Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa không còn xa lạ. Cũng được nhiều người quan tâm với lợi nhuận từ cửa hàng tạp hóa. Nếu bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa mà lại không biết thủ tục như thế nào? ISAAC sẽ chia sẻ hướng dẫn cho những ai quan tâm về mô hình kinh doanh này. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được những giấy tờ cần trong thủ tục mở cửa hàng tạp hóa.
Mục Lục Bài Viết
1. Lựa chọn cửa hàng tạp hóa hay siêu thị
Vì cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini về cơ bản đều là cửa hàng bán lẻ. Thông thường, các cửa hàng tạp hóa hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Do sản phẩm của cửa hàng ít có hàng tươi sống nên chỉ cần thêm một giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để quy định cửa hàng đủ điều kiện lưu kho các sản phẩm thực phẩm khô, giấy phép phòng cháy chữa cháy. Về sản phẩm, cửa hàng tạp hóa cần xin thêm giấy phép kinh doanh các sản phẩm đặc biệt như rượu, thuốc lá.
Khác với cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cũng phức tạp hơn tạp hóa nhiều lần về mặt giấy tờ thủ tục. Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, siêu thị mini cần có giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho cả hai ngành thực phẩm khô và thực phẩm tươi sống. Giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép đủ điều kiện chế biến thực phẩm. Về sản phẩm, cũng như tạp hóa, với những hàng hóa đặc biệt như rượu, thuốc lá siêu thị mini cần xin thêm giấy phép kinh doanh.
2. Đăng ký kinh doanh cá thể hay hình thức công ty
Kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người. Gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Đăng ký doanh nghiệp hay còn gọi là hình thức công ty. Tức là cá nhân đứng ra làm chủ một công ty, đại diện công ty thực hiện các giao dịch và được xác nhận bằng con dấu. Khi lấy danh nghĩa công ty thì chỉ khi có đóng dấu công ty thì giao dịch mới có hiệu lực.
-> Xem ngay thủ tục mở siêu thị mini mới nhất hiện nay
3. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và hồ sơ
Bất kì hình thức kinh doanh nào cũng cần phải hợp pháp. Để được pháp luật và nhà nước bảo vệ. Đó là lý do mà cần có thủ tục giấy tờ pháp lý. Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ cơ bản nào?
3.1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Đối với giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh phải có đầy đủ và chính xác những thông tin sau:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số lao động;
- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu của đại diện hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều. Và phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều. Và phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3.2. Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc. Kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
4. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hóa
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp. cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm hay dịch vụ ăn uống,…Khi có cơ quan chức năng kiểm tra, thì loại giấy này chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa là loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Là loại giấy chứng nhận rất cần thiết mà các doanh nghiệp nên làm để chứng minh hoặc xác nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm cho cửa hàng tạp hóa của mình. Nhằm xây dựng niềm tin với khách hàng, thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn trên thị trường.
5. Một số lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa
Khi mở cửa hàng tạp hóa, nhiều người không tránh khỏi những sai sót và băn khoăn để bắt đầu kinh doanh. Hãy cùng ISAAC chia sẻ một vài lưu ý:
5.1. Lưu ý đến giấy tờ về phòng cháy chữa cháy
Dù giấy tờ này không thực sự cần thiết vì phát sinh thêm chi phí về bình chữa cháy. Nhưng việc có một chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cũng giúp cửa hàng. Và lợi ích thiết thực của việc có hệ thống chữa cháy đảm bảo trong nhà khi xảy ra rủi ro.
5.2. Đàm phán thuế
Tùy vào mức doanh thu của cửa hàng khó xác định nên cán bộ thuế sẽ đàm phán với mức doanh thu có thể đạt được. Khi mới mở bạn sẽ bị áp mức thuế từ 300.000đ đến 500.000đ/tháng. Đây là mức tối thiểu cửa hàng tạp hóa hoàn toàn có thể đạt được. Mức thuế khoán này có thể là lợi thế nếu cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh tốt. Nhưng ngược lại cũng là nhược điểm cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh không đạt mức kỳ vọng.
5.3. Nhập ít hàng trước khi làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần thiết phải làm để bạn duy trì cửa hàng tạp hóa của bạn lâu dài. Bạn nên tìm nguồn cung cấp hàng tạp hóa uy tín sau đó nhập một lượng vừa đủ hàng thực phẩm. Trước khi đoàn kiểm tra kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cửa hàng của bạn.
Trên đây là các giấy tờ cơ bản về thủ tục mở cửa hàng tạp hóa. Còn ở các khu vực khác nhau mà thủ tục cũng khác nhau. Với đó giấy tờ để mở cửa hàng tạp hóa sẽ nhiều hơn đối với từng địa bàn cụ thể. Để biết chi tiết hơn về thủ tục kinh doanh, bạn có thể để ISAAC tư vấn cụ thể hơn.