu; và đương nhiên là vẫn phải ưu tiên các nhóm hàng phổ biến như Omo; Sunlight Dove, P/S; và một số bột thông cống, bút xóa. Ô Unilever lớn thật phân phối cả bột thông cống và bút xóa cơ ah. Mà đơn vị này chu đáo thật, lên đơn hàng là giao hàng luôn. Chuyên nghiệp thế không biết.

Nhưng cuộc đời em đau khổ là thế, sau khi hoàn tất quá trình nhập hàng và thanh toán rồi; em mới ngớ người ra khi đống bột thông cống; bút xóa, và cả đống bàn chải đánh răng kia là hàng giả. Đơn hàng 40 triệu mà vỏn vẹn được có tí hàng thật còn đâu tầm 2/3 là hàng giả. Thế này có chết em không? Làm cái nghề bán hàng tạp hóa này thì đến bao giờ mới lấy lại được chỗ đó.

Và rồi cũng phải tự nhủ, mình ngu một lần rồi thôi, chứ bắt đầu thấy hoảng rồi đó; nhỡ các nhà cung cấp sắp tới thực hư như nào sao biết được. Kể làm thế nào mà có được toàn bộ danh sách nhà cung cấp uy tín; chất lượng đã được kiểm chứng rồi thì tốt biết mấy.

Tránh bị gặp phải lừa đảo lần thứ hai, và cũng lại lên mạng tìm các thông tin; tình huống lừa đảo trong kinh doanh tạp hóa; siêu thị. Ô. Hóa ra nhiều người bị như mình; bọn lừa đảo chuyên tìm các cửa hàng mới và nó tìm mọi cách lừa đảo; và của mình cũng chỉ là một trong nhiều tình huống thôi.

Ngoài ra còn nhiều cửa hàng dính băng vệ sinh, giấy vệ sinh; hóa mỹ phẩm cũng bị lừa nhan nhản và rất phổ biến. Như này thì những người kinh doanh nghề tạp hóa sao khổ vậy.

Lừa đảo trong nghề bán hàng tạp hóa
Đối tượng lừa đảo thường đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm

Tâm sự nghề bán hàng tạp hóa: Ngu tiếp lần thứ hai

Cuối cùng cũng tìm được một số nhà cung cấp hàng tạp hóa chính quy; thương hiệu và dần dần cũng nhập hàng được kha khá; các nhà cung cấp này luôn được bật trong chế độ “cảnh giác” thôi cứ an toàn cho chắc.

Rút kinh nghiệm, mỗi sale làm việc là hỏi kỹ càng thông tin. Thậm trí check gọi điện tới nhà phân phối xem có đúng không. Thấy cũng hay, nghe ra vẻ chuyên nghiệp ra phết mà lại thêm phần tự tin.

Nhưng đúng là kinh doanh cái nghề tạp hóa này rủi ro luôn rình rập. Đến khi nhận hàng thì đau thương lại ập đến. Trong số các nhà cung cấp; có rất nhiều nhà cung cấp giao hàng đúng với đơn đặt hàng, số lượng đúng.

Tuy nhiên duy có một số nhà cung cấp giao hàng rất bát nháo; đơn đặt hàng một đằng giao hàng một lẻo; mỗi một thân một mình mà co hôm nhận hàng tới cả trăm triệu thì sao kiểm đếm kịp, rồi nhận ào ào.

Đến lúc cuối ngày mới phát hiện ra là nhiều nhà cung cấp giao hàng rất bố láo; thậm trí giao cả hàng cận date; hết date cho mình mà không biết. Gọi điện đến thì NCC ừ ừ ào ào bảo chắc là giao nhầm, bảo rồi sẽ đổi trả. Nhưng cũng chỉ một số đổi trả cho mình thôi; một số lấy lý do sale nghỉ; đổi tuyến; vòng vo tam quốc rồi chưa bán được gì đã phải gặm nguyên cả đống hàng cận date; và một số hàng không có ý định nhập. Rõ khổ.

Kinh doanh tạp hóa có cần dùng phần mềm bán hàng

Ôi giời ơi; tiếp theo đó là câu chuyện phân vân mình kinh doanh tạp hóa có cần dùng phần mềm bán hàng; thấy các cửa hàng khác họ không dùng; hầu hết người chủ họ nhớ hết các giá bán của từng sản phẩm; và cộng tay khi có khách hàng mua hàng.

Thế không biết giai đoạn đầu họ làm thế nào nhỉ? chứ như mình mới mở; nhập cả ngàn sản phẩm đến nhìn sản phẩm còn chưa chắc đã nhận ra được ý chứ đừng nói gì tới nhớ tên, giá nhập giá bán.

Hóa ra các cửa hàng truyền thống đa phần cứ nhập ít hàng một về bán, rồi nhập bổ sung và lại bán; sau quá trình thời gian mới hình thành ra cái cửa hàng như hiện tại.

Nhưng giờ đã mở cửa hàng ra là phải đầy đủ, đa dạng hàng hóa thì mới có cơ hội thu hút khách hàng đến; chứ ai kinh doanh kiểu lắt nhắt, nhập dần; nhập dần hàng hóa cho đủ. Khách hàng vào thấy cửa hàng lèo tèo ít hàng hóa sao họ quay lại.

Thôi đành phải đầu tư cái phần mềm bán hàng siêu thị để giải quyết bài toán đau đầu giá nhập giá bán vậy.

Nhập dữ liệu vào phần mềm bán hàng siêu thị
Nhập dữ liệu vào phần mềm bán hàng siêu thị

Tâm sự nghề bán hàng tạp hóa: Địa ngục nhập liệu hàng hóa vào phần mềm

Nào ngờ đầu tư hẳn bộ thiết bị bán hàng, phần mềm bán hàng siêu thị là yên tâm; chễm chệ không phải lo toan phần dữ liệu. Nhưng. không nhập danh mục hàng tạp hóa vào thì phần mềm bán hàng có ích gì đâu.

Tiếp tục công cuộc cập nhật thông tin sản phẩm vào phần mềm; mới đầu tưởng đơn giản thế mà để nhập một sản phẩm mà điền vào rõ nhiều thông tin.

  • Mã vạch sản phẩm
  • Tên sản phẩm
  • Nhóm sản phẩm
  • Thông tin nhà cung cấp
  • Đơn vị
  • Giá nhập
  • Giá bán

Mỗi sản phẩm phải điền đầy đủ từng đó thông tin thì nó mới cho lưu vào; mà nào có phải chí cần gõ như thế là xong đâu. Các ông nhà cung cấp cũng lắm trò lắm cơ? sao không chia thẳng giá nhập cho người ta đơn giản để có được giá nhập của sản phâm đó. Đằng này lại chương trình này, chương trình kia.

Khổ nhất là chia chương trình của các nhãn hàng thương hiệu lớn như Dầu ăn Cái Lân, Unilever, Vinamilk… chương trình thì loằng ngoa loằng ngoằng, mua thằng này tặng thằng kia, đau hết cả đầu.

Lúc hàng về nhiều không nhập dữ liệu vào phần mềm kịp là lúc dễ bị quá tải; bị loạn lên và bị nhập sai rất nhiều, có khi thằng bánh kẹo lại cho vào đồ uống; ông đồ uống lại cho vào nhóm băng vệ sinh, hoặc túm tụm các loại cho vào một nhóm, sau không biết đằng nào mà tìm thông tin, phân tích.

Tâm sự nghề bán hàng tạp hóa: Khai trương bị khách chửi

Sau này mình mới biết được rằng hầu hết các cửa hàng có tổ chức khai trương đa phần đều bị khách hàng phản hồi tiêu cực trong ngày khai trương.

Có thể mình cũng chỉ mắc một số lỗi phổ biến như những người khác, và sau này ngâm cứu lại tìm hiểu bổ sung thì quả đúng như vậy.

Người làm nghề bán hàng tạp hóa vốn dĩ không ai được học hành, hoặc được người đi trước tư vấn tận tình. Nên các lỗi trong ngày khai trương xảy ra cũng là điều dễ hiểu.

Tổng hợp các lỗi thường gặp ngày khai trương

* Giá bán cao: Lỗi này thường là dễ bị nhất, bởi nhiều nguyên nhân, người mới thì sao biết được hết được giá các sản phẩm, và giá mà các cửa hàng đối thủ đang bán ra, nên thường hay đưa ra giá bán cái cao, cái thấp, mà thấp thì không sao.

Chứ cao là khách kêu ngay. Một phần lỗi nữa là có thể lúc nhập hàng, bản thân sản phẩm này có chương trình khuyến mại nhưng mà ta lại quên hoặc không biết chia và bán giá cao lên thế là thành ra bị giá cao.

* Đông khách quá không phục vụ kịp: Nghe mấy bố siêu thị lớn tư vấn khai trương là phải làm hoành tráng; thế là đầu tư khoản tiền kha khá thuê múa lân múa phượng; tổ chức sự kiện ca múa nhạc cũng tương đối hoành tráng, nói thật.

Cũng mát mày mát mặt với bạn bè, gia đình. Nhưng cuối cùng nỗi đau chỉ mình ta hiểu được; chi phí marketing khai trương quá lớn, thực ra nó chì phù hợp với mô hình siêu thị lớn, họ tổ chức lớn sẽ có doanh thu lớn bù lại chi phí khai trương.

Mình cửa hàng nhỏ chi phí lớn mà doanh số cũng không được bao nhiêu, mà đau đơn hơn nữa chính là đông khách qua không phục vụ kịp; khách hàng kêu đợi lâu, dịch vụ kém. Nên tổ chức khai trương phải đồng bộ nhiều yếu tố từ ngân quỹ, quy mô, và nhân lực phục vụ là vậy.

* Chương trình khuyến mại loạn hết cả lên: Cũng chính bởi chưa có kinh nghiệm mà khuyến mại hàng hóa cũng dễ bị loạn, chương trình giá khuyến mại ngày khuyến mại của mình gì mà còn cao hơn cả giá bán cửa cửa hàng khác, khách cũng kêu ầm lên. Nên với các sản phẩm khuyến mại cần phải kiểm tra thật kỹ, tránh lỗi kiểu muối mặt với khách.

* Giá bán lẻ và thùng giống nhau: Chính sai lầm khi nhập liệu vào phần mềm bán hàng, bỏ qua khâu xây dựng chính sách giá khi khách mua thùng, nên trong ngày khai trương khách mua thùng lại nhân theo số lượng mua lẻ, thế là khách kêu trời lên: Ôi sao mua thùng mà đắt hơn mua lẻ ah? bao nhiêu người xung quanh

Ngoài ra quy mô lớn thì còn nhiều vấn đề nữa, cũng không phải ngoại lệ.

Tâm sự nghề bán hàng tạp hóa: Lãi ít và vất vả

Biết là cái nghề bán hàng tạp hóa này là cái nghề bỏ tiền cục, thu tiền lẻ. Nhưng không nghĩ lợi nhuận nó lại thấp như vậy. Có khi từng sản phẩm chỉ lãi 500, 1000đ. Nhưng thôi có niềm an ủi, kinh doanh cửa hàng cả ngàn sản phẩm nên cái nọ bù cái kia.

Nhưng với những người mà nghĩ nghề này nhanh giàu, nhàn hạ thì không có đâu. Trừ khi đầu tư mô hình siêu thị quy mô lớn, còn đối với mô hình cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ thì xác định lấy công làm lãi; năng nhặt chặt bị, kiến tha lâu đầy tổ.

Lúc đầu cũng nghĩ là mở cửa hàng tạp hóa để dành nhiều thời gian hơn cho con cái, gia đình. Nhưng thực tế thì làm nghề kinh doanh tạp hóa này như trông con mọn. Vốn dĩ lấy công làm lãi, muốn làm tất ăn cả thì đành phải tự làm từ đầu tới cuối, đỡ chi phí thuê nhân sự.