Nếu bạn đang muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp thì bài viết này là dành cho bạn. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh khi chuyển đổi. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện việc chuyển đổi mô hình kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn chủ động và tránh được các trường hợp rủi ro không mong muốn. Vậy những lưu ý khi chuyển từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp là gì? Hãy cùng ISAAC GROUP theo dõi hết bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Mục Lục Bài Viết
Chấm dứt hoạt động kinh doanh cá thể trước đó
Theo nghị định 78/2015/NĐ-CP ( Theo Thư Viện Pháp Luật ); để thực hiện được quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp; bạn cần chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh trước đó. Để làm được điều này bạn cần đi đến nơi đăng ký giấy phép kinh doanh cho bạn để thông báo về việc chấm dứt hoạt động. Ngoài ra bạn còn phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đã cấp giấy đăng ký kinh doanh cho bạn ở cấp quận hoặc huyện…
Lưu ý trước khi chuyển đổi hộ kinh doanh bạn cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trước đó và nộp đầy đủ số thuế. Những hoạt động này giúp bạn thay đổi sang hình thức kinh doanh mới với tư cách pháp nhân. Để bạn có quyền mở được giao dịch tại các ngân hàng. Bạn sẽ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu muốn tài khoản đứng tên doanh nghiệp.
Chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp
Nếu bạn chỉ muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp một cách thông thường thì hãy đọc kỹ mục này. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ kinh doanh theo nghị định số 108/2018/NĐ-CP đã sửa đổi và bổ sung; bạn sẽ không cần thực hiện các thủ tục như cũ; trong đó có cả quá trình đăng ký giải thể. Để thực hiện chuyển đổi thuận lợi bạn cần tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty Cổ phần hay Công ty tư nhân. Để tránh mất thời gian và phải làm lại nhiều lần bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan như sau:
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh bản chính
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng kí thuế hợp lệ bản sao
- Điều lệ công ty
- Bản sao hợp lệ là giấy tờ chứng thực cá nhân như Chứng minh thư/ Thẻ căn cước hay Hộ chiếu của người đại diện doanh nghiệp; hoặc người đại diện được ủy quyền (đối với công ty TNHH, công ty cổ phần).
- Ngoài ra; với công ty Cổ phần; bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác như: danh sách cổ đông sáng lập; danh sách người đại diện được ủy quyền; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ( Đối với các công ty hoặc tổ chức kinh tế nhận được vốn nước ngoài);…
Trình tự quá trình đăng kí chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp
Để chuẩn bị tốt cho quá trình đăng ký chuyển đổi hộ kinh doanh cá nhân sang doanh nghiệp bạn cần nắm rõ các trình tự dưới đây:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ với từng loại hình doanh nghiệp bạn muốn đăng ký chuyển đổi
- Thực hiện nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư của cơ quan cấp tỉnh/ thành phố
- Sau khi được xem xét và tiếp nhận hồ sơ hợp lệ bạn sẽ nhận được biên nhận hồ sơ có hẹn thời gian trả kết quả. Nếu không thì ngược lại
- Đến hẹn biên nhận hồ sơ bạn sẽ đến nơi đăng ký doanh nghiệp để lấy giấy chứng nhận
- Tiến hành khắc dấu doanh nghiệp và thông báo mẫu con dấu
- Sau 30 ngày được ghi nhận đăng ký thành lập; bạn cần đăng bố cáo Thành lập doanh nghiệp
Theo nghị định mới, để rút gọn thời gian chuyển đổi; sau 2 ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và gửi bản sao về quận/ huyện nơi đăng ký; đồng nghĩa với việc bạn đã chấm dứt luôn hoạt động kinh doanh trước đó.
Lưu ý khi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể phải chuyển đổi sang doanh nghiệp nếu hoạt động với quy mô từ 10 công nhân trở lên. Sau khi chuyển đổi; doanh nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ nhiều hơn; đi đôi với đó trách nhiệm cũng nhiều hơn. Cụ thể như sau:
- Khi chuyển sang mô hình lớn hơn hộ cá thể; đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải kinh doanh bài bản và có trách nhiệm hơn.
- Trong khi hộ kinh doanh không có hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) thì doanh nghiệp lại có hóa đơn đỏ khấu trừ (10 %).
- So với hộ kinh doanh; doanh nghiệp có quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp như chọn địa điểm hay chủ động mở rộng quy mô.
Khi hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp chắc chắn sẽ phức tạp hơn so với cá thể. Đặc biệt bạn cần quan tâm đến việc phát sinh chứng từ kế toán; hạch toán doanh thu; lợi nhuận;…Nhất là đối với các shop thời trang; cửa hàng tiện lợi;…cần chú ý đến các phương thức quản lý tối ưu. Bạn nên hệ thống hóa và khép kín chuỗi quản lý từ cửa hàng bán lẻ đến nhà cung cấp và các đối tác. Ngoài ra; bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để có thể kết nối trực tiếp với bộ phận kế toán và được hỗ trợ bởi nhiều tính năng vượt trội khác nhau.
Trên đây là những lưu ý khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp. Chúc các bạn chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công. Đừng quên truy cập website isaac.vn để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!