Cửa hàng tiện ích là mô hình kinh doanh đặc thù; nhà đầu tư không hiểu rõ về mô hình kinh doanh này cơ hội thành công là rất thấp; vậy làm thế nào để có thể xây dựng được mô hình kinh doanh tiện ích thành công.
Mục Lục Bài Viết
Mô hình cửa hàng tiện ích là gì?
Cửa hàng tiện lợi ( Theo wikipedia ) hay cửa hàng tiện ích (Convenience store) là một loại hình doanh nghiệp bán lẻ quy mô nhỏ với sản phẩm là một loạt các mặt hàng hàng ngày như cửa hàng tạp hóa; đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, nước giải khát, sản phẩm thuốc lá, thuốc không bán theo toa; đồ vệ sinh cá nhân, báo và tạp chí. Ở một số khu vực pháp lý, các cửa hàng tiện lợi được cấp phép bán rượu, thường là bia và rượu vang. Các cửa hàng này cũng có thể cung cấp dịch vụ chuyển tiền và chuyển khoản ngân hàng; cùng với việc sử dụng máy fax và/hoặc máy photocopy với chi phí cho mỗi bản sao nhỏ (phiếu tính tiền hoặc bill).
Chúng khác với các cửa hàng tổng hợp và siêu thị ở chỗ chúng không ở một nơi nông thôn và được sử dụng như một sự bổ sung tiện lợi cho các cửa hàng lớn hơn. Cửa hàng tiện lợi thường tính giá cao hơn đáng kể so với các cửa hàng tạp hóa thông thường hoặc siêu thị; vì các cửa hàng này đặt hàng số lượng hàng tồn kho nhỏ hơn với mức giá trên mỗi đơn vị cao hơn từ người bán buôn. Tuy nhiên, các cửa hàng tiện lợi bù đắp cho sự mất mát này do có giờ mở cửa lâu hơn, phục vụ nhiều địa điểm hơn và có các cách thức thu ngân ngắn hơn.
Đặc điểm mô hình cửa hàng tiện ích
1. Đối tượng khách hàng
Khác với các mô hình siêu thị mini; mô hình kinh doanh này tập trung đối tượng khách hàng là nhóm đối tượng thanh thiếu niên, người trẻ tuổi.
Xu hướng thế hệ X là lực lượng tiêu dùng chính trong tương lai; và không chỉ các mô hình cửa hàng tiện lợi; tiện ích đang tập trung nhắm tới nhóm đối tượng này mà thị trường kinh doanh F&B (Food and Beverage Service) tại Việt Nam cũng đang phát triển các mô hình kinh doanh hướng tới đối tượng khách hàng là thanh thiếu niên như: Trà sữa, trà tranh…
Đặc điểm đối tượng tiêu dùng này đa phần thuộc nhóm tiêu tiền của người khác (đa phần là phụ huynh). Hoặc nhóm đối tượng mới đi làm chưa nặng gánh nhiều về tài chính. Nên chi tiêu thoải mái khá phù hợp với các mô hình kinh doanh tiêu dùng nhanh.
2. Vị trí kinh doanh phù hợp với mô hình
Cũng xuất phát từ đối tượng khách hàng mà cần phải lựa chọn vị trí kinh doanh mở cửa hàng tiện ích phù hợp, chỉ cần lựa chọn sai địa điểm coi như cơ hội kinh danh xấu đi rất nhiều.
Vị trí mở cửa hàng tiện lợi; tiện ích cần phải lựa chọn các vị trí tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Cụ thể tại các khu vực phát triển, trung tâm, ít nhất là thị trấn, thị xã, thành phố…. đặc biệt các khu vực phù hợp là gần trường học; khu sinh viên sinh sống, người trẻ sống và làm việc.
Chính vì vậy mà mô hình này thuộc nhóm mô hình kinh doanh cực kỳ kén vị trí là vậy; nên không chỉ dừng lại ở ý tưởng rồi triển khai là cơ hội kinh doanh thành công. Nên nhớ, vị trí kinh doanh cửa hàng là rất quan trọng.
Một lưu ý khi tìm vị trí cũng như mặt bằng kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi; tiện ích đó chính là ưu tiên các mặt kinh doanh có độ rộng trên 5m và có vỉa hè để có chỗ để xe cho khách hàng; cộng với diện tích kinh doanh tối thiểu > 80m2.
3. Hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng
Hàng hóa kinh doanh tại mô hình tiện ích này có sự khác biệt rất lớn so với siêu thị mini. Tại mô hình siêu thị mini hàng hóa được trải dài gần như đầy đủ các ngành hàng; tuy nhiên mô hình cửa hàng tiện lợi, tiện ích thì lại không.
Tại mô hình này tập trung nhiều vào đồ ăn đồ uống, đồ tiêu dùng nhanh. Do đó chỉ cần không có tư duy, kiến thức kinh doanh đúng về mô hình. Chắc chắn người thiếu kinh nghiệm sẽ vấp phải lỗi đau về hàng hóa từ việc phân bổ; lựa chọn hàng hóa để kinh doanh.
Bên cạnh đó, cửa hàng tiện ích đã tập trung vào đồ food nhiều; thì chắc chắn một điều các dòng sản phẩm nofood sẽ phải giảm đi đáng kể, cùng với đó chỉ nhập số lượng ít và những mặt hàng cơ bản không thuộc nhóm ngành hàng tập trung.
4. Vốn đầu tư cửa hàng
Việc phân bổ vốn cho mô hình cửa hàng tiện ích cũng khác biệt nhiều so với mô hình siêu thị mini hay các mô hình khác. Mô hình siêu thị mini chi phí vốn đầu tư cho cơ sở vật chất thường chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng vốn đầu tư, trong khi đó mô hình tiện ích các hạng mục cơ sở vật chất có thể chiếm 30-35% tổng vốn đầu tư là bình thường.
Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích đặc thù tập trung vào dịch vụ; nên bắt buộc các hạng mục cần thiết như: hệ thống tủ mát, tủ đông, hệ thống làm mát, hệ thống an ninh, bộ nhận diện thương hiệu… cần phải đàu tư một cách đẩy đủ nhất, tất nhiên với điều kiện phù hợp.
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tiện ích
1. Nhận diện thương hiệu
Các mô hình cửa hàng tạp hóa; siêu thị mini có thể xuề xòa trong việc đầu tư cho biển bảng nhận diện thương hiệu; bởi hàng hóa kinh doanh hầu hết là các mặt hàng cơ bản, thiết yếu; và khách hàng có thể không quá bận tâm. Tuy nhiên mô hình cửa hàng tiện lợi, tiện ích nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng lên cao; việc cửa hàng tiện ích mà không được thiết kế, thi công đầy đủ chắc chắn sẽ khó mà trụ được, và không thu hút được người tiêu dùng.
Trong hạng mục nhận diện thương hiệu bao gồm từ biển bảng tới các hạng mục thi công nhận diện bên trong phải đầy đủ, và thiết kế một cách khoa học, đồng nhất.
Người có kế hoạch đã xác định đầu tư mô hình này muốn có một cửa hàng chuyên nghiệp; đúng nghĩa là mô hình kinh doanh tiện ích thì nên thuê đơn vị thiết kế, hoặc đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp tư vấn; bởi chắc chắn một điều nếu đầu tư mô hình tiện ích mà triển khai như cửa hàng tạp hóa thì rủi ro kinh doanh là rất cao.
2. Đầu tư cơ sở vật chất
Như đã nói ở phía trên, các hạng mục đầu tư cơ sở vật chất là bắt buộc; một khi đã lên kế hoạch và triển khai kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích thì không thể tiết kiệm cho các khoản đầu tư cơ sở vật chất cho cửa hàng được. Các hạng mục cơ sở vật chất bao gồm:
- Tủ mát
- Điều hòa
- Giá kệ siêu thị
- Thiết bị bán hàng
- ….
Tất cả đều phải đạt chuẩn theo mô hình kinh doanh tiện ích
3. Lựa chọn hàng hóa theo mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích
Việc lựa chọn hàng hóa kinh doanh theo mô hình đã khó; tuy nhiên nhà đầu tư kinh doanh mô hình này cần ưu tiện lựa chọn các size hàng hóa có kích thước nhỏ; đó mới là hàng hóa tiện ích. Hạn chế nhập các sản phẩm có size to, mang tính chất tích lũy, dùng dần.
4. Tập trung vào dịch vụ kinh doanh
Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích có đặc thù nổi bật khác biệt rất lớn so với các mô hình phổ thông khác, mà cần phải tập trung vào dịch vụ bán và chăm sóc khách hàng.
Một dịch vụ tồi đồng nghĩa với việc tự sát. Đối tượng khách hàng sẵn sàng chi trả; mua sản phẩm với giá thành cao hơn so với tạp hóa, siêu thị mini. Điều kiện đáp lại chính là được trải nghiệm mua sắm theo đúng nhu cầu dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp.
5. Marketing bán hàng và làm thương hiệu
Một trong những yếu tố quan trọng trong kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tiện ích đó chính là việc phải biết cách làm marketing cho cửa hàng và đẩy mạnh thương hiệu cửa hàng lên cao.
Nhắc lại, đối tượng khách hàng và hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng tiện lợi; tiện ích khác biệt rất nhiều so với siêu thị mini, việc không đẩy mạnh các chương trình marketing. Cũng như làm thương hiệu cho cửa hàng thì cơ hội kinh doanh thành công sẽ rất thấp.
6. Xây dựng chuỗi
Việc xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích không chỉ đơn thuần là việc xây dựng chiến lược kinh doanh mô hình chuỗi đơn thuần; mà bên cạnh đó, đối với mô hình cửa hàng tiện lợi, tiện ích sẽ tối ưu hơn rất nhiều cho việc làm thương hiệu; tối ưu vốn hàng hóa, diện tích trưng bày, cùng như hàng tồn kho so với 01 cửa hàng.
Tối ưu trong mô hình tiện ích này là cần có 03 cửa hàng trở lên.
7. Nếu cần MIX nhiều mô hình lại với nhau
Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể đáp ứng được hết các tiêu chí để có thể kinh doanh thành công mô hình này như: Vị trí, vốn, tệp khách hàng, hàng hóa… thì làm thế nào vẫn có thể mở mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiện ích được.
Một giải pháp nho nhỏ mà ISaac thường tư vấn trong quá trình tư vấn setup cửa hàng tiện ích đó chính là việc Mix (lồng ghép) giữa nhiều mô hình với nhau. Một số mô hình có thể Mix lại với nhau như:
- Cửa hàng tiện lợi / tiện ích
- Cửa hàng tự chọn
- Siêu thị mini
- Thực phẩm sạch
- Fast food
- ….
8. Cửa hàng kinh doanh 24h
Bản chất mô hình cửa hàng tiện ích là mô hình kinh doanh 24h; tuy nhiên không phải vị trí nào cũng có thể đáp ứng được điều kiện kinh doanh 24h hay nói cách khác là kinh doanh qua đêm.
Nên việc có nên để cho cửa hàng hoạt động 24/24 không còn phụ thuộc vào sức tiêu dùng tại cửa hàng đó vào ban đêm; trong trường hợp vị trí mà lượng khách mua hàng vào ban đêm vẫn đông đúc; doanh thu ban đêm mang lại lợi nhuận lớn hơn chi phí (nhân sự, điện nước) thì hoàn toàn có thể cho cửa hàng hoạt động theo hình thức bán hàng 24/24.
III. Tổng kết mô hình cửa hàng tiện ích
Mô hình tiện ích là mô hình kinh doanh hiện đại; phù hợp xu hướng; tuy nhiên ranh giới gữa việc thành công và thất bại trong việc kinh doanh mô hình này là rất mong manh; người kinh doanh cần phải tìm hiểu; nghiên cứu thật ký, từ việc khảo sát địa điểm; lên ý tưởng kinh doanh; và tối ưu vốn đầu tư tới việc xây dựng mô hình kinh doanh cần phải đồng bộ mới mong có cơ hội thành công.
Tuy nhiên với những đặc điểm nổi bật; điều kiện kinh doanh đáp ứng được những tiêu chí phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình này thì cơ hội thành công lại rất cao; với biên lợi nhuận được đẩy cao hơn nhiều so với mô hình tạp hóa; siêu thị mini truyền thống thì đây là mô hình có tỷ lệ thành công cao và dễ nhân bản.
Isaac đã tư vấn, đào tạo; cung cấp dịch vụ setup cửa hàng tiện ích cho nhiều khách hàng tại các tỉnh thành khác nhau trên toàn quốc. Nhà đầu tư đang có kế hoạch đầu tư mở kinh doanh mô hình này có thể liên hệ công ty setup ISAAC để được tư vấn miễn phí; hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mô hình này.