Tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh nhờ thị trường trực tuyến đang là xu hướng cực phát triển trên toàn cầu. Tại Việt Nam, xu hướng này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm lớn của người dân. Qua bài viết này, hãy cùng Isaac tìm hiểu về xu thế tiêu dùng trực tuyến hiện nay. Qua đó, giúp các doanh nghiệp có thể chủ động định hướng và áp dụng mô hình này vào hoạt động kinh doanh.
Mục Lục Bài Viết
Xu thế tiêu dùng trực tuyến hiện nay
Tiêu dùng trực tuyến là một hình thức thương mại điện tử; mà ở đó người bán và người mua có thể tiến hành các loại giao dịch thông qua internet. Nhờ công cụ tìm kiếm, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm mình muốn bằng cách truy cập trang web bán lẻ; hoặc tìm kiếm trong số các trang cung cấp khác. Ở đó sẽ hiển thị số lượng, phân loại và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử khác nhau.
Ưu điểm
- Ưu điểm lớn khi mua sắm trực tuyến là người tiêu dùng có thể mua những gì họ muốn chỉ qua vài cú click chuột; không cần phải di chuyển đến địa điểm bán.
- Thoải mái chọn lựa mà không cần mất quá nhiều thời gian, chi phí cho việc di chuyển
- Mua sắm một cách tiện lợp và nhanh chóng – tất cả do người tiêu dùng quyết định và chủ động
- Dễ dàng so sánh các mặt hàng, chủng loại, giá cả..ở các đơn vị bán hàng online khác nhau.
Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích thì vẫn còn tiểm ẩn rất nhiều rủ ro mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải lưu ý.
Nhược điểm
- Sản phẩm có thể khác với trên mạng và thực tế. Người tiêu dùng khó có thể đánh giá trực tiếp về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm. Khác với hình thức mua hàng truyền thống người tiêu dùng có thể nhìn, cầm, đánh giá trực tiếp sản phẩm.
- So với hình thức truyền thống, việc tiếp cận với các thông tin về mức độ an toàn/cảnh báo của sản phẩm cũng khó khăn hơn. Đặc biệt khi người tiêu dùng xem hdsd sản phẩm qua thiết bị có màn hình nhỏ như điện thoại di động.
- Khó xác định nhà sản xuất, nhà phân phối. Với hình thức mua sắm truyền thống, hàng hóa được phân phối đến cửa hàng; thì với mua sắm trực tuyến, hàng hóa lại được phân phối qua các sàn giao dịch điện tử, trang web đấu giá, mạng xã hội; khiến người tiêu dùng rất khó để tìm hiểu rõ nguồn gốc sản phẩm.
- Cơ quan quản lý thị trường gặp khó khăn trong việc phát hiện, xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Tình trạng này không chỉ xảy ra với sản phẩm mới, mà còn rất phổ biến ở những sản phẩm đã qua sử dụng.
Các bước tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh trên thị trường trực tuyến
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng mạnh trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, đặc biệt là với những mặt hàng tiêu dùng nhanh; những kênh bán lẻ có thể nắm bắt và tận dụng tốt xu hướng này đều có doanh thu tăng mạnh trong năm 2020.
Nắm bắt thói quen khách hàng
Nắm bắt được cơ hội mới, các nhà cung cấp nên tăng số lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho người tiêu dùng. Đảm bảo giá cả hàng hóa ổng định, không biến động mạnh do thị trường; chủ động hợp tác với người nông dân và có các nguồn hàng chất lượng từ các tỉnh thành khác.
Ví dụ như Big C, Vinmart, Coopmart,.. là các kênh mua sắm được đánh giá tốt trong vai trò của một nhà cung ứng hàng hóa; góp phần ổn định thị trường trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến gay gắt.
Mô hình mua sắm dạng siêu thị, siêu thị mini hiện đại như hiện nay tăng trưởng mạnh; vượt qua các loại hình buôn bán truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hoá nhờ số lượng giao dịch trực tuyến tăng. Những mô hình kinh doanh như cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini và kênh mua sắm trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của FMCG.
Mục tiêu tăng doanh số
Nắm bắt tốt nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đã giúp doanh thu của Big C và nhiều kênh bán lẻ khác tăng nhanh ở phân khúc ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Cụ thể, theo nghiên cứu của Kanta WorldPanel về bán lẻ cho thấy; chi tiêu cho FMCG của Việt Nam tăng trưởng 2 con số trong 4 tháng đầu năm 2020, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Cụ thể là các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc cá nhân, nhà cửa tiếp tục giữ vững tăng trưởng. Gia vị nấu ăn, đồ ăn vặt, thực phẩm đóng gói, thực phẩm đông lạnh giảm mạnh. Các nhu yếu phẩm sử dụng lâu dài như bột giặt, nước xả vải, dầu gội, kem đánh răng, nước rửa chén trở lại như trước đây. Trong khi đó, các sản phẩm không thiết yếu như mỹ phẩm, đồ uống có cồn, nước hoa sẽ hồi phục chậm hơn.
Đầu tư cho kênh trực tuyến
Nhờ có sự tiện dụng, mua sắm trực tuyến được đánh giá là xu hướng tiêu dùng chính trong giai đoạn sắp tới. Ví dụ: “Chỉ sau 8 tiếng triển khai bán vải thiều online thông qua ví điện tử Momo. hệ thống siêu thị Co.opmart đã tiêu thụ thành công hơn 8 tấn vải thiều.”
Theo Bộ Công Thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng ước tính đạt 1.543,4 nghìn tỷ đồng. Chiếm 80,6% tổng mức và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm tăng nhẹ do các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu; không có biến động về giá, đồng thời người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến.
Phần lớn doanh nghiệp bán lẻ chưa có chiến lược đầu tư thích hợp để khai thác các ứng dụng TMĐT. Chưa sẵn sàng để bắt kịp những tiến bộ công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hệ sinh thái của một kênh bán hàng trực tuyến bao gồm các dịch vụ thanh toán, logistics và các dịch vụ phụ trợ khác.
Phòng tránh rủi ro
Tiện lợi, nhanh chóng, song mua bán trực tuyến vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Để bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính; khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang được Cục TMĐT và Kinh tế số tập trung hoàn thiện. Chuẩn bị cho sự phát triển bùng nổ của thị trường, đưa ra những giải pháp đẩy lùi vấn nạn lợi dụng kênh trực tuyến để buôn bán hàng giả, hàng nhái.
Theo TS. Võ Trí Thành, việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 một cách nghiêm ngặt và giãn cách xã hội là “đòn bẩy” giúp kinh doanh trực tuyến Việt Nam phát triển nhanh hơn. Không chỉ Việt Nam, dịch bệnh trên toàn cầu cũng tác động đến xu hướng mua sắm và giao dịch hàng hóa của người dân. Để bảo đảm an toàn, các giao dịch online diễn ra nhiều hơn. “Tuy nhiên, TMĐT phát triển không thể nhờ vào sự sợ hãi mà phải phát triển bằng sự dịch chuyển xu hướng tiêu dùng, sự gắn kết của người dân với dịch vụ. Trong thời gian dịch Covid-19 ở Việt Nam, TMĐT đã có những bước đột phá và đây là một xu hướng tất yếu” – ông Thành nhấn mạnh.
Theo Bộ Công Thương, hỗ trợ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử tại thị trường nội địa. Đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị thanh toán. Khuyến khích ứng dụng thanh toán điện tử trong việc phân phối hàng hoá trên thị trường trực tuyến.
Kết luận
Kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh trên thị trường trực tuyến có thể không đòi hỏi số vốn ban đầu lớn. Nhưng lại có tiềm năng phát triển và đem lại doanh thu vô cùng lớn. Vì thị trường eCommerce chỉ có tăng trưởng chứ không hề có dấu hiệu suy giảm. Nếu doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội và tận dụng nó, hành trình trên con đường trở nên thành công có lẽ sẽ không còn trở nên quá xa.