Livestream bán hàng trên mạng xã hội được xem là hình thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu có sức hút vượt trội và tăng trưởng doanh số nhanh chóng. Có rất nhiều buổi live thu về hàng triệu lượt xem và hàng nghìn đơn hàng. Nhưng cũng có những buổi chỉ vỏn vẹn vài chục lượt xem. Ngoài chất lượng hình ảnh, âm thanh khi livestream thì khâu lên kịch bản livestreams bán hàng là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang có ý định đảo ngược tình trạng ế ẩm này, thì ngay dưới đây sẽ là các bước lên kịch bản livestream bán hàng hiệu quả mà Isaac sẽ bật mí tới bạn.
Mục Lục Bài Viết
Livestream bán hàng là gì
Live stream là hình thức bán hàng đa kênh. Bằng phương thức quay video phát trực tiếp trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Bigo Live,…. Hiện nay, công nghệ streaming được các nhà cung cấp mạng tối ưu rất tốt. Do dung lượng của các video này cực nhỏ nên việc quay và truyền tải thông tin cực tốt. Người xem không có cảm giác bị giật hay lag như các video dung lượng lớn.
Hình thức bán hàng này cho phép người xem tương tác với video bằng các lượt share, các biểu tượng cảm xúc và các comment bình luận. Sau đó người quay video sẽ đọc bình luận và trả lời trực tiếp luôn cho khách hàng của họ. Khách hàng để lại tên và số điện thoại lại trên comment để đặt hàng là họ đã chốt đơn thành công. Trên thực tế, có những livestream thu hút hàng triệu người xem. Doanh số thu được từ các livestream bán hàng là rất lớn.
Tại sao nên chuẩn bị kịch bản livestream?
Giống như cách bạn chuẩn bị một bài thuyết trình hay giới thiệu. Nếu bạn không có kịch bản trước thì bạn sẽ rơi vào các tình huống khó xử như: không biết nói gì; ngấp ngứ; nói lắp; run sợ dẫn tới nói nhầm; không kiểm soát được hành động;…Livestream bán hàng cũng vậy. Nếu không có kịch bản trước bạn sẽ không biết nên giới thiệu sản phẩm nào trước sản phẩm nào sau, khi giới thiệu một sản phẩm thì cần phải đưa ra những thông tin gì,…
Khi bạn lúng túng không biết phải trao đổi với khách hàng thế nào, điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không yên tâm khi lựa chọn mua hàng tại shop của bạn. Đồng nghĩa với việc chốt đơn sẽ vô cùng khó khăn. Kịch bản livestream bán hàng được coi là là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định buổi livestream đó của bạn có thành công hay không. Việc chuẩn bị trước kịch bản livestream sẽ giúp người thực hiện biết được rằng mình nên nói những thông tin gì, trao đổi như thế nào với khách hàng, sản phẩm nào chú trọng để tăng tỷ lệ chốt đơn.
1. Các bước lên kịch bản livestream bán hàng
Để có một buổi livestream thuận lợi, bạn cần chuẩn bị một kịch bản livestream chỉn chu nhất. Dưới đây là 4 bước để có 1 buổi livestream hoàn hảo.
Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng của buổi livestream bán hàng
Đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu và chủ đề cho buổi livestream. Từ đó sẽ đưa ra đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Có thể là quần áo cho các bà mẹ bỉm sữa hay son môi cho hội bạn nữ…Khi xác định được mục tiêu, đối tượng của buổi livestream, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lên kịch bản. Sự phù hợp này sẽ làm tăng hiệu quả cho buổi livestream.
Bước 2: Thông báo về buổi livestream bán hàng của bạn
Sẽ thật thiếu chu đáo khi bạn cứ thế mà livestream khi không báo trước! Bạn sẽ mất đi một lượng khách hàng đáng kể nếu không chuẩn bị thông báo cho buổi này đó. Bạn nên đảm bảo rằng mọi người khi xem livestream có thể biết được tên của buổi live hôm đó. Hãy tạo các bài đăng trên mạng xã hội để đẩy mạnh sức hấp dẫn của buổi livestream. Đồng thời nhắc trước với người theo dõi/khách hàng mục tiêu của bạn về thời gian của buổi live bán hàng.
Để việc truyền thông được lan rộng, bạn có thể tạo 1 thông báo với đầy đủ nội dung kèm theo hình ảnh về buổi livestream bán hàng sắp tới và đăng nó lên trang Facebook cá nhân của mình. Tiếp đó là share ra các Fanpage, Group, Hội nhóm có quan tâm.
Bước 3: Kịch bản lời mở đầu khi bắt đầu buổi livestream bán hàng
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”! Bạn đừng nghĩ, chỉ cần chào theo cách đơn giản thông thường là xong nhé. Điều đó hoàn toàn sai lầm đấy. Bạn cần lên cả kịch bản cho lời chào/lời mở đầu khi bắt đầu livestream. Thái độ mở đầu sẽ là yếu tố quyết định để người xem tiếp tục hay rời bỏ khỏi livestream của bạn.
Bạn cũng nên lựa chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu việc giới thiệu sản phẩm. Khi có quá ít người xem hay chưa đạt số lượng mong muốn, hãy khéo léo xin phép thông báo với người đang xem về việc sẽ chờ thêm những người tiếp theo với một thái độ tích cực. Trong thời gian đó hãy trò chuyện tương tác với người xem để không làm họ cảm thấy nhàm chán. Mọi thứ đều cần được bạn chuẩn bị trước khi live để không làm cho buổi livestream bị gián đoạn. Đặc biệt là không nhàm chán!
Bước 4: Xác định nội dung nói và phân bổ thời gian trong kịch bản livestream bán hàng hợp lý
Giống như cách bạn làm một timeline chương trình nào đó. Bạn cần xác định mỗi công việc sẽ cần bao nhiêu thời gian? Bạn cần nắm rõ, buổi livestream bán hàng của bạn hôm nay sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu. Trong đó lại bao gồm việc phân bổ thời gian cho các phần nhỏ hơn như: lời mở đầu, kêu gọi tương tác, chia sẻ, thời gian giới thiệu các sản phẩm,…
Việc phân bổ thời gian còn phụ thuộc vào nội dung mà bạn sẽ nói trong mỗi phần. Bạn cần biết rằng bạn nên giới thiệu 1 sản phẩm trong thời gian bao lâu, thông tin đưa ra cho một sản phẩm bao gồm những gì, có bao nhiêu sản phẩm sẽ được giới thiệu trong buổi live đó, chương trình khuyến mại, giá bán của sản phẩm thế nào, kêu gọi tương tác ra sao,…Đây là những nội dung mà bạn cần chuẩn bị trước để buổi live bán hàng diễn ra suôn sẻ nhất. Khách hàng nắm được nhiều thông tin nhất là yếu tố để họ đưa ra quyết định mua hàng diễn ra nhanh nhất.
Bước 5: Kết thúc buổi livestream bán hàng
Sau khi đã đi hết các phần nội dung, bạn cần tóm gọn lại những gì bạn đã chia sẻ trong cả buổi hôm đó. Các ý này có thể là: các sản phẩm nổi bật, chương trình khuyến mại,… Khi chuẩn bị kết thúc livestream đừng quên cảm ơn và kêu gọi hành động từ khách hàng. Bạn có thể hẹn khách hàng vào những dịp lên sống tiếp theo cũng như nhắc họ luôn theo dõi để cập nhật các thông tin nhanh nhất.
Những lưu ý khi lên kịch bản livestream bán hàng
Trên lý thuyết là vậy, tuy nhiên để tiến hành 1 buổi livestream thành công còn rất nhiều các yếu tố khác. Những điều Isaac tổng hợp dưới đây chính là vấn đề đang gặp phải của rất nhiều người livestream bán hàng. Bạn cần nắm rõ những lưu ý này để có một buổi livestream trơn tru nhất nhé.
1. Trau chuốt câu từ bằng kịch bản livestream bán hàng
So với chuẩn bị kịch bản, việc nói tự nhiên không phải ai cũng có thể làm tốt. Viết kịch bản livestream bán hàng là cách để bạn trau chuốt câu từ. Nó giúp tránh các lỗi lặp từ, câu từ lủng củng. Nếu bạn còn chưa quen với công việc này, bạn rất dễ nói ra những câu nói lặp đi lặp lại khiến người xem livestream khó chịu. Bạn nên linh hoạt thay đổi câu văn, ngôi kể để không khiến người xem nhàm chán.
2. Cần nói gì về sản phẩm khi livestream bán hàng?
Điều đầu tiên bạn nên xác định những điểm nổi bật của sản phẩm. Khi viết kịch bản livestream, bạn cũng không thể bỏ qua khâu xác định điểm USP (Unit Selling Point – điểm bán hàng độc nhất) của sản phẩm. Đó chính là những ưu điểm khiến sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để khách hàng đánh giá cao sản phẩm của bạn hơn. Đừng quên rằng một buổi livestream là cơ hội để bạn khẳng định lại giá trị của sản phẩm và đặc điểm định vị của thương hiệu, dịch vụ mà bạn cung cấp.
3. Tổ chức buổi livestream bán hàng
Kịch bản livestream không chỉ bao gồm nội dung trong buổi live. Nó còn bao gồm 1 “dàn hậu kỳ” hùng hậu có góp phần không nhỏ vào sự thành công của buổi livestream bán hàng. Đó là điều phối công việc; chuẩn bị âm thanh; hỗ trợ ánh sáng; sắp xếp nhân sự; phân bố sản phẩm…
Nếu bạn đã từng xem livestream, thường sẽ chỉ có một người bán hàng. Nhưng thực tế, việc tự tổ chức livestream là rất khó. Đằng sau đó có rất nhiều các nhân sự khác. Người thì ghi lại thông tin đặt hàng của khách; người đi chia sẻ và đặt hàng ảo; người set up các thiết bị, kỹ thuật; người chuẩn bị các sản phẩm; hay người đưa ra những câu hỏi để tương tác cùng với người trực tiếp,… Đây là những người đóng vai trò rất quan trọng trong buổi livestream. Họ chính là nhân tố giúp video của bạn thu hút nhiều người xem và chốt đơn hàng cũng như củng cố hình ảnh thương hiệu một cách nhanh chóng.
Trả lời câu hỏi “Ai?” trong kịch bản livestream bán hàng?
Bạn có nghĩ rằng ai cũng có thể livestream không? Trên thực tế có thể nói ai cũng có thể livestream nếu có khả năng. Nhưng, để buổi livestream bán hàng thu hút thì việc lựa chọn người livestream lại mang yếu tố quyết định. Người livestream cần là người có gương mặt sáng, thân thiện và thu hút. Điều quan trọng nhất đó chính là thái độ chuyên nghiệp để tạo thiện cảm và sự tin tưởng với khách hàng. Đồng thời, bạn cần lưu ý chọn người live phù hợp với sản phẩm. Ví dụ với sản phẩm dưỡng da, tất nhiên người bán hàng phải có một làn da đẹp thì mới làm khách hàng tin tưởng.
Trong kịch bản livestream bán hàng giới thiệu sản phẩm trực tiếp, bạn cần xác định ai là người đại diện, ai là người mẫu, ai là nhà tư vấn và hoàn thiện các nhiệm vụ của họ một cách phù hợp cho buổi phát trực tiếp. Tuy nhiên nên nhớ một điều, người livestream cũng giống như bộ mặt của cửa hàng/ doanh nghiệp.
Những tuyệt chiêu cho buổi livestream bán hàng thành công.
Đừng nên bỏ lỡ những tuyệt chiêu bán hàng trong kịch bản livestream bán hàng của bạn. Những bí kíp này sẽ khiến cho buổi livestream của bạn trở nên hấp dẫn tới những giây phút cuối cùng đấy. Đồng nghĩa với việc đó là con số đơn hàng sẽ không ngừng tăng. Hãy cùng tham khảo ngay những tuyệt chiêu sau đây nhé.
1. Tuyệt chiêu giữ chân người xem đến phút cuối cùng của buổi livestream
Bạn đã bao giờ gặp tình trạng người xem ngày càng giảm dần hay chưa? Thứ nhất là do buổi phát của bạn nhàm chán . Hoặc có thể do người xem không được tạo hứng thú để tiếp tục với video của bạn. Người xem thường bị thu hút bởi những chương trình khuyến mại, giảm giá hay quà tặng. Vậy một cách đơn giản để giữ chân họ đến phút cuối cùng đó chính là đánh vào yếu tố đó. Những phương pháp có thể áp dụng là:
- Chương trình quà tặng đặc biệt dành cho những khách hàng xem đến cuối livestream.
- Tổ chức minigame xuyên suốt buổi live (ví dụ như để ý một chi tiết nào đó trong buổi live) và công bố kết quả ở cuối buổi.
- Chỉ công bố kết quả mini game vào cuối tream và dành cho những người đang có mặt.
- Phân bổ mini game, loại hình mini game hợp lý ở đầu/ giữa và cuối stream để khuấy động chương trình.
2. Chương trình khuyến mại và các minigame trong buổi livestream bán hàng
Những chương trình ưu đãi luôn là thỏi nam châm hút view hiệu quả. Khi lên kịch bản livestream bán hàng, bạn nên thêm những chương trình khuyến mại giảm giá để thu hút lượt xem cao hơn. Đồng thời có thể lồng ghép cùng các minigame để tăng tương tác. Tốt nhất, các chương trình khuyến mãi nên được xác định cụ thể trong kịch bản để người nói có thể nắm bắt những ý chính ngay từ đầu.
Tuy nhiên chương trình giảm giá “khủng” cũng là con dao hai lưỡi giảm giá trị sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Bạn nên cân đối thật hợp lý về số lượng khách hàng cùng phần trăm khuyến mại để không làm mất đi giá trị sản phẩm. Vì có rất nhiều khách hàng kỹ tính có quan niệm hàng giảm giá mạnh là hàng chất lượng thấp. Hãy tinh tế một chút bằng việc tặng kèm những phần quà hay gói hàng ấn tượng. Điều này sẽ khiến khách hàng có cái nhìn ưu ái hơn.
3. Lựa chọn chuyên gia và KOLs cho màn livestream bán hàng
Chuyên gia và KOLs (những người có tầm ảnh hưởng/ tiếng nói) luôn là người có tiếng nói. Lựa chọn một chuyên gia hoặc người có tiếng nói, am hiểu về lĩnh vực đó sẽ khiến khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm bạn đang cung cấp. Bạn có thể thấy rất nhiều quảng cáo có sự tham gia của những ca sĩ/ diễn viên nổi tiếng thu hút được lượng người quan tâm vô cùng lớn.
Chuyên gia hay các KOLs chính là những người có thể khiến thương hiệu của bạn được nhận diện một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên chi phí để các macro KOLs livestream khá cao. Nhưng so với doanh thu và định vị được thương hiệu thì bạn sẽ rất “hời”. Để tiết kiệm nhất, bạn nên xem xét mức độ phù hợp của KOls với sản phẩm của mình. Đối với các livestream giới thiệu sản phẩm thường xuyên, trong kịch bản livestream của bạn chỉ cần nhắm tới những KOLS tầm trung, có khả năng livestream linh hoạt.
4. Đừng để buổi livestream bán hàng nhàm chán
Trong kịch bản livestream bán hàng, phần chuyên môn nên bao gồm các nội dung khéo léo, tìm hiểu insight của khách hàng trước khi đưa vào bản chính. Trong quá trình live stream bán hàng, người bán phải liên tục kiêu gọi khách hàng mua hàng ngay bằng thông điệp như đã thông báo trên tường facebook của mình. Hãy cố gắng tương tác với khách hàng; đặt ra các câu hỏi; giải đáp thắc mắc và luôn luôn hỏi khách hàng có cần gì thêm không…
Để tăng thêm phần hấp dẫn hãy kể những câu chuyện hoặc những câu hài hước để tương tác với khách hàng. Lý tưởng nhất, bạn nên tạo ra một hình tượng riêng của mình khi livestream. Rất nhiều streamers chỉ cần nhắc đến tên là họ nhớ đến đặc trưng gắn với người đó. Có thể hài hước, thân thiện, xinh xắn,.. đều là những điểm cộng trong lòng khách hàng. Hãy nhớ rằng đừng để buổi livestream bán hàng của bạn trở nên nhạt nhòa!
Lời kết
Vừa rồi, Isaac đã đề cập tới bạn đọc những tuyệt chiêu và các bước để có một kịch bản livestream bán hàng tuyệt vời. Hy vọng với bài viết này, quý bạn đọc sẽ có thể lên kịch bản cũng như chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho buổi trực tiếp của mình. Chúc các bạn thành công!