Khách hàng siêu thị ngày càng có nhiều tiếng nói về nhu cầu của họ. Tâm lý khách hàng đang thay đổi nguồn gốc của nó sang một cấp độ khác. Chất lượng và khách hàng là chìa khóa để đạt được doanh số và niềm tin của khách hàng. Do đó bạn cần nắm bắt tâm lý của khách hàng và chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp. Tuy nhiên, không phải nhân viên siêu thị nào cũng có khả năng hiểu tâm lý khách hàng. Vậy bí quyết nào để nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả.

nam-bat-tam-ly-khach-hang

Tại sao cần nắm bắt tâm lý khách hàng

Trong tiếp thị bán hàng, ai hiểu tâm lý khách hàng hơn, người đó thắng. Hiểu tâm lý khách hàng để lựa chọn đặc điểm phù hợp nhất của sản phẩm nhằm gây chú ý đến họ.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng siêu thị là bước đầu trong quá trình bán hàng của nhân viên và các nhà kinh doanh. Làm sao để lôi kéo khách hàng, khiến khách hàng tin tưởng mua hàng và quay lại với mình thì phải biết cách thuyết phục tâm lý. Mục tiêu của người bán hàng siêu thị không phải là đánh bại khách hàng mà là thuyết phục họ; làm cho họ thấy được hạnh phúc và thoải mái khi lựa chọn sản phẩm của bạn.

Trong hoạt động bán hàng, kinh doanh; bạn có thể gặp đa dạng các khách hàng với các tính cách khác nhau, tâm lý khác nhau. Vì vậy, bạn cần linh hoạt để giải quyết bài toán phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng khách hàng.

Cách nắm bắt tâm lý khách hàng siêu thị

Mỗi khách hàng lại có những tâm lý khác nhau. Do đó để nắm bắt tâm lý khách hàng bạn luôn phải linh hoạt theo từng từng tình huống. Có những cách mà các nhân viên kinh doanh siêu thị luôn được đào tạo trước khi trở thành nhân viên bán hàng; tuy nhiên họ không bao giờ chia sẻ. Vậy bí quyết nào dẫn đến thành công trong cách nắm bắt tâm lý khách hàng.

nam-bat-tam-ly-khach-hang-sieu-thi

1. Khách hàng thường không có đủ kiên nhẫn

Khi họ nói chuyện với bạn đừng bắt họ phải nghe bạn trả lời như đang thuyết trình giới thiệu sản phẩm. Chỉ cần nêu bật ra những ý họ không hiểu, hơn nữa phải trả lời ngay lập tức để họ không phải chờ đợi quá lâu.

Nếu bạn phải kiểm tra lại thông tin hãy xin phép họ đợi “một chút” và nhanh chóng tra cứu để không làm mất thời gian của cả hai bên. Có thể bạn không tin nhưng đợi chờ 5 phút cho câu trả lời chẳng khác gì đứng 30 phút ở cửa hàng cả.

2. Khách hàng luôn muốn mua hàng với giá thấp nhất

Trong kinh doanh siêu thị, mức gái của từng sản phẩm đều là cố địng, không “nói thách” và mức giá cố định không tăng giá quá cao. Do đó, họ luôn thích những sản phẩm nào được giảm giá. Bởi lẽ có một niềm tin rằng, dù giảm giá nhưng chất lượng sản phẩm trong siêu thị không giảm.

Do đó, khi là nhân viên bán hnagf hay nhân viên thu ngân, bạn cũng có thể giới thiệu thêm những sản phẩm nếu đang có chương trình khuyến mại. Biết đâu lại tăng được doanh số cho quầy hàng.

3. Khách hàng chỉ mua nếu họ hiểu về sản phẩm

Khi khách hàng thắc mắc về các sản phẩm mới trong siêu thị; hãy trả lời trọn vẹn các câu hỏi của khách hàng, phải làm cho họ cảm thấy đã biết về sản phẩm như chất liệu, mẫu mã, xuất xứ, bảo hành,.. hoặc cách sử dụng sao cho bền nhất. Họ sẽ không mua nếu bạn cứ ậm ờ trả lời một cách cho có và sẵn sàng kết thúc cuộc nói chuyện nếu thấy bạn không có ý định hợp tác.

cach-nam-bat-tam-ly-khach-hang

4. Khách hàng thể hiện tâm trạng quan ngôn ngữ

Nhiều người mua sắm khi vui, khi buồn hoặc chỉ là bất chợt nhìn thấy một sản phẩm bắt mắt, thú vị nên vào hỏi han, có thể mua hoặc không mua. Với những người dễ tính và tâm trạng tốt thì không sao, bạn có thể nói đùa một vài câu để họ thấy vui vẻ nhưng nếu ngược lại thì bạn cần hết sức cẩn thận. Chỉ cần làm phật ý họ cũng trong một vài câu thôi là họ sẽ bỏ đi ngay lập tức.

Khi nói chuyện nhớ chú ý câu chữ, bình tĩnh trả lời một cách lịch sự, lễ phép , đừng làm học cáu. Nếu nói chuyện với bạn mà làm mất cơn giận, sự buồn bực của họ thì họ sẽ đáp lại bằng những đơn hàng, có thể bạn sẽ được cảm ơn vì làm họ vui hơn đấy.

5. Nắm bắt tâm lý khi khách hàng luôn coi mình là số 1

Khách hàng là người mua sản phẩm của bạn, họ có quyền yêu cầu sản phẩm của bạn phải như ý họ hoặc chí ít là theo như quảng cáo họ thấy. Đừng vội “nóng” khi thấy họ cứ liên tục phản bác ý kiến của bạn. Điều đó không có nghĩa là họ không muốn mua hàng mà là nếu bạn giải thích hết mọi sự làm họ hài lòng thì họ sẽ mua sản phẩm đó. Luôn nhún nhường, tôn trọng, thân thiện nhất có thể.

Đừng nghĩ rằng mất khách này còn khách khác, nếu không biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng khiến họ không có thiện cảm với bạn; có thể khách hàng sẽ đánh giá về bạn cũng như sản phẩm của bạn không tốt và chẳng ai đến với bạn nữa cả.

6. Khách hàng cần bảo hành, hãy nhấn mạnh vào chất lượng dịch vụ

Đối với một số khách hàng, một sản phẩm tốt và chất lượng thôi chưa đủ mà họ quan tâm đến dịch vụ của người cung cấp và cách mình được chăm sóc sau khi mua hàng. Và đồng thời việc nắm bắt tâm lý khách hàng giúp bạn thu hút họ trong lần mua hàng tiếp theo. Những dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành như dịch vụ giao hàng, vận chuyển, hỗ trợ miễn phí,…cần được cam kết rõ ràng khi bạn tiếp thị sản phẩm của mình.

7. Khách hàng cần danh tiếng sản phẩm

Khi khách hàng quyết định mua một sản phẩm nào đó, danh tiếng sản phẩm thực sự ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Khách hàng có xu hướng mua hàng hóa mà đã được người nổi tiếng khác sử dụng bởi nó chứng tỏ sản phẩm đó thực sự chất lượng và được tin dùng. Khi cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình, nếu bạn giới thiệu danh sách khách hàng VIP của mình hoặc ví dụ Google là khách hàng hợp tác với bạn thì giao dịch bán hàng này có được phần trăm tin cậy cực lớn và chắc chắn sẽ thành công.

8. Nắm bắt tâm lý khi khách hàng không biết mình cần gì

Nhiều người khi đến với siêu thị nhưng không biết rõ chắc chắn họ cần mua những gì; hoặc đơn giản họ chưa biết rõ về những sản phẩm mới, choáng ngợp trước sự đa dạng của nhiều loại hàng hóa. Những khách hàng đôi khi mua những mặt hàng mà họ không thực sự cần. Bí quyết của bạn là hãy trở thành người tư vấn tận tâm đưa ra các gợi ý phù hợp nhất đối với nhóm khách hàng này.

Với những chia sẻ về bí quyết nắm bắt tâm lý khách hàng. ISaac hy vọng rằng có thể giúp bạn thêm những kinh nghiệm trong bán hàng siêu thị để tăng doanh thi bán hàng.