Trong khi quản lý, trong trường hợp cần tuyển dụng thêm nhân sự siêu thị; bạn sẽ cần đến một số mẹo phỏng vấn để có thể chuẩn bị một cuộc phỏng vấn tốt nhất. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn; dưới đây ISSAC chia sẻ một vài mẹo để bạn có thể chuẩn bị và tiến hành buổi phỏng vấn suôn sẻ để tuyển dụng được nhân sự tốt.

Muốn có được nhân sự, nhà tuyển dụng cần giảm thiểu nguy cơ của việc tuyển dụng sai người. Doanh nghiệp nên xây dựng chương trình phỏng vấn phù hợp với mỗi vị trí. Doanh nghiệp nên lưu ý các kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn và quy trình phỏng vấn nhằm thu thập được nhiều thông tin nhất có thể từ ứng viên.

Quy trình phỏng vấn nhân viên siêu thị chuyên nghiệp

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ thực hiện phỏng vấn theo quy trình nhau

1. Giới thiệu trình tự làm việc của buổi phỏng vấn nhân sự

Đây là bước đầu tạo sự chủ động cho nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn. Nếu để ý bạn sẽ có những nhận định chủ quan ban đầu về tính cách của ứng viên. Ngoài ra còn cảm nhận được bầu không khí của buổi phỏng vấn.

2. Giới thiệu về doanh nghiệp và giải thích về vị trí nhân viên siêu thị.

Ứng viên sẽ cần chú ý đến những thông tin này. Bởi những thông tin về doanh nghiệp và công việc thường là những câu hỏi hay gặp trong nội dung chính của cuộc phỏng vấn.

3. Đặt các câu hỏi nhằm làm rõ thông tin trong hồ sơ ứng viên.

Đây là thời điểm nhà tuyển dụng tìm hiểu kỹ hơn các năng lực của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng một số mẹo phỏng vấn, hoặc hỏi các ứng viên những câu hỏi như:

  • Mọi người nhận xét về bạn như thế nào?
  • Bạn biết gì về chúng tôi?
  • Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
  • Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

4. Ứng viên đặt câu hỏi. Các ứng viên sẽ được giải đáp các thắc mắc về công việc, chế độ ưu đãi, …

5. Kết thúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng tóm lại các thông tin và hẹn thời gian trả lời kết quả phỏng vấn.

meo-phong-van-ung-vien

Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn

Đặt câu hỏi “kiểm tra tính cách”

Loại câu hỏi này cũng như những câu hỏi phổ thông, nó giúp bạn xác định được loại tính cách mà đang cần tìm. Câu hỏi cần đánh thẳng vào trọng tâm; nhưng nếu họ chỉ trả lời chung chung mà không có sự giải thích, họ không có nhiều sự nhạy bén. Nếu ứng viên bày tỏ rõ ràng quan điểm; họ có thể là người biết cách bày tỏ suy nghĩ, có tư duy…

Kỹ năng đặt câu hỏi “Tình Huống”

Kỹ năng này có thể đưa ra từng câu hỏi tình huống cụ thể. Câu hỏi này sẽ giúp đánh giá được khả năng xử lý tình huống của nhân viên của mình như thế nào. Cũng như khả năng họ có thể thích nghi được với môi trường mới; khả năng thích nghi với đồng nghiệp khi làm đội nhóm; khả năng thích nghi với thái độ của khách hàng… Những khả năng thích nghi này thực sự rất quan trọng đối với một người nhân viên bán hàng siêu thị. Vì sẽ giúp bắt nhịp nhanh với công việc cũng như với môi trường. Khả năng kiềm chế cảm xúc cũng là một khả năng khiến có thể bình tĩnh trong mọi trường hợp. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra được cách xử lý thông minh của ứng viên.

Kỹ năng đặt câu hỏi “Đuổi”

Loại câu hỏi này là câu hỏi kiểm tra độ chân thực của ứng cử viên. Một ứng cử viên không thành thật sẽ không thể trở thành một chỗ dựa tốt cho đồng nghiệp cũng như sẽ luôn chối bỏ những tội lỗi do mình gây ra.

8 Mẹo phỏng vấn để có nhân sự siêu thị tốt

Nghiên cứu CV của ứng viên trước khi phỏng vấn

Trước khi vào buổi phỏng vấn, nhà phỏng vấn nên nghiên cứu CV của ứng viên. Có thể nghiên cứu các profile của ứng viên trên các mạng xã hội. Điều này có thể sẽ tiết lộ khá nhiều về con người thật của ứng viên. Và giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin của ứng viên, tạo thế chủ động trong buổi phỏng vấn.

Chuẩn bị trước nội dung

Việc chuẩn bị trước luôn luôn cần thiết với tất cả các công việc và là điều không thể thiếu trong kỹ năng phỏng vấn cho nhà tuyển. Đặc biệt trong việc muốn tuyển dụng nhân sự tốt, nó càng quan trọng. Sẽ không thể truyền tải một cách tốt nhất nội dung tuyển dụng nếu không sắp xếp thông tin từ trước. Thông tin được chuẩn bị sẽ gợi sự chú ý; ham thích của ứng viên đối với công việc họ sắp làm.

meo-phong-van-ung-vien

Thân thiện với ứng viên

Nhà tuyển dụng có thể sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể để ứng viên cảm thấy thoải mái và thiện cảm hơn với quá trình phỏng vấn. Ví dụ như mỉm cười, hướng người ra phía trước, gật đầu,…Nếu tạo ra càng nhiều sự thoải mái, thì ứng viên càng dễ dàng chia sẻ nhiều thông tin, và điều này sẽ có lợi lớn đến việc ra quyết định tuyển dụng.

Lắng nghe nhiều hơn nói

Nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn cần khai thác thông tin của ứng viên càng nhiều càng tốt. Người phỏng vấn có thể hướng dẫn và gợi ý cho ứng viên về những thông tin mà mình muốn biết; nhưng hãy luôn để ứng viên là nhân vật chính của buổi phỏng vấn.

Ghi chú trong khi phỏng vấn

Hãy sắp xếp ghi chú một cách cẩn thận. Nhà tuyển dụng có thể ghi nhớ thông tin của một hay hai ứng viên. Nhưng khi con số ứng viên là 5 hay 10 và nhiều hơn, thì phụ thuộc rất lớn vào các ghi chú trước đây đó. Nếu có thể, cuộc phỏng vấn nên sắp xếp một thư ký phỏng vấn hỗ trợ công việc này.

Tạo niềm tin ở ứng viên

Cần tạo cảm giác an toàn và tin tưởng cho ứng viên. Nhà tuyển dụng cần giới thiệu tên và công việc của mình để tạo sự chắc chắn về các thông tin trong buổi phỏng vấn. Ứng viên mới có thể sẵn sàng trao đổi công việc trong cuộc phỏng vấn của mình.

Phân bổ thời gian hợp lý

Phần lớn thời gian phỏng vấn nên được phân bổ để đánh giá ứng viên; nhưng đừng quên hãy dành thời gian để khơi gợi sự hứng thú của ứng viên với công việc và doanh nghiệp mình. Hãy chủ động hỏi ứng viên những yếu tố hàng đầu mà ứng viên cân nhắc để đánh giá một lời mời làm việc là gì? Sau đó hãy chắc chắn cung cấp thông tin hấp dẫn bao gồm những yếu tố này.

Chuẩn bị để trả lời các câu hỏi từ ứng viên

Không chỉ là người đặt câu hỏi mà các ứng viên tài năng cũng có thể hỏi ngược lại và nếu câu trả lời của nhà tuyển dụng không thỏa đáng; họ sẽ khó có niềm tin gắn bó với doanh nghiệp. Do đó, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị thật kỹ các thông tin cần thiết để trả lời ứng viên khi họ thắc mắc.

Xây dựng một quy trình phỏng vấn bài bản, khách quan, chính xác là giúp kết nối nhu cầu giữa nhà tuyển dụng và ứng viên; đảm bảo tìm ra cá nhân phù hợp nhất. ISSAC hy vọng với những mẹo phỏng vấn trên sẽ giúp bạn sẽ có những buổi phỏng vấn suôn sẻ và tìm được ứng viên phù hợp. Chúc bạn thành công với việc tuyển dụng nhân viên siêu thị mới.