Khi mới bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh, điều đầu tiên mà bạn mà chú ý là đặt tên cửa hàng sao cho vừa hay, ý nghĩa lại gây được sự chú ý của khách hàng. Đặt tên cửa hàng không hề đơn giản. Nó luôn là vấn đề làm các chủ cửa hàng đau đầu nhất. Tên cửa hàng là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định nên sự thành công trong quá trình kinh doanh của cửa hàng bạn. Tên cửa hàng là những đặc trưng tạo nên tính riêng biệt của cửa hàng kinh doanh của bạn. Tuy nhiên phần lớn các khi những người kinh doanh bắt đầu thì việc đặt tên cho cửa hàng rất khó khăn, thậm chí là mắc phải những sai lầm không nên.
Tên của một cửa hàng là điều đầu tiên khách hàng nhớ đến, dù ít dù nhiều nó cũng đảm bảo cho việc khách hàng sẽ nhớ đến bạn. Đặt tên cho cửa hàng kinh doanh giống với việc bạn xây viên gạch trong một toàn nhà. Khi các viên gạch đã vào đúng chỗ của mình và công việc tiếp theo là xây theo các đường gạch đó. Nếu việc đặt gạch không đúng thì sẽ khiến có cấu trúc sắp đặt tiếp theo khó khăn hơn.
Mục Lục Bài Viết
Sai lầm hay mắc phải cần chú ý khi đặt tên cho cửa hàng kinh doanh
1. Đặt tên cho cửa hàng kinh doanh quá dài, khó nhớ.
Khi đặt tên cho cửa hàng, bạn sẽ nghĩ ra rất nhiều tên đẹp ý nghĩa xung quanh những cái tên đó, tuy nhiên việc rút gọn đi thì lại khá khó khăn. Một cửa hàng kinh doanh không nhất thiết phải có một cái tên quá ý nghĩa như các doanh nghiệp, vì phương thức hoạt động của bạn đơn giản hơn. Và nếu sau này bạn có khả năng phát triển lớn mạnh thì đó lại là một chuyện khác.
Tên cửa hàng quá dài bạn nhìn ngay tấm biển của mình cũng thấy không đẹp mắt và khiến khách hàng khó nhớ. Hầu như mọi lĩnh vực kinh doanh đều có rất nhiều các cửa hàng khác nhau, cửa hàng của bạn không ngoại lệ. Họ hoàn toàn có thể bước chân sang cửa hàng khác nếu họ không nhớ nổi tên cửa hàng bạn như thế nào.
2. Cần quá nhiều sự gợi ý
Một thực tế là bạn chỉ có thể chọn một cái tên cho cửa hàng của bạn, và khi có quá nhiều gợi ý bạn sẽ bỏ qua nhiều cái tên hay, hoặc chìm trong một sự bế tắc là bạn không biết chọn một cái tên như thế nào phù hợp.
Do đó, bạn chỉ nên tham khảo một số đối tượng nhất định, tin cậy và phải lựa chọn khi chính bạn cảm thấy điều đó là hợp lý, phù hợp, nhưng cũng đừng quên tham khảo ý kiến của bạn bè. Đôi khi, cảm nhận cá nhân có thể không được chính xác. Hãy chắc chắn bạn có đủ sự tỉnh táo, sáng suốt nhất để chọn lựa ra một cái tên phù hợp, đầy sức cuốn hút.
3. Tránh xa những âm dễ bị nhầm lẫn khi phát âm
Cho dù bạn chọn tiếng Việt hay tiếng Anh cho cửa hàng của bạn bạn cần lưu ý khi đặt tên cho cửa hàng tránh xa những âm có cách phát âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn như “n” và “l”, “x” và “s”, “c” và “k”…..
Vì sao lại vậy? Vì khó phát âm, bạn cũng phải công nhận một điều cho dù bạn có là người phát âm đúng thì với những tên có những từ này cũng khiến bạn dễ bị nhầm lẫn. Có không ít các ý tưởng cách điệu tên, vì thay bằng việc cùng “c” họ sẽ dùng”k” và cách phát âm không khác nhau. Bạn nghĩ sao nếu khách hàng không thể nhớ nổi tên của cửa hàng bạn khi muốn tìm kiếm.
4. Không tạo sự khác biệt hoặc ấn tượng
Một điều bạn có thể biết, tên gọi mang một ý nghĩa nhất định và định vị trong tâm trí khách hàng. Khi đặt tên cho cửa hàng của mình bạn đừng quên những yếu tố ấn tượng, độc đáo. Sự độc đáo của tên gọi tạo ấn tượng ngay từ lần đầu khách hàng trông thấy. Điều này đặc biệt quan trọng với các cửa hàng kinh doanh online.
Tất nhiên dù tên shop có hay và độc đáo đến đâu thì bạn đừng quên việc nó phải luôn dễ nhớ, đơn giản và khách hàng có thể phát âm được một cách thuận tiện. Đặc biệt là tên mà bạn đặt không được trùng với các thương hiệu khác nếu bạn không muốn phải chịu sự cạnh tranh khá lớn và hiểu nhầm của khách hàng. Điều này rất quan trọng, vì giữa một rừng vô số các shop bán hàng với nhau thì tên shop, cửa hàng chính là một dấu hiệu nhận diện thương hiệu, giúp thu hút và khiến khách hàng tìm đến bạn.
Những chiến dịch quảng cáo của bạn trên mạng xã hội sẽ hiệu quả hơn nếu chính tên cửa hàng của bạn là một hiệu quả.
5. Đừng quên thiết kế logo
Logo là nét riêng biệt ấn tượng nhất mà mỗi cửa hàng nên có nhiều. Nhiều cửa hàng kinh doanh không thiết kế logo vì theo họ một cửa hàng quy mô nhỏ không cần đến logo. Điều này là sai lầm.
Khi bạn muốn xây dựng, phát triển cửa hàng, bạn sẽ phải có những sản phẩm riêng biệt của riêng bạn không có cửa hàng nào có và điều đó làm bạn khác biệt. Thêm vào đó là những chiếc túi đựng hàng có gắn logo; hay thiết kế kèm logo khách hàng sẽ nhớ đến bạn nhanh hơn nếu họ có nhu cầu một lần nữa với bạn.
Một số lưu ý khi đặt tên cho cửa hàng kinh doanh
1. Chọn tên thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ
Đối với những cửa hàng nhỏ và chỉ muốn dừng lại ở đó chứ không muốn phát triển thêm. Thì bạn có thể bỏ qua vấn đề này. Nhưng nếu bạn muốn mở rộng và gắn bó lâu dài với cửa hàng, doanh nghiệp của mình (vd: thành lập một chuỗi cửa hàng), bạn nên chọn một cái tên có thể bảo hộ được.
Một khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển và trở nên lớn mạnh, một cái tên được bảo hộ về mặt pháp lý có thể giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro đồng thời tránh bị “nhái” thương hiệu.
2. Nên đặt tên thương hiệu có sẵn tên miền
Thời đại 4.0, việc kinh doanh luôn luôn không thể thiếu một website riêng. Mặt khác, hầu hết các website doanh nghiệp, cửa hàng đều lấy theo tên thương hiệu. Vậy nên, nếu bạn có ý đặt tên thương hiệu nhưng không thể đăng ký tên miền với cái tên đó thì nên xem xét lựa chọn một cái tên khác để phát triển. Bạn cũng nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt, phòng trường hợp bị người khác mua trước.
3. Chọn tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ
Nếu khách hàng không nhớ tên họ sẽ nhắc đến cửa hàng của bạn bằng cách nào? Hoặc khi muốn giới thiệu với bạn bè họ phải giới thiệu bằng cái tên gì? Hay là họ lại nhớ và giới thiệu nhầm tên cửa hàng của bạn sang tên đối thủ? Khách hàng không nhớ tên cửa hàng có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt cho chính bạn.
Một cái tên nếu cái tên đó quá phức tạp và khó nhớ, sẽ rất khó cho khách khách để có thể ghi nhớ được. Do vậy, hãy chọn cho cửa hàng mình những cái tên đơn giản, dễ nhớ như: có chứa các nguyên âm a, i, o, e . Ngoài ra, bạn cần chọn tên thương hiệu cần phải đánh vần được thì mới có thể đăng ký bảo hộ được nhé.
4. Không liên tưởng đến nghĩa tiêu cực
Chắc hẳn bạn sẽ không muốn người khác cười nhạo, chế giễu tên cửa hàng của mình đâu đúng không nào?
Khi đặt tên thương hiệu, hãy tránh các lỗi về âm lẫn về nghĩa. Làm khách hàng liên tưởng tới những hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm, đen đủi, rủi ro… Đặc biệt nếu bạn sử dụng tên nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từ ngữ đó. Bởi lẽ có những từ ngữ mang nghĩa tốt ở quốc gia này nhưng lại mang nghĩa xấu ở quốc gia khác. Biết đâu, ngày nào đó khi bạn đang đứng trên “bục vinh quang” lại có kẻ “vạch lá tìm sâu” thì khổ.
5. Liên quan với ngành nghề hoặc sản phẩm
Tên thương hiệu không nhất thiết phải liên quan tới ngành nghề hoặc sản phẩm bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên đối với những cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ, mới, chưa được biết đến nhiều. Đặt tên thương hiệu liên quan với ngành nghề sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện. Giúp bạn rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông, quảng cáo.
6. Tên thương hiệu cần khác biệt
Đối với kinh doanh, việc trùng lặp hay tương đồng về tên, thương hiệu mang lại cho bạn rất nhiều bất lợi. Đặc biệt là khi bị tương đồng với các đối thủ trực tiếp. Ví dụ khách hàng có thể nhầm lẫn cửa hàng của bạn và cửa hàng của đối thủ, dẫn đến nguy cơ mất khách hàng.
Khi đặt tên thương hiệu lưu ý không nên đặt tên giống hoặc na ná với đối thủ cạnh tranh. Kể cả sử dụng những yếu tố mà đối thủ đã sử dụng.
7. Đúng phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Với khách hàng là người Việt, phân khúc tầm thấp chắc chắn sẽ khó hiểu, khó đọc một cái tên “ngoại”. Ngược lại khách hàng quốc tế cũng rất khó có thể chấp nhận một cái tên “Việt”. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Khi đặt tên thương hiệu bạn hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (trong hay ngoài nước), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc thấp, bình dân, bạn nên chọn những cái tên đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu và nếu ngược lại, bạn nên chọn những cái tên thể hiện sự xa xỉ, cao cấp.
Trên đây là những sai lầm và lưu ý dành cho các chủ cửa hàng, doanh nghiệp khi đặt tên cho cửa hàng mình. Hy vọng với bài viết này, các chủ cửa hàng, doanh nghiệp sẽ chọn được một cái tên phù hợp, giúp phát triển kinh doanh.