Hình thức nhượng quyền tại các nước khu vực Châu Á đang được giới kinh doanh Việt Nam vận dụng nhằm phát triển thương hiệu kinh doanh. Bên cạnh đó nhiều nhà kinh danh nhỏ có xu hướng khởi sự kinh doanh bằng việc mua nhượng quyền thương hiệu để phát triển ngay chứ không qua quá trình xây dựng thương hiệu riêng. Vậy nhượng quyền thương hiệu có những lợi thế gì và mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu như thế nào? Nếu bạn đang muốn kinh doanh; hãy cùng ISaac tìm hiểu về mô hình kinh doanh nhượng quyền 2020 tại bài viết dưới đây để có hướng đi trong kinh doanh nhé.

Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là ủy quyền; được trao cho một cá nhân hoặc một nhóm để kinh doanh trong một khu vực cụ thể và một khoảng thời gian nhất định. Nó cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ đã qua chứng thực thành công. Cho phép các doanh nghiệp khác kinh doanh dưới tên thương hiệu của mình dưới hình thức thu phí. Bên nhận quyền được hợp thức hóa theo phương pháp kinh doanh của bên nhượng quyền bao gồm: Thương hiệu, công nghệ, nguồn hàng, công thức và các vấn đề về sản phẩm.

Để đầu tư vào thương hiệu, người mua phải trả phí ban đầu cho các quyền kinh doanh, đào tạo và thiết bị theo yêu cầu của thương hiệu nhượng quyền. Theo đó, người nhận quyền thường trả cho thương hiệu  một khoản thanh toán hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Khoản thanh toán này thường được tính bằng phần trăm tổng doanh thu của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Đặc biệt, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác cũng như hỗ trợ bên nhận nhượng quyền toàn bộ quyền lợi theo cam kết. Bên nhận quyền thương hiệu đảm bảo kinh doanh đúng khuôn mẫu, cách thức, quy trình của bên nhượng quyền để giữ uy tín thương hiệu. Đồng thời doang nghiệp cũng cần hoàn tất giấy phép kinh doanh để hợp thức hóa toàn bộ hoạt động.

Ưu điểm của mô hình nhượng quyền thương hiệu đối với đơn vị nhận quyền

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh dưới hình thức một thương hiệu sẵn có. Là một trong những mô hình kinh doanh thành công nhất trong vòng 100 năm qua. Bạn đang muốn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nhưng chưa biết có nên hay không. Hãy tham khảo ưu điểm mà nhượng quyền thương hiệu mang lại để có bước đi chính xác nhé.

Mô hình nhượng quyền thương hiệu

– Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư kinh doanh

– Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động đều được chuẩn hóa từ bên nhượng quyền.

– Nhận được công nghệ, phương thức kinh doanh, ảnh hưởng sẵn có của thương hiệu được nhiều người biết đến

– Được hỗ trợ tối đa về địa điểm, cơ sở vật chất trọn gói và thống nhất

– Nhanh chóng thu hút khách hàng

– Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh

– Được hỗ trợ về các chương trình khuyến mại, giới thiệu và quảng bá của thương hiệu.

– Có được các phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm …

Các hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Đây là mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện nhất thể hiện mức độ hợp tác sâu rộng giữa hai bên. Công ty được nhượng quyền kinh doanh dưới hình thức đúng như một chii nhanh của thương hiệu nhượng quyền. Thời hạn hợp đồng ít nhất là 5 năm, và có thể kéo dài đến 20 – 30 năm. Với mô hình nhượng quyền kinh doanh này; thương hiệu nhượng quyề phải đảm bảo cung cấp cho bên nhận quyền đủ 4 yếu tố:

– Hệ thống nhận dạng thương hiệu

– Sản phẩm hoặc dịch vụ

– Hệ thống vận hành

– Bí quyết công nghệ trong sản xuất hoặc bí quyết kinh doanh.

-> Xem ngay: Nhượng quyền siêu thị vinmart

Hình thức nhượng quyền thương hiệu

Khi nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên nhận quyền sẽ thanh toán cho bên nhượng quyền gồm 02 khoản phí. Đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động được tính trên doanh số bán ra định kỳ. Ngoài ra còn có các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh như:  tư vấn, thiết kế, trang trí, mua sắm trang thiết bị, chi phí marketing, quảng cáo, …

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Đối với hình thức nhượng quyền này thường có cơ chế quản lý khá lỏng lẻo. Một số yếu tố nhất định được nhượng quyền như: Cấp phép thương hiệu; nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ; nhượng quyền các công thức sản xuất, sản phẩm, tiếp thị; …

Khi kinh doanh mô hình này, bên nhượng quyền không kiểm soát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền một cách chặt chẽ. Cũng như không kiểm soát được thu nhập các số liệu từ hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền.

Nhượng quyền kinh doanh và có tham gia quản lý

Một trong các hình thức nhượng quyền kinh doanh không toàn diện là nhượng quyền có hỗ trợ cung cấp nhân sự điều hành và quản lý doanh nghiệp. Hình thức này giúp kiểm soát quá trình kinh doanh. Không làm mất đi bản sắc vốn có của doanh nghiệp nhượng quyền. Mô hình này nhằm đảo bảo hệ thống kinh doanh được phát triển đồng bộ, đúng quy trình và có chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao nhất.

Nhượng quyền kinh doanh và có tham gia đầu tư vốn

Để có thể tham gia vào hội đồng quản trị và tham gia kiểm soát hoạt động kinh doanh của hệ thống; doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh sẽ đầu tư một số vốn vừa và nhỏ vào vốn đầu tư kinh doanh của bên nhượng quyền. Một phần giống với nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý; mô hình này cũng giúp kiểm soát được tình hình hạt động của đơn vị nhận quyền. Sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình phát triển vẫn giữ được đúng công thức của thương hiệu.

Một số thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có hơn 200 thương hiệu nước ngoài đang triển khai nhượng quyền thương mại. Trong số đó đa số là các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh bao gồm: Tous Les Jours, BBQ Chicken, KFC, Burger King, Pizza Hut, The Pizza Company, Starbuck, Domino’s, McDonald’s, Pepper Lunch, Baskin Robbins, Lotteria, Caffe Bene, Haagen-Dazs, Bobabop, Gong Cha, Toco Toco, Dingtea…

Bên cạnh đó, các doanh nghệp của Việt Nam cũng đang phát triển thương hiệu theo hình thức kinh doanh này. Ví dụ như

– Các chuỗi cafe: Cafe Trung Nguyên, The Coffee House, Highlands Coffee, Minalo Coffee.

– Các siêu thị thuộc lĩnh vực điện máy: FPT Shop Thế Giới Di Động;

– Cửa hàng thời trang: Luta Fashion, Blue Exchange,

– Và một số thương hiệu Việt Nam khác: Phở 24, Kinh Đô Bakery, Ninomax, T&T…

Ở góc độ kinh doanh, doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền cần hiểu rõ và thực hiện đúng quyền kinh doanh của mình nếu muốn cho hệ thống nhượng quyền hoạt động. Mọi hình thức kinh doanh khi có ưu điểm cũng sẽ đi cùng hạn chế nhất định của nó. Việc lựa chọn hình thức kinh doanh và phát triển doanh thu như thế nào là do cá nhân bạn. Qua bài chia sẻ về nhượng quyền kinh doanh; ISaac hy vọng mỗi nhà kinh doanh có bước khởi đầu chính xác nhất. Kinh doanh không khó, cái khó nằm ở ý trí của nhà kinh doanh. Chúc đối quý khách hàng của ISaac thành công !!

Liên hệ tư vấn miễn phí tại ISaac Group

Địa chỉ: Phòng 501 tầng 5, tòa nhà ISaac, 813 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0989 864 866 – 0989 864 866