Lazada nổi tiếng là trang thương mại nổi tiếng hàng đầu Đông Nam Á. Thu hút rất nhiều các doanh nghiệp, đối tác tham gia vào chuỗi cung ứng. Hãy cùng Isaac tìm hiểu ngay về mô hình kinh doanh của Lazada được lựa chọn để làm nên tên tuổi của trang thương mại điện tử này trên thị trường nhé.

Tìm hiểu về LAZADA

Chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ gì với cái tên Lazada. Trước khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh của Lazada, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và những thông tin của sàn thương mại điện tử này nhé.

Lịch sử thành lập

Lazada Việt Nam là công ty trực thuộc Lazada Group. Lazada Group trước kia là trang thương mại điện tử của một tư nhân người Đức. Đến đầu năm 2015, Lazada Group được mua lại bởi tỷ phú Trung Quốc Jack Ma – người sáng lập và chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba. Từ đó tập đoàn Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba.

Lazada Việt Nam được thành lập từ năm 2012, tính đến nay Lazada hiện là một sàn giao dịch thương mại điện tử có tiếng tại Việt Nam. Đây còn là “địa chỉ” mua sắm và bán hàng trực tuyến hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Lazada
Trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam

Các dịch vụ cung cấp

Lazada cung cấp nền tảng mua bán các sản phẩm đa dạng từ đồ điện tử, nội thất, thời trang, gia đình, sức khỏe,…. Tại đây, người dùng có thể tìm kiếm và tham khảo rất nhiều sản phẩm từ các thương hiệu với mức giá và mẫu mã khác nhau. Có thể nói mọi nhu cầu mua sắm của bạn đều có thể được đáp ứng trên Lazada. Đặt biệt là các mặt hàng linh kiện rời, phụ kiện điện tử, các chi tiết máy nhỏ khó có thể tìm mua trên các trang khác. Thì tại lazada bạn chỉ cần nhập tên linh kiện là dễ dàng có được.

Ngoài sự tham gia của các nhà bán hàng nội địa, các nhà bán hàng Trung Quốc cũng được phép tham gia phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng Việt Nam thông qua Lazada.

Lazada đã có nhiều chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người dân lựa chọn các phương thức thanh toán đa dạng hơn, từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế không tiền mặt

Cách thức hoạt động

Bất kì cá nhân, danh nghiệp, công ty, thương hiệu nào đều có thể tham gia bán hàng trên Lazada. Không chỉ là sàn giao dịch với sự tham gia của các bên thứ ba mà Lazada cũng bán các sản phẩm, dịch vụ riêng của mình. Mô hình kinh doanh của Lazada này đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả cho người dùng.

Đa phần các sản phẩm trên lazada đều là của các doanh nghiệp, cá nhân gọi là các đối tác đăng bán. Lazada giống như một cửa hàng và cho các đối tác đó thuê các gian hàng để bán. Khi các đối tác hoạt động tại đây, Lazada sẽ thu phần trăm hoa hồng từ họ.

mo-hinh-thuong-mai-dien-tu-B2B-cua-Lazada
Mô hình thương mại điện tử của Lazada

Công nghệ

Theo ông James Dong – Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam, mục tiêu xây dựng Lazada dựa trên 3 yếu tố trọng tâm. Đó là

  • Phát kiến công nghệ tiên tiến
  • Hệ thống logistics
  • Các phương thức thanh toán đa dạng.

Nhờ việc kế thừa các nền tảng công nghệ hiện đại nhất của Tập đoàn Alibaba, Lazada có một hệ thống công nghệ đáng tinh vi với những sáng kiến nổi bật. Đặc biệt phải kể đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên hệ thống. Với mục đích cá nhân hóa những tìm kiếm và trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra sáng kiến kết hợp trò chơi hay các hình thức tích lũy cũng đem đến những tiện ích đáng kể. Trong quá trình phát triển, Lazada còn triển khai thêm các ý tưởng như: collection point, smart locker,…

Bạn có thể xem thêm: Collection Point của Lazada

Bên cạnh đó, hệ thống logistics bài bải là một trong những thế mạnh của Lazada.  Với những trung tâm xử lý đơn hàng trải dài trên khắp cả nước, lazada cung cấp cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Mô hình kinh doanh của Lazada

Lazada áp dụng mô hình “Market place”. Đóng vai trò là trung gian trong quy trình mua bán online, Lazada không kiểm soát nhiều về chất lượng nhà bán và sản phẩm của nhà bán. Tuy nhiên khi có các khiếu nại hay đánh giá từ khách hàng, Lazada sẽ tham gia xử lý. Các đơn vị bán hàng trên trang cũng không bắt buộc phải kiểm tra giấy phép đăng ký hoạt động.

Mô hình kinh doanh của Lazada được triển khai đó là B2B mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.

Mô hình kinh doanh B2B

Mô hình kinh doanh B2B là gì? Các ưu điểm mà nó mang lại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Mô hình B2B là gì?

mo-hinh-B2B-cua-Lazada
Mô hình B2B là gì?

Trước khi tìm hiểu cụ thể về mô hình kinh doanh của Lazada – mô hình B2B trung gian. Bạn đọc cần hiểu rõ B2B là gì nhé.

B2B được viết tắt của cụm Business to Business. Hiểu là “doanh nghiệp đến doanh nghiệp”. Giống như tên gọi, mô hình này mô tả các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa các nhà sản xuất với người bán buôn, hoặc giữa một người bán sỉ với người bán lẻ. Đây là mô hình chủ yếu hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Dự đoán trong tương lai loại hình này sẽ rất có triển vọng.

Những ưu điểm của mô hình B2B

Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp thường mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả nhanh hơn. Nhờ vào các website thương mại điện tử B2B mà doanh thu tăng đáng kể. Đồng thời còn giúp các doanh nghiệp giành được những ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường.

B2B-cua-lazada
Ưu điểm của mô hình B2B

Xét đến quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, loại khách hàng này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố cảm xúc. Nhưng với loại hình là các doanh nghiệp, họ lại chú trọng đến tính logic. B2B kết nối giữa các doanh nghiệp còn giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Nó tăng cơ hội hợp tác giữa những đơn vị khác nhau; mở ra những mắt xích có mối quan hệ lợi ích chung. Từ đó tiết kiệm được tối đa nguồn lực mà vẫn đảm bảo hiệu qủa.

Các loại hình B2B

Một trong những loại mô hình B2B được giới thiệu sau đây chính là mô hình kinh doanh của Lazada.

Các mô hình B2B thường gặp là:

  • Mô hình B2B thiên về bên mua: Các đơn vị kinh doanh nhận nhu cầu hàng hóa từ khách hàng. Sau đó nhận nguồn hàng từ bên thứ 3 cung cấp.
  • Mô hình B2B thiên về bên bán: Các doanh nghiệp sở hữu các trang thương mại điện tử chính. Họ cung cấp số lượng lớn các sản phẩm; hàng hoá; dịch vụ cho các đối tác là doanh nghiệp; đại lý; bán lẻ,…
  • Mô hình B2B dạng trung gian: Người mua và người bán được kết nối với nhau thông qua sàn thương mại điện tử.
  • Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác: Gần giống như B2B trung gian nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn.

Tùy vào từng quốc gia, doanh nghiệp sẽ chọn loại hình B2B khác nhau.

Mô hình thương mại điện tử B2B của Lazada

Cách thức hoạt động

Bạn đã chờ đợi cho đáp án của câu hỏi “Mô hình kinh doanh của Lazada là gì rất lâu rồi đúng không?” Và bây giờ chính là những gì bạn tìm kiếm đây rồi. Lazada áp dụng mô hình thương mại điện tử B2B. Mà mô hình thương mại điện tử B2B của Lazada đó là mô hình B2B trung gian.

ecommerce-Lazada

Theo đó, Lazada sẽ đóng vai trò là một trung gian giữa người mua và người bán. Cá nhân, doanh nghiệp nào có nhu cầu bán. Họ sẽ gửi thông tin, mẫu mã của các sản phẩm này lên hệ thống trang để tiếp cận, quảng bá và phân phối tới người dùng.

Song song với đó là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Họ truy cập vào trang Lazada. Sau đó xem xét các đánh giá, mẫu mã và giá cả trước khi quyết định đặt hàng. Việc đặt hàng phải tuân theo các quy định của phía bên trung gian. Bù lại, sẽ được hưởng những quyền lợi bảo vệ từ phía Lazada.

Những vai trò mà mô hình B2B mang lại cho Lazada

Với sự đảm bảo về quyền lợi cũng như các yêu cầu về tuân thủ quy định. Lazada cam đoan về chất lượng sản phẩm tới người tiêu dùng. Dù với mô hình này, bên trung gian Lazada không can thiệp nhiều đến quyền sở hữu hay giấy phép kinh doanh của bên đối tác

Mô hình kết nối Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp, giúp Lazada trở thành một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Đây là trang tiềm năng cung cấp các sản phẩm; dịch vụ và triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp.

Một hiệu quả nữa từ mô hình. Đó là tạo nên một trang thương mại điện tử tối ưu hóa về thời gian; nguồn lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Lời kết

Mô hình thương mại điện tử B2B được xác định là sẽ rất có triển vọng trong thời gian tới. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ về mô hình kinh doanh của Lazada trên đây; giúp cho bạn đọc có thêm sự hiểu biết về mô hình của các trang thương mại điện tử. Từ đó có thể tham gia vào chuỗi quan hệ đối tác cùng những cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp của mình.