Để xây dựng và phát triển kinh doanh siêu thị hiệu quả thì việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ nhân viên là người trực tiếp thực hiện công việc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên tuyển được người phù hợp đã khó, mà giám sát, đào tạo đánh giá để nhân sự làm việc tốt hơn lại càng khó hơn. Vậy phương pháp nào có thể đánh giá nhân sự siêu thị hiệu quả
Mục Lục Bài Viết
Vì sao cần phải đánh giá nhân sự siêu thị?
Đánh giá năng lực nhân viên đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của không chỉ những người làm nghề nhân sự, mà còn trở thành vấn đề làm đau đầu những nhà quản lý doanh nghiệp khi lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
– Nâng cao khả năng thực hiện công việc và cung cấp những thông tin. Phản hồi chính xác mức độ thực hiện công việc của từng nhân viên; từ đó có biện pháp nâng cao và hoàn thiện hiệu năng công tác.
– Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc. Từ kết quả công việc làm cơ sở để khuyến khích động viên.
– Ðánh giá năng lực thực hiện công việc giúp doanh nghiệp có những dữ liệu cho biết khả năng thăng tiến của nhân viên. Nhờ sự đánh giá này doanh nghiệp có thể có cơ sở để hoạch định tài nguyên nhân sự.
– Thông qua đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên. Nhà quản trị có thể điều chỉnh việc bố trí sử dụng nhân viên cho phù hợp với công việc; phát hiện những tiềm năng còn ẩn giấu trong nhân viên giúp họ phát triển.
– Ðánh giá năng lực thực hiện công việc giúp cho doanh nghiệp có cơ sở dự báo về nhân sự trong tương lai. Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân sự.
Các tiêu chí giúp nhà quản lý đánh giá nhân sự hiệu quả
Đánh giá nhân sự có thể coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên. Từ đó ban quản lý có thể xét duyệt sự hoàn thành nhiệm vụ, mức độ phù hợp với công việc; đồng thời đưa ra chế độ thưởng, phạt hợp lý. Đây là công việc vô cùng cần thiết, không thể thiếu để các nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả làm việc; động viên nhân viên cũng như thúc đẩy kịp thời, giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót.
1. Đánh giá thông qua thái độ làm việc của nhân viên
Có thể đưa thái độ làm việc của nhân viên vào trong bảng đánh giá nhân sự bán hàng. Với một người nhân viên, bạn hoàn toàn có thể đào tạo họ phát triển kỹ năng và trình độ bán hàng để họ có thể đạt được những thành tích tốt trong công việc bán hàng thế nhưng riêng thái độ làm việc là thứ rất khó để đào tạo mà nó thuộc vào phạm trù ý thức của riềng mỗi cá nhân.
Vậy nên khi nhìn vào thái độ làm việc của nhân viên chính là cách để chúng ta nhìn thấu ý thức của họ đối với công việc. Hãy liệt kê những yếu tố này vào bảng đánh giá nhân viên bán hàng để nhận diện rõ nhất thái độ làm việc của họ:
Đức tính trung thực trong công việc
Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Lòng trung thực ở bất cứ đâu cũng sẽ giúp bạn nhận được sự trọng dụng và sự thành công. Đặc biệt đối với một người nhân viên bán hàng thì lòng trung thực càng trở nên quan trọng. Khi họ trung thực với cấp trên, với doanh nghiệp và quan trọng hơn là trung thực với chính công việc mà họ đảm nhận thì chắc chắn sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm của người quản lý.
Chăc chăn rằng khi giao phó một công việc quan trọng bạn sẽ chọn một người trung thực trước khi tìm kiếm người nhanh nhẹn có tài năng. Vì với những người trung thực trước khi đánh giá đến kết quả bạn đã có thể yên tâm rằng người đó không dối gian và những kết quả đều là xác thực.
Sự nhiệt tình dành cho công việc của nhân viên bán hàng
Là một nhân sự trong mô hình kinh doanh dịch vụ, sự nhiệt tình là yếu tố cần thiết để mang lại doanh số bán hàng cho siêu thị. Với những nhân viên không có sự nhiệt tình trong bán hàng bạn có thể mất khách hàng bất cứ lúc nào. Bởi lẽ, ngành dịch vụ bạn không chỉ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà yếu tố giữ chân khách hàng là người thực hiện dịch vụ đó như thế nào.
Thái độ tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp
Sự tôn trọng khách hàng làm nên diện mạo của cửa hàng; rộng hơn nữa là toàn trung tâm hay hệ thống bán hàng của nhãn hiệu nào đó. Vậy để cho cửa hàng của mình ghi được dấu ấn tốt trong lòng khách hàng; hãy xây dựng thái độ tôn trọng khách hàng cho đội ngũ nhân viên nagy từ những ngày đầu làm việc.
Trước tiên, đó chính là thái độ lịch sự, cách tiếp xúc, trò chuyện với khách cởi mở, chân thành. Tiếp theo, nhân viên của bạn nên biết cách lắng nghe ý kiến từ khách hàng hay đồng nghiệp và tiếp nhận ý kiến đó. Hãy để ý xem nhân viên của bạn có chen ngang vào câu nói của khách hàng hay không. Trong chính cuộc trò chuyện với người quản lý là bạn, họ có giữ đúng những nếp giao tiếp lịch sự cần
thiết hay không để đánh giá sao sát.
2. Tiêu chí đánh giá về năng lực làm việc của đội ngũ nhân sự bán hàng
Nếu như thái độ làm việc của nhân viên là yếu tố tác động; thì năng lực làm việc là số đo chính cho kết quả làm việc của hệ thống nhân sự trong siêu thị.
Mức độ làm việc của người nhân viên bán hàng
Mức độ làm việc sẽ được đánh giá dựa vào khối lượng công việc và thời hạn nhân viên bán hàng thực hiện công việc đó hoàn thành. Nhìn nhận rõ nhất hiệu suất thông qua KPI được giao. Tuy nhiên người quản lý cũng phải tính toán sao cho có thể giao xuống được một bộ KPI phù hợp với từng nhân viên, từng năng lực của mỗi người. KPI cần phải gắn liền với thực tế mới có thể tiến hành đánh giá sát sao
được.
Sự phát triển trong công việc
Thông qua KPI công việc giao cho người nhân viên bán hàng, người quản lý có thể đưa ra các đánh giá về mức độ làm việc của đội ngũ nhân sự. Từ đó chúng ta sẽ nhìn nhận được rõ nhất con đường phát triển của nhân viên đối với công việc.
Mức độ hoàn thành công việc
Đây được coi là tín hiệu để cho nhà quản lý đưa ra sự đánh giá chuẩn xác nhất về năng lực của mỗi nhân viên bán hàng trong công việc. Khi đã nhận diện rõ ràng về chuẩn mực của người nhân viên bán hàng thì người quản lý sẽ dễ dàng xây dựng nên một thước đo chuẩn mực để nhìn nhận nhân viên một cách cụ thể, rõ ràng nhất.
Với những tiêu chí trên bạn đã lên được bảng đánh giá nhân sự chưa. Hy vọng những chia sẻ trên đây của ISaac có thể giúp bạn quản lý nhân sự hiệu quả.