Thị trường đồ ăn online – đặt trực tuyến, giao tận nơi chưa bao giờ giảm nhiệt. Nhịp sống hiện đại bận rộn khiến thói quen ăn uốngcũng dần thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Thay vì tự nấu nướng hay ra quán, họ chọn giải pháp giao hàng tận nhà, công ty. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng đang tạo ra một cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến vô cùng khốc liệt giữa  các thương hiệu. Thị trường này tiềm năng này đang dần nóng lên từng ngày với quy mô khai thác ngày một rộng lớn.

Khai thác thị trường đồ ăn online

Thị trường đồ ăn online và insight khách hàng

Những bữa ăn ngon, tiện lợi, nhanh chóng đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người. Theo khảo sát của Havas Riverorchid vào năm 2017, có đến hơn 80% người tham gia trả lời phỏng vấn cho biết họ đã từng sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn nhanh.

Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, giới trẻ đang dần không tiếc tiền để mua đồ ăn như: trà sữa và các món ăn vặt. Giới văn phòng bận rộn cũng sẵn sàng trả tiền để gọi đồ ăn về văn phòng thay vì chuẩn bị đồ ăn từ nhà hoặc ra ngoài ăn vào buổi trưa.

Hình ảnh đội ngũ tài xế Grab, Now, Ahamove đứng xếp hàng tại các nhà hàng để chờ nhận đồ ăn cho khách không còn là hình ảnh xa lạ. Xu hướng mua hàng O2O (từ online đến offline) dần tăng trưởng mạnh ở các thành phố lớn và tương lai ở cả ngoại ô.

Theo báo cáo mới nhất của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến Việt Nam sẽ đạt hơn 38 triệu USD trong năm 2020. Vậy có thể thấy thị trường đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang là miếng bánh “béo bở”, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khai thác thị trường đồ ăn online cực dễ dàng

Các chuyên gia dự đoán doanh thu của thị trường đồ ăn online toàn cầu có thể lên tới 200 tỉ USD vào năm 2025.

Trên phạm vi toàn cầu, thị trường đồ ăn trực tuyến đang có sự tham gia của các ông lớn như DoorDash; Uber Eats. Cùng với đó là các công ty nhỏ và vừa. Như GrubHub; Just Eat; Seamless. Hầu hết doanh nghiệp giao đồ ăn online đều khởi nghiệp ở thị trường trong nước.

Thị trường đồ ăn online tại Việt Nam hiện nay đã vô cùng nóng và sôi động. Các tên tuổi “sừng sỏ”, đang được đông đảo người dùng biết đến là Now (tên cũ là Delivery Now); Grab Food hay Go Việt.

Thị trường đồ ăn online mới

Khai thác thị trường đồ ăn online – Bài toán nan giải chưa tìm ra giải pháp tối ưu

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang cố tìm ra lời giải cho một bài toán nan giải. Từ năm 2013 – 2014, chỉ Foody tập trung vào khâu giao nhận của thị trường đồ ăn online. Vì sản phẩm liên quan tới đồ ăn, thức uống nên bắt buộc chặt chẽ trong khâu giao – nhận tới tay khách hàng. Không như những mặt hàng khác như thời trang, đồ gia dụng,…

Các doanh nghiệp cũng như công ty dịch vụ giao nhận đều gặp khó khăn trong việc đáp ứng bài toán này. Cả về mặt chi phí cũng như giải pháp. Dựa trên báo cáo thu được, ngành này đem về lợi nhuận ở điều kiện lý tưởng sẽ đạt 10 – 12%. Đây là món “hời” đáng để đầu tư. Nhưng quả thực cũng không phải “dễ xơi”.

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác khi phát triển thị trường đồ ăn online

Thị trường Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với thị trường giao đồ ăn online tại Việt Nam. Tổng giám đốc công ty Scommerce, ông Lương Duy Hoài chia sẻ :

“Ở Trung Quốc, doanh thu của thị trường ăn uống online chiếm khoảng 6 – 8% tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử. Nhưng tốc độ phát triển lại rất nhanh so với các ngành hàng online khác. Tôi nghĩ thị trường ăn uống tại Việt Nam cũng sẽ dao động như vậy”. Ông hiện cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển dự án Lala trong ngành này.

Ở thị trường Việt Nam, ngoài Foody; còn có Grab; Now cũng đang triển khai dịch vụ giao nhận đồ ăn online. Mục tiêu hướng đến thâu tóm thị phần “miếng bánh ngon” tại TP.HCM và Hà Nội.

Ngoài ra, dựa trên báo cáo của Euro Monitor – website nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới – thị trường ăn uống online ở Việt Nam năm 2018 chiếm khoảng 33 triệu USD. Ước tính đạt 38 triệu USD vào năm 2020 cùng với độ tăng trưởng tầm trung 11% một năm.

Thị trường đồ ăn online – miếng bánh lớn nhưng cuộc chiến chưa dừng ở đó

Người tiêu dùng sẽ có xu hướng chọn sử dụng dich vụ của 1 trong 2 thương hiệu đứng đầu trong ngành hàng đó. Cũng vì tính trung thành của ngành dịch vụ này cao hơn so với các ngành khác. Thế nên mảng giao – nhận thị trường ăn uống online chưa đủ sức hấp đẫn để các doanh nghiệp nhảy vào đầu tư.

Thị trường ăn uống online hiện tại chỉ có Foody.vn, Now.vn và Grabfood tham gia. Sau khi Foodpanda từ bỏ lấn sân. Hiện một số đánh giá, xếp hạng cho rằng Now đang dẫn đầu thị trường giao – nhận hàng ăn, uống.

Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, tương lai thị trường này sẽ nhiều người tham gia hơn. Cuộc chiến giảm giá sẽ diễn ra gay gắt để chiếm lĩnh thị phần. Và ai là ông trùm sẽ ngày càng rõ nét hơn.

Trên đây là những chia sẻ về những cơ hội cũng như thách thức khi khai thác thị trường đồ ăn online. Cùng Isaac đón đọc thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích khác nữa nhé!

Xem thêm: Đầu Tư Vào Thị Trường F&B Đầy Tiềm Năng