Khái niệm thất nghiệp là gì tại mỗi quốc gia là khác nhau, tuy nhiên các hệ lụy của nó đều là vấn đề nhức nhối tại mỗi quốc gia, đặc biệt tại các quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao là độ tuổi lực lượng lao động chính.
Xem ngay: Nghề và nghiệp
Mục Lục Bài Viết
Thất nghiệp là gì?
Khái niệm thất nghiệp là gì của ILO?
Khái niệm thất nghiệp được bàn đến trên thế giới trong suốt thế kỷ XX. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):” thất nghiệp là việc ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”.
Và ba mươi năm sauILO lại đưa ra khái niệm về”người thất nghiệp” và khái niệm này đón nhận rộng rãi ở cộng đồng quốc tế:”Người thất nghiệp bao gồm toàn bộ số người ở độ tuổi làm việc theo quy định trong thời gian điều tra, có khả năng làm việc, nhưng không có việc làm và vẫn đang đi tìm kiếm việc làm”.
Từ hai khái niệm trên về khái niệm thất nghiệp và người thất nghiệp của ILO.chúng ta thấy rõ bố tiêu chí cơ bản để xác định được “người thất nghiệp” đó là:
- Người trong độ tuổi lao động
- Người có khả năng lao động
- Người đang không có việc làm
- Người đó vẫn đang tích cực đi tìm việc làm
Đây là các tiêu chí chung, mang tính khái quát cao, đã được nhiều chính phủ tán thành ủng hộ và lấy làm cơ sở để vận dụng xem xét khái niệm “người thất nghiệp” và tính tỉ lệ thất nghiệp tại quốc gia của mình.
Tổng quát khác về thất nghiệp
Ở Trung Quốc, người thất nghiệp được coi là “người trong độ tuổi lao động, có sức lao động, mong muốn tìm việc nhưng không có việc”.
Hội nghị Thống Kê Lao Động Quốc Tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơ Ne Vở đưa ra định nghĩa khác về khai niệm thất nghiệp là gì? “Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây:
- Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm.
- Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm có lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trishanhf nghề cuối cùng trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động chẳng hạn) hoặc đã thôi việc.
- Người không có việc làm, có thể đi lmaf ngay và đã có sự chuẩn bị cuối cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã được xác định.
- Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương.
- Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc) nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất cần phải có 3 đặc trưng sau: Có khả năng lao động; đang không có việc làm; đang đi tìm việc.
Ở Việt Nam chúng ta, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Bộ Lao Động – Thương Binh và xã hội đã có các nghị định, thông tư hướng dẫn việc thực hiện triệt để một số điều của Luật bảo hiểm xã hội liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/01/2009.
Hệ lụy của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế
Về mặt vĩ mô
Tỷ lệ thất nghiệp cao gây tổn hại cho nền kinh tế, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp và nguồn lực về con người không được sử dụng. Đặc biệt, thất nghiệp ở thanh niên gia tăng có nghĩa là một lực lượng lao động xã hội tiềm năng nhất không được huy động vào hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế đi lên.
Đây chính là sự lãng phí lao động xã hội ghê gớm, trong khi ngân sách nhà nước nói chung và nguồn tài chính của các gia đình nói riêng còn đang rất eo hẹp. Từ tính toán thực tế của các chuyên gia xã hội học cho thấy, ngay cả khi xem xét các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ cần mỗi doanh nghiệp có từ 5-10 lao động, khi vài trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa như ở nước ta, thì số người mất việc làm có thể lên đến cả triệu người.
Nếu thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp ở mức 3 triệu đồng/ người/ tháng thì số thu nhập của người lao động mất đi của 01 triệu lao động sẽ là 3.000 tỉ đồng/ tháng.
Đặc biệt thanh niên là nhóm dân số đóng vai trò quan trọng xét về góc độ kinh tế: Họ vừa là động lực cho sản xuất, vừa là động lực cho tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là thất nghiệp ở thanh niên sẽ gắn liền với khủng hoảng ở cả hai chiều sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Thanh niên luôn có nhu cầu tiêu dùng cao trong khi không có việc làm, tức là không có nguồn thu nhập ắt sẽ dẫn đến những căng thẳng trong cuộc sống. Thanh niên là những người năng động, luôn tìm tòi và luôn có khát vọng được thể hiện và cống hiến, nếu bị “khống chế” bởi những chính sách việc làm chưa phù hợp thì có thể gây ra xung đột xã hội.
Về mặt vi mô
Thất nghiệp gây ra hậu quả cho chính cá nhân bên cạnh hệ lụy cho xã hội. Về mặt cá nhân, thất nghiệp gây ra nhiều thiệt thòi cho chính cá nhân đó, thanh niên sẽ giảm nguồn thu cho cá nhân, cho gia đình, và cho xã hội. Khi nguồn thu nhập của gia đình bị giảm sút sẽ gây ra các hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội.
Các nguồn thu nhập để chi trả cho học hành của con cái sẽ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này kéo dài, con cái sẽ không được học hành đầy đủ, thất học, lêu lổng, chơi bời… tiếp tục gây nên những hệ lụy cho xã hội.
Thất nghiệp cũng dễ dẫn đến vợ chồng xô xát, cãi cọ, gia đình mất hòa khí. Đàn ông thiếu thốn về kinh tế dẫn đến thiếu tự tin, dễ nổi cáu và dễ sinh ra nạn bạo hành. Còn với phụ nữ thì thất nghiệp ngoài gánh nặng về kinh tế gia đình, con cái còn có thể có xu hướng làm những công việc vi phạm pháp luật, trái đạo đức để mưu sinh.
Hậu quả của việc thanh niên thất nghiệp
Thanh niên thất nghiệp kéo dài, thất nghiệp triền miên ngoiaf việc không tích lũy được tài chính, sẽ không tích lũy được cho chính bản thân mình về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm để trở nên thành thục một nghề nào đó, nuôi sống bản thân.
Nếu các bạn trẻ tiếp tục không có công ăn việc làm thì cơ hội để trau dồi những kiến thức mình đã học được ngày càng ít đi và mai một. Các bạn sẽ tự đẩy mình vào tình trạng lạc hậu, lỗi thời do không bắt nhịp với thời cuộc, đặc biệt ở thời kỳ công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Khi khả năng và trình độ mai một theo thời gian, kỹ năng, kinh nghiệm lại yêu thì khả năng tái tham gia lực lượng lao động là rất khó. Khi thanh niên phải chịu đựng thời gian thất nghiệp kéo dài như vậy hoặc phải rời thị trường lao động ở giai đoạn đầu sự nghiệp, cả tương lai lâu dài của họ cũng bị ảnh hưởng. Điều đó làm xói mòn những kỹ năng nghề nghiệp và xã hội của họ, và họ không có cơ hội tiếp nhận những kinh nghiệm làm việc thực tế.
Thất nghiệp, thanh niên sẽ mất niềm tin vào chính mình. Khi mất niềm tin vào chính mình sẽ sinh ra nhiều vấn đề về tâm lý. Với tấm bằng đỏ đại học, thạc sỹ ngày nay vẫn thất nghiệp, các bạn trẻ mất đi niềm tin vào bằng cấp của mình và đã có thanh niên bỏ bằng cấp đó để đi học nghề để làm những công việc thấp hơn. Việc chuyển đổi công việc như vậy là sự lãng phí về thời gian, tiền của của gia đình, xã hội và bản thân thanh niên đó.
Bên cạnh đó, một thực trạng khác hiện nay là nhiều bạn trẻ quá ảo tưởng vào tấm bằng đại học của mình, đặc biệt là tình trạng bằng khá, bằng giỏi hiện nay quá phổ biến mà năng lực của người sở hữu tấm bằng này thực sự không tương xứng với nó. Vì quá ảo tưởng như vậy nên các bạn luôn luôn kén chọn công việc nhàn hạ, lương cao, ngồi văn phòng điều hòa mát lạnh mà quên đi năng lực thực sự của mình.
Điều quan trọng hơn cả với sinh viên mới ra trường là cơ hội được làm việc, được học hỏi và được trải nghiệm. Chính sự ảo tưởng này cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp hàng năm và chưa có dấu hiệu suy giảm.
Tổng kết:
Trên đây ISAAC đã chia sẻ khái niệm về thất nghiệp là gì? người thất nghiệp là gì? cùng với các hệ lụy ảnh hưởng của việc thất nghiệp tác động tới kinh tế, xã hội của nước ta nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung.