Mô hình logistics hiện là mô hình không mới. Nhưng dạo gần đây đã được chú ý đến nhiều hơn. Vì dù có vấn đề gì xảy ra với thị trường thì logistics vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Bởi khi có logistics thì mọi việc đều diễn ra theo đúng quy luật và thứ tự. Logistics mang lại nhiều lợi ích như thế. Vậy trong mô hình logistics này có những ứng dụng và chiến lược gì, hãy cùng Isaac tìm hiểu nhé!

Hiện trạng mô hình logistics tại Việt Nam

Logistics đã được du nhập vào nước ta cách đây 20 năm trước. Logistics được du nhập thông qua các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và mở cửa hội nhập. Tuy còn chưa được quan tâm và phát triển nhiều, nhưng đã có trên 1.000 doanh nghiệp kinh doanh mô hình logistics trên khắp đất nước.

Hiện nay các đơn vị kinh doanh mô hình logistics đang yếu về tài chính. Hoạt động đơn lẻ, phân tán, không kết nối với nhau. Và chỉ chọn để thực hiện một số dịch vụ trong công đoạn nào mà các hãng tàu ngoại yêu cầu. Ví dụ như xếp dỡ, vận tải đường ngắn, lưu kho bãi, giao nhận, kiểm đếm, đóng bao bì. Logistics còn được giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp và đại học quốc gia. Tuy nhiên nhưng trong thực tiễn vẫn gặp một số bất cập

Ứng dụng của mô hình logistics

Mô hình logistics là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân. Nó đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Logistics là ngành khoa học – công nghệ cao với hai thuộc tính rõ rệt là kỹ thuật – công nghệ và kinh tế – thương mại. Vì vậy chưa có mô hình nào được lấy làm chuẩn trong xu thế toàn cầu hóa.

mo-hinh-logistics

Chiến lược phát triển của mô hình logistics

Những năm qua, mặc dù gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng mô hình logistics vẫn được phát triển ở nhiều nước. Bởi tính tất yếu thời đại và tiện ích mà nó mang lại cho xã hội.

Tiêu chí lựa chọn mô hình logistics

Điều này phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế, trình độ khoa học – công nghệ và địa hình quốc gia. Mà mỗi nước sẽ có xác định chiến lược phát triển và lựa chọn mô hình phù hợp với mình. Để có thể đạt hiệu quả cao trong vấn đề kinh tế. Đồng thời mang đến thuận tiện cho cuộc sống của xã hội loài người.

Hiện nay có rất nhiều quốc gia phát triển mô hình logistics đường bộ rất mạn. Tuy nhiên nhiều nước lại chọn sử dụng thế mạnh của đường sắt. Một số nước khác kết hợp cả đường sắt lẫn đường bộ như Nhật Bản. Đường hàng không cũng được ứng dụng ở những quốc gia có nền công nghệ cao. Riêng đường thủy nội địa thông thường giành cho những quốc gia có mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợ

Tuy nhiên ở nước ta container và logistics chưa được đề cập nhiều trong giao thông vận tải sông nói chung. Có thể người xây dựng quy hoạch phát triển giao thông quên bản chất công nghệ của hoạt động logistics là sự kết nối thông minh và hiệu quả của đa phương thức vận tải.

ung-dung-chien-luoc-mo-hinh-logistics

Mô hình logistics dịch vụ cảng biển

Trong những năm gần đây, với những nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn của thị trường. Thì hệ thống cảng biển đã và đang được đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng lớn cùng trang bị xếp dỡ tiên tiến, hiện đại. Bởi mô hình logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền. Hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Sự phát triển mô hình dịch vụ logistics có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được thời gian và chất lượng của các loại hình dịch vụ khác.

Logistics không chỉ ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò quan trọng, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của DN, giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Nó có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… và giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của DN. Nói cách khác, logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Cần phát triển và quản lý được chuỗi cung ứng

Dịch vụ logistics có liên quan nhiều đến sự quản lý từ các bộ, ngành khác nhau. Hiện nay chưa có cơ quan nào là đầu mối quản lý phát triển, quy hoạch mô hình logistics này. Những năm qua nhà nước Việt Nam đã dành một phần lớn ngân sách cùng nguồn vốn ODA cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Góp phần không nhỏ cho hoạt động vận tải, làm tiền đề phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa.

Để thành công, nước ta cần thiết phải phát triển và quản lý được chuỗi cung ứng. Vì trên thực tế, các doanh nghiệp mới chỉ tập trung quản lý chuỗi cung ứng trong nội bộ của đơn vị mình mà chưa liên kết lại. Bởi vậy nên cần phải tập hợp mọi người lại với nhau. Để hình thành nên một trung tâm logistics lớn và đủ tầm cỡ.

Một chiến lược mang tầm tổng thể

Việc cải thiện môi trường và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đang là thách thức không nhỏ. Việc tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu đòi hỏi một hệ thống phân tích. Về hậu cần thương mại, về quá trình thuận lợi hóa thương mại và vận tải. Cũng như về những trở ngại thông qua việc sử dụng một số phương pháp.

Minh bạch hóa các quy định về quản lý là áp dụng các thủ tục và quyết định có thể dự đoán. Thực hiện được điều này tức giảm thiểu rủi ro thông qua minh bạch hóa thông tin và hợp tác công tư. Hiện nay với sự phát triển của Internet, thông tin được cập nhật qua internet. Cần tăng cường hiệu quả trong việc quản lý tốt tài sản. Nên đơn giản hóa và loại bỏ bớt các thủ tục rườm rà. Đơn giản hóa các bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Và thanh toán qua hải quan điện tử làm giảm thiểu rủi ro và tăng độ tin cậy.

chien-luoc-mo-hinh-logistics

Trên đây là những chia sẻ của Isaac trên đây đã giúp bạn phần nào khái quát về mô hình logistics và ứng dụng cũng như chiến lược của mô hình này. Sẽ đem lại nhiều thông tin cho bạn. Mong rằng bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình logistics. Chúc bạn có thể lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh đúng đắn.