Thất bại là mẹ thành công tuy nhiên thất bại trong kinh doanh vẫn luôn là nỗi sợ hãi của tất cả các doanh nghiệp. Vậy cần làm gì khi đối mặt với thất bại? Khi thất bại không may xảy đến; một là các doanh nghiệp sẽ từ bỏ; hai là các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đứng lên. Vậy bạn chọn hướng đi nào?
Vậy những lý do kinh điển dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp là gì? ISAAC GROUP sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó qua bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Tại sao doanh nghiệp bị thất bại trong kinh doanh?
Dù bạn có quyết định tiếp tục hay từ bỏ hoạt động kinh doanh của mình thì vẫn hãy trả lời câu hỏi: ” Tại sao bạn bị thất bại trong kinh doanh?” Sau khi trả lời câu hỏi này bạn không những nhìn lại được quá trình hoạt động của mình mà còn rút kinh nghiệm khi chuyển sang kinh doanh những lĩnh vực khác.
Có rất nhiều lý do dẫn đến những thất bại nặng nề đó. Đó có thể là các yếu tố về đối thủ cạnh tranh; về mặt hàng; sản phẩm; về hướng phát triển doanh nghiệp hay cách tiếp cận thị trường.
7 lý do dẫn đến thất bại trong kinh doanh
Thất bại là điều không thể tránh trong kinh doanh; quan trọng đó là thất bại nhỏ hay nặng nề? Thái độ bạn đối mặt với những thất bại đó như thế nào? Dưới đây là tổng hợp 9 lý do tại sao các doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh.
Xác định sai đối tượng mục tiêu
Đối tượng mục tiêu là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của bạn. Ta không thể bắt khách hàng mua một sản phẩm nếu họ không có nhu cầu; giống như việc bạn không thể thuyết phục một nhà sư sử dụng lược mỗi ngày.
Đối tượng mục tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến tích chất sản phẩm của doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp còn phải điều chỉnh sản phẩm để phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy khi xác định sai đối tượng mục tiêu chẳng khác nào bạn bắn tên những trượt khỏi khung bắn. Kết quả thu lại là bạn không được điểm nào.
Thất bại trong cách truyền tải giá trị
Rất nhiều chủ kinh doanh sai lầm khi cho rằng giá trị mà khách hàng nhận được luôn là giá cả; chất lượng sản phẩm vì vậy khi quảng cáo hay truyền tải thông điệp đến khách hàng họ luôn Show ra tất cả lợi ích về sản phẩm đầu tiên.
Khách hàng ngày nay đòi hỏi nhu cầu rất cao; họ luôn muốn biết được giá trị mà họ nhận được trước tiên thay vì đọc những thông tin ưu đãi về sản phẩm. Hãy truyền tải nội dung một cách từ từ và chậm rãi. Hãy giải quyết vấn đề cho khách hàng trước rồi mới đưa cho họ giải pháp bằng sản phẩm của bạn. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và phục vụ tốt hơn.
Thất bại trong việc tạo phễu bán hàng trong kinh doanh
Bạn không thể thuyết phục hay bắt một khách hàng mua sản phẩm của bạn nếu như họ chưa biết bất kỳ thông tin nào về sản phẩm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
Muốn thành công trong việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng hãy đi theo trình tự tâm lý của họ. Theo đúng nghiên cứu Marketing tâm lý khách hàng sẽ gồm 9 mức độ:
- Chưa biết
- Biết
- Hiểu
- Yêu thích
- Khát khao
- Mua lần đầu
- Mua lặp lại
- Trung thành
- Gắn bó
Đừng vội ép khách hàng mua sản phẩm trước khi cung cấp đủ thông tin về chúng.
Thiếu tính xác thực và minh bạch
Những doanh nghiệp lừa dối trong kinh doanh sẽ thất bại và không bao giờ thành công. Đó là điều sớm muộn sẽ xảy ra bởi khách hàng họ không chấp nhận việc họ bị lừa dối. Những thông tin thiếu tính xác thực hay minh bạch sẽ không tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng. Việc bị khách hàng lãng quên sẽ là một thất bại trong kinh doanh.
Hãy trung thực và tập trung cung cấp các giá trị cốt lõi. Hãy đảm bảo các cam kết của bạn là thực tế. Việc lừa dối khách hàng sẽ không bao giờ đem lại hoạt động lâu dài cho doanh nghiệp.
Không có tính cạnh tranh trên thị trường
Nếu so với các ông lớn các sản phẩm của bạn không có tính nổi trội hay đặc biệt hơn thì bạn cần có hướng cạnh tranh khác. Đối với các doanh nghiệp nhỏ có thể mở ra cho mình một thị trường ngách và tập trung tốt vào thị trường đó.
Không kiểm soát được chi phí
Có một sự thật rằng tiêu tiền bao giờ cũng dễ hơn kiếm tiền. Chính vì vậy việc không kiểm soát được chi phí là điều mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Nếu lợi nhuận thu vào còn ít hơn cả chi phí chi ra thì đó gọi là thất bại trong kinh doanh.
Bất kể ngân sách chi tiêu nào đều phải lên kế hoạch thật cụ thể và rõ ràng. Đặc biệt hãy tránh mọi rủi ro bởi các chi phí đền bù thường rất nặng với bất kể doanh nghiệp nào.
Thiếu chiến lược và không có khả năng lãnh đạo
Mọi bước đi đều cần lên kế hoạch và chiến lược thật chi tiết trước khi đi vào thực thi. Trong chiến lược luôn cần phân tích đa chiều đa cạnh và đưa ra tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Việc chủ động trong chính kế hoạch của mình sẽ giúp bạn sẵn sàng đối phó với mọi rủi ro và tình huống bất ngờ xảy ra.
Trên đây là tổng hợp 7 lý do kinh điển dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh. ISAAC GROUP tin rằng sau khi đọc bài viết chính bạn sẽ nhìn ra một vài sai lầm đã từng vấp phải trước đó. Hãy thường xuyên truy cập website isaac.vn để cập nhật nhiều bài viết kinh doanh mới nhất nhé!