Chung vốn hợp tác mở siêu thị mini nói riêng và làm ăn kinh doanh nói chung là điều cần thiết để có thể dễ dàng huy động được nguồn lực tổng thể. Tuy nhiên những phức tạp xung quanh việc chung vốn làm ăn muôn thuở là những câu chuyện bi hài khi hợp tác tại Việt Nam.

chung-von-mo-sieu-thi-mini

1. Chung vốn hợp tác là gì ?

Chung vốn là sự đóng góp của hai hay nhiều đối tác để tạo nên số vốn nhất định. Vốn này được sử dụng cho việc kinh doanh của cửa hàng. Nhưng do liên quan đến quyền lợi riêng và chung nên việc chung vốn này có nhiều vấn đề phức tạp. Có rất nhiều hình thức chung vốn, từ buôn bán nhỏ cho đến mở công ty kinh doanh. Thế nhưng làm thế nào đảm quyền lợi của bản thân và người cùng chung vốn. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ vấp phải các nguy cơ như đồng vốn không sinh lãi, thâm hụt, thậm chí mất vốn

2. Các kiểu chung vốn hợp tác

Chung vốn kinh doanh có nhiều hình thức khác nhau như chung vốn bán hàng, chung vốn kinh doanh theo kiểu khoán trắng vốn , chung vốn với các thành viên trong công ty và chung vốn vào công ty cổ phẩn.

Chung vốn kinh doanh theo kiểu hùn vốn bán hàng

Góp vốn kinh doanh theo kiểu chung để hùn vốn bán hàng thường có số vốn ít. Những người hợp tác với nhau thường là người thân, bạn bè hùn vốn để mở cửa hàng, hay một cơ sở buôn bán nhỏ. Những sai lầm thường bắt đầu đơn giản từ chính sự tin tưởng người của những người đã cùng nhau. Họ là những bạn bè thân thiết hay là người thân trong gia đình. Nên một khi có vấn đề họ thường kiêng nể nhau.

Bởi vậy, nếu quyết định chung vốn theo kiểu này, phải có phân chia công việc từ đầu. Chia quyền quản lý khi xảy ra những chuyện bất ngờ. Và cách tốt nhất là nên làm giấy tờ cam kết để tiện quản lý. Tất cả các chi phí đều phải phân chia một cách công khai, đồng đều và có sự thống nhất

Chung vốn kinh doanh theo kiểu khoán trắng

Chung vốn kinh doanh kiểu khoán trắng này,  phải chọn những người giữ vốn góp đáng tin tưởng nhất. Có thể một chuyên gia hay những người đã có những kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lâu năm. Chúng ta phải tìm hiểu và nghiên cứu về những người này và tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan để có thể xác định thời điểm để đầu tư một cách hợp lý, chính xác. Đó còn là cách để lường trước được những rủi ro trong kinh doanh. Bởi vậy , cần phải minh bạch việc góp vốn

Chung vốn kinh doanh với thành viên công ty

Việc chung vốn kinh doanh vào các thành viên công ty tức là mỗi người phải chịu những trách nhiệm mà mình đã chung  vốn vào hoạt động kinh doanh. Việc rút vốn sẽ được các thành viên biểu quyết và quyết định sẽ hạn chế những rủi ro không minh bạch trong khi chung vốn. Những vấn đề được liên quan đến tài chính và quản lý cùng người điều hành phải được báo cáo một cách minh bạch trước những hội đồng thành viên.

Góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần

Nếu bạn góp vốn kinh doanh với một lượng nhỏ mà không có kinh nghiệm về kinh doanh thì thử chọn chung vốn hình thức là tiết kiệm và tốt nhất. Vì nó đảm bảo được nguồn gốc và nguồn lãi một cách ổn định nhất.

Nếu bạn chung vốn kinh doanh với số lượng lớn, bạn phải thống nhất liều lệ hoạt động cũng như cách chia lợi nhuận thành một văn bản, vốn góp phải quy đổi thành tiền, phải có biên bản góp vốn và có thêm chữ ký cũng như cách chia lợi nhuận một cách tỉ mỉ và rõ ràng của người góp vốn và người nhận.

hop-tac-sieu-thi-mini

3. Kinh nghiệm hợp tác mở siêu thị mini

Hợp tác mở siêu thị mini kinh doanh là phương án hợp tác thúc đẩy nhanh quá trính kinh doanh siêu thị. Thậm chí phát triển chuỗi siêu thị mini nhanh chóng. Tuy nhiên trong vấn đề chung vốn, đôi khi chúng ta gặp phải những tình huống khó xử. Vì vậy, khi chúng ta có ý định chung vốn để hợp tác mở siêu thị mini thì cần chú ý đến đối phương chúng ta định góp vốn là những người phải có kinh nghiệm.  Trong việc làm ăn kinh doanh và có lời khuyên hữu ích cho chúng ta khi chung vốn

4. Những lưu ý khi chung vốn hợp tác mở siêu thị mini

Tìm được một bạn hợp tác làm ăn chung vốn mở doanh nghiệp kinh doanh 1 sản phẩm nào đó không phải khó. Mặc dù vậy điều ai cũng lo lắng là tư tưởng. Phong cách làm việc với nhau có chuyên nghiệp hay không. Điều này đòi hỏi sự nhường nhịn, thấu hiểu, hợp tác ăn khớp cả hai bên. Cho nên, ngay từ đầu hai người hợp tác chung vốn kinh doanh nên ngồi lại với nhau và thống nhất quan điểm và luôn tuân thủ theo nguyên tắc, quy định chung định ước ngay từ đầu.

1,  Lên sáng kiến bán hàng, kế hoạch rõ ràng kế hoạch hợp tác

Bạn muốn tìm người chung vốn trước hết bạn phải lên ý tưởng khởi nghiệp và viết kế hoạch thực hiện. Thật rõ ràng, chi tiết và thực tế. Nếu họ cảm thấy ý tưởng của bạn hay, lời lãi cao, phù hợp với khả năng kinh doanh của họ thì sẽ an tâm làm ăn chung vốn. Bạn lưu ý nên triển khai bản kế hoạch qua 1 buổi nói chuyện trực tiếp. Vì nếu họ hài lòng thì khi tiến hành kinh doanh bạn cung cấp thông tin chi tiết hơn.Tránh gửi ý tưởng, bản kế hoạch qua bản thảo vì nếu người bạn muốn hợp tác không muốn bán hàng chung có thể bạn bị đánh cắp ý tưởng.

2, Chọn người chung vốn hợp tác mở siêu thị mini

Khi có ý tưởng kinh doanh, quan sát tìm người chung vốn có đồng ý với ý kiến của bạn hay không. Dù chung vốn với bạn là người thân hay là bạn bè thân đi chăng nữa. Nhưng khi bắt đầu hợp tác bán hàng sẽ xảy ra rất nhiều sự phủ định rắc rối khởi nguồn từ công việc, ý kiến cá nhân. Bởi vậy, ngay từ lúc bước đầu bạn hãy chọn đối tượng hợp tác của chính bản thân mình. Phải thật kết hợp ăn ý, hiểu nhau, tự giác trong công việc. Nên chọn người có kiến thức, nhiệt tình, năng nổ khi hoạt động, hiểu tính nhau, nhường nhau một chút ít.

3, Hợp đồng hợp tác mở siêu thị mini

Đừng bao giờ bạn nghĩ rằng đã là người thân, bạn thân thì không cần viết bản hợp đồng. Nhưng điều đó là sai lầm. Bởi bản hợp đồng sẽ tạo niềm tin và sự công bằng cho bạn và người hợp tác quyết tâm làm. Nó làm công việc làm ăn thật đàng hoàng, chỉnh chu, có trách nhiệm. Ngoài ra, bản hợp đồng này sẽ quy định rõ các điều lệ nguyên tắc hoạt động, số vốn chung,… Quy định hoạt động nhóm, % tiền lãi bán hàng sau này khi đạt được sẽ hưởng bao nhiêu.

4, Phân công trách nhiệm và nêu nguyên tắc tham gia chung vốn

Khi đã chung vốn làm ăn, bạn phải có trách nhiệm với ngành nghề của mình. Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phương hướng bán hàng rõ ràng, . Bạn phải phân chia công việc cho nhau rõ ràng, phải có trách nhiệm. Phải đóng góp ý kiến công việc của người đang chịu trách nhiệm nhưng không mặc định bắt buộc người đó làm theo quan điểm của bản thân.

5. Luôn động viên nhau

Khi xảy ra sai sót, tình huống bất ngờ hay khó khăn. Phải cùng ngồi với nhau bàn luận giải quyết vấn đề tránh cãi nhau, bỏ trách nhiệm. Đặc biệt phải lắng nghe quan điểm của người cộng tác, còn nếu như không hài lòng hãy phản biện bằng những lý do thuyết phục nhất.

6, Cách chia tiền lãi bán hàng

Làm ăn chung thì tốt nhất là mở công ty cổ phần, tách biệt tiền lương & phân chia lời so với vốn.Tiền lương thì ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít; lợi nhuận thì chia theo tỉ lệ góp vốn, nhưng cũng định hướng trước về mức đầu tư công sức cho doanh nghiệp, cửa hàng. Chứ nếu chỉ đầu tư ban đầu rồi sau đó cứ thế ngồi ăn chia lãi đã trừ vốn mà không làm gì thì cũng không bền đâu.

kinh-doanh-sieu-thi-mini

5. Lợi ích , khó khăn khi hợp tác mở siêu thị mini

Khi góp vốn kinh doanh với người khác, bạn có thể lâm vào các tình huống mạo hiểm và có thể mất vốn khi chung vốn kinh doanh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có lợi ích mà bên cạnh đó còn có cả khó khăn

  • Lợi ích:

– Bớt được số tiền bỏ ra để kinh doanh

– Được hợp tác với những người có kinh nghiệm trong kinh doanh và có nhiều bài học quý giá

– Thuận lợi hơn trong việc kinh doanh

– Có kế hoạch cụ thể trong việc kinh doanh

– Biết chi tiêu, tính toán cho việc kinh doanh

  • Khó khăn

– Không thống nhất điều lệ hoạt động, chia lợi nhuận… với tất cả thành viên tham gia góp vốn.

– Vì nể nang người thân nên nhiều vấn đề phát sinh không thể giải quyết rõ ràng, rành mạch.

– Đôi khi có những tình huống bất ngờ không xoay sở được

Trên đây là các thông tin về chung vốn hợp tác mở siêu thị mini.  Isaac đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào quá trình hoạt động để công việc kinh doanh siêu thị ngày càng phát triển.