Vinmart là thương hiệu siêu thị mini lớn nhất tại Việt Nam. Nên không có gì bất ngờ khi có nhiều người có nhu cầu cũng như thắc mắc câu hỏi Vinmart có nhượng quyền siêu thị không? hay điều kiện hợp tác với VInamrt là gì? Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu thông tin này nhé.

Vinmart có nhượng quyền siêu thị không? điều kiện để hợp tác
Vinmart có nhượng quyền siêu thị không? điều kiện để hợp tác

Vinmart có nhượng quyền siêu thị không? điều kiện để hợp tác

Tập đoàn Masan cho biết trường hợp kịch bản tốt, kinh doanh thuận lợi thì đến năm 2025, sẽ có đến 10.000 cửa hàng và 20.000 cửa hàng nhượng quyền, tiếp cận từng hộ gia đình Việt.
Tương lai của Vincommerce sau khi “về chung nhà” với Masan được vẽ ra rõ nét hơn tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn Masan diễn ra hôm nay, 30/6.

Chủ tịch HĐQT Masan Consumer – ông Trương Công Thắng, đã dành nhiều thời gian nói về Vincommerce, đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+.

Theo ông Thắng, sau khi hợp nhất được Vincommerce với hệ thống bán lẻ lớn nhất thị trường hiện nay, tập đoàn sẽ tiến tới làm sao để kết nối được Masan Consumer, Vincommerce với từng hộ gia đình tại Việt Nam.

Do đó, trong tháng 6 này, Masan đã thành lập công ty có tên The CrownX, công ty này có sở hữu cổ phần của Masan Consumer và Vincommerce. The CrownX sẽ tận dụng thế mạnh của một đơn vị chuyên về sản phẩm hàng tiêu dùng và một đơn vị chuyên về phân phối bán lẻ, hướng đến mục tiêu tiếp cận từng hộ gia đình Việt.

Cụ thể, công ty mới này sẽ phát triển danh mục sản phẩm độc quyền lên đến 40% cùng đối tác và nhà cung cấp chiến lược. Ngoài ra, phát triển Vincommerce thành mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng với các thương hiệu mạnh, tham vọng trở thành top 50 thương hiệu toàn cầu.
Tập đoàn Masan cũng cho biết kế hoạch, năm 2021, sẽ bắt đầu nhượng quyền Vinmart ở quy mô lớn, hướng tới 30-50 triệu người tiêu dùng trung thành.
Hiện số lượng điểm bán thuộc hệ thống VinMart và VinMart+ khoảng 3.000 cửa hàng. Nói với cổ đông, Masan đặt kế hoạch đến năm 2025, mạng lưới sẽ có tổng cộng 5.000 cửa hàng theo kịch bản cơ bản. Kịch bản trung bình, chuỗi này sẽ đạt 8.000 cửa hàng.

Trường hợp kịch bản tốt, kinh doanh thuận lợi thì có đến 10.000 cửa hàng và 20.000 cửa hàng nhượng quyền.

Cũng nhắc đến tương lai Masan, tương lai hệ sinh thái hàng tiêu dùng và bán lẻ, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang khẳng định mục tiêu của tập đoàn là dẫn đầu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bán lẻ hiện đại trên cả nước.

Masan đặt nhiều tham vọng vào kênh mua sắm hiện đại, vì cho rằng tương lai đến năm 2025, kênh bán lẻ hiện đại sẽ chiếm đến 30% toàn ngành và sẽ lên đến 50% trong tương lai thay vì chưa đến 10% hiện nay.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cho rằng thế mạnh Masan đang có là mối quan hệ mật thiết với hàng trăm nghìn điểm bán lẻ truyền thống. Các điểm bán lẻ này đang kinh doanh, phân phối sản phẩm hàng tiêu dùng của Masan, do đó, ông kỳ vọng họ sẽ là một phần của tập đoàn trong mô hình nhượng quyền sẽ triển khai sắp tới.

Masan đặt mục tiêu Masan Consumer sẽ tăng trưởng doanh thu trên 15%, tăng trưởng lợi nhuận ở mức hai chữ số.

Về phía tập đoàn, Masan Group đặt chỉ tiêu doanh thu thuần đạt 75.000-85.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế từ 1.000-3.000 tỷ đồng. Theo Masan, tình hình kinh doanh cũng như lợi nhuận sẽ khởi sắc vào nửa cuối năm nay.

Như vậy. Trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Vinmart sẽ có phát triển chiến lược nhượng quyền siêu thị Vinamart cho những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác cùng với Vinmart.