Kinh doanh hàng tiêu dùng đang là lĩnh vực đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên kinh doanh ở lĩnh vực này không phải là điều dễ dàng đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu. Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chi tiêu cho các sản phẩm giá cao để nâng cao chất lượng cuộc sống: Nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chi tiêu cho hàng tiêu dùng không thiết yếu. Cùng Isaac tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này và những kinh nghiệm kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!

Hàng tiêu dùng không thiết yếu là gì?

Trong tiếng Anh hàng tiêu dùng không thiết yếu có nghĩa là Consumer Discretionary. Đây là thuật ngữ chỉ những hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng coi là không thiết yếu; nhưng sẽ mong muốn có được nếu họ có đủ thu nhập khả dụng. Có thể kể đến một số mặt hàng như quần áo, giày dép, ô tô, giải trí; đây đều là các hàng hóa lâu bền. Việc mua sắm hàng tiêu dùng không thiết yếu chịu ảnh hưởng bởi tình trạng của nền kinh tế; do nó có tác động đến niềm tin của người tiêu dùng.

Consumer-Discretionary

 

Hàng tiêu dùng không thiết yếu và hàng tiêu dùng thiết yếu có sự khác biệt rõ ràng. Đối với các mặt hàng thiết yếu, người tiêu dùng coi là cần thiết bất kể tình trạng tài chính của họ hoặc tình hình nền kinh tế như thế nào. Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu bao gồm các sản phẩm thông thường như đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ; ngoài ra nó cũng bao gồm các mặt hàng như thuốc lá và rượu. Các mặt hàng thiết yếu không theo chu kỳ; nghĩa là chúng luôn có nhu cầu quanh năm; cho dù nền kinh tế đang hoạt động tốt hay không tốt. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng thiết yếu của mọi người khá ổn định, bất kể giá cả của chúng.

Kinh nghiệm kinh doanh hàng tiêu dùng không thiết yếu

Khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào bạn cũng cần học hỏi các kinh nghiệm kinh doanh. Dưới đây là 3 kinh nghiệm quan trọng đối với những người đang có nhu cầu kinh doanh mặt hàng này.

Nghiên cứu thị trường xác định đối tượng khách hàng tiềm năng

Thị trường tiêu dùng rất dễ thay đổi; có các mặt hàng tiêu dùng bán chạy ở thời điểm nào đó; nếu bạn nắm bắt được điều này thì càng tốt. Còn không, bạn có thể nhắm vào những món hàng được nhiều người sử dụng và sử dụng thường xuyên. Hiện nay có rất nhiều mặt hàng cần kinh doanh; bạn cần xác định các câu hỏi sau đây để quá trình kinh doanh trở nên dễ dàng hơn: đối tượng mà mình hướng tới là ai, khu vực mà mình định bán phần đa là thuộc tầng lớp nào, độ tuổi nào? Khi trả lời được câu hỏi đó, chắc chắn bạn sẽ có được sự chọn lọc các mặt hàng cần nhập về bán trong cửa hàng tiêu dùng của mình.

Xác định số vốn và chuẩn bị vốn

Sau khi nắm bắt được các mặt hàng mình cần bán khi mở cửa hàng tiêu dùng; bạn cần xác định cho mình số vốn bỏ ra. Số vốn này có thể không quá chính xác và cụ thể nhưng bạn cần xác định chúng nằm trong khoảng nào. Khi mới bắt đầu mở cửa hàng, bạn không nên đầu tư quá lớn. Đợi cho đến khi bạn có được nguồn khách nhất định sẽ bắt đầu mở rộng mặt hàng; và tăng số vốn lên. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được ngân sách của mình; tránh tình trạng lỗ nặng trong những tháng đầu.

hang-tieu-dung-khong-thiet-yeu

Trang thiết bị khi mở cửa hàng đồ tiêu dùng

Sau khi đã chuẩn bị xong mặt bằng, điều tiếp theo bạn cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình. Bạn cần có chuẩn bị các kệ đỡ, giá treo để phân loại giúp tiết kiệm diện tích cho cửa hàng của mình. Cửa hàng tuy không quá rộng nhưng mặt hàng nhiều; bạn nên có hệ thống an ninh chuyên nghiệp như camera giám sát;…để tránh hiện tượng mất cắp hay thất thoát từ nhân viên.

Tìm kiếm nguồn nhập hàng

Tùy vào thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của dân cư trong khu vực để quyết định mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu phù hợp. Trước khi mở cửa hàng nên tham khảo giá ngoài thị trường, chỗ nào rẻ, chất lượng sản phẩm tốt thì nhập. Khi nhập hàng, bạn nên lưu ý tới số lượng sao cho đủ để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp.

Những lưu ý khi kinh doanh hàng tiêu dùng không thiết yếu

Khi kinh doanh hàng tiêu dùng, đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Với những lưu ý này sẽ giúp bạn tránh gặp phải khó khăn trong quá trình kinh doanh.

kinh-doanh-hang-tieu-dung-khong-thiet-yeu

Mở rộng chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho khách hàng

Ngoài những ngày bạn bán hàng đều đặn với lượng thu nhập ổn thì bạn có thể tranh thủ sale vào các dịp lễ cùng với các chương trình khuyến mãi khác để lôi kéo khách hàng của mình.

Xây dựng nền tảng bán hàng

Sau khi bạn nghiên cứu thị trường cũng như xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh; và chuẩn bị nguồn vốn thì việc xây dựng một nền tảng bán hàng cũng cực kì quan trong. Điều này sẽ giúp bạn nhiều lợi ích trong việc kinh doanh. Ví dụ bạn có thể bán hàng qua các sàn thương mại điển tử; các trang mạng xã hội, để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng. Và từ đó cửa hàng của bạn sẽ nhiều người biết đến đi cùng đó là lợi nhuận của bạn cũng được tăng cao.

Trên đây, Isaac đã tổng kết lại những kinh nghiệm để kinh doanh hàng tiêu dùng không thiết yếu một cách thuận lợi. Mong rằng bạn rút ra những kinh nghiệm đó để áp dụng vào khi bạn kinh doanh.