Từ trước tới nay khi nói đến nghề kế toán; chúng ta vẫn thường ngay thấy mọi người nói rằng:” ngành này dễ xin việc, cứ học đi, không sợ bị thất nghiệp đâu” hay “sau này sẽ được làm trong văn phòng, điều kiện làm việc tốt và lương cao”… nhưng chắc chắn đó chưa phỉa là tất cả những thông tin mà bạn muốn biết để quyết định theo đuổi ngành nghề này.
Mục Lục Bài Viết
Kế toán là ai?
Kế toán là người ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức; doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân, doanh nghiệp…
Triển vọng việc làm trong ngành kế toán
Nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang trên đà hồi phục, cùng với đó là sự ra đời của các công ty và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là luôn có nhu cầu lao động trong lĩnh vực kế toán. Thêm vào đó; chính sách pháp luật nước ta hiện nay đang đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; vì thế hàng triệu hộ kinh doanh gia đình sẽ buộc phải chuyển sang doanh nghiệp siêu nhỏ; nhỏ và vừa nên sẽ phát sinh thêm nhu cầu vị trí kế toán rất lớn.
Cộng đồng kinh tế chung ASEAN được thành lập đã tạo điều kiện cho lao động nằm trong 9 lĩnh vực được phép tìm việc tự do trong khu vực Đông Nam Á và trong đó có lĩnh vực tài chính – kế toán. Đương nhiên với sự hội nhập này; lao động chất lượng cao có nhiều cơ hội việc làm ở nước ngoài, nân cao trình độ; thu nhập và mức sống của bản thân.
Tuy nhiên, thách thức không nhỏ mà người lao động Việt Nam phải đối mặt là sẽ phải cạnh tranh với lao động của các nước khác. Để vượt qua sự cạnh tranh này; người lao động đặc biệt phải lưu ý đến kinh nghiệm – kỹ năng chuyên môn và khả năng ngoại ngữ.
Điều kiện để nắm bắt được cơ hội với nghề kế toán
“Để có cơ hội việc làm tốt, thu nhập ổn định và ngày càng cao thì ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường; các bạn phải học tập chuyên môn cẩn thận, hiểu sâu sắc bản chất của các nghiệp vụ kế toán; bồi dưỡng và học hỏi tích cực các kinh nghiệm thực tế, biến kiến thức thành kỹ năng nghề nghiệp. Chuyên môn và kinh nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng; nguy cơ thất nghiệp sẽ rất cao nếu bạn không vững hai yếu tố này. Đương nhiên là phải kết hợp phát triển các kỹ năng mềm khác như tôi đã nêu ở trên. Nếu hội tụ được các yếu tố đó; chắc chắn rằng bạn sẽ có cơ hội tiến xa và thành công trong ngành nghề này.
Hành trang vào nghề
Bằng cấp và kinh nghiệm
Đối với vị trí kế toán trong các cơ quan nhà nước hiện nay thì bằng cấp là yếu tố quan trọng. Nhân viên kế toán phải có bằng chuyên ngành kế toán tối thiểu từ trung cấp; cao đẳng, người có bằng đại học, thạc sĩ sẽ có lợi thế hơn trong khâu tuyển dụng… Còn đối với với các công ty bên ngoài khối nhà nước, kinh nghiệm thực tế được ưu tiên hơn.
Thực tế, trình độ tối thiểu mà người lao động cần có thể tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp và nghiệp vụ kế toán; thường xuyên làm việc thực tiễn, chịu khó tích lũy kinh nghiệm sẽ dễ dàng được nhận vào làm việc tại các công ty đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nói cách khác; trình độ bằng cấp là một ưu tiên, tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định. Bạn sẽ cần bổ sung và rèn luyện kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn. Đây mới là yếu tố then chốt.
Khả năng, phẩm chất cần có
Từ kỹ năng cơ bản như sắp xếp, hồ sơ, giấy tờ, chứng từ một cách khoa học cho đến kỹ năng cao hơn như giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới; kỹ năng mở rộng mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty… Thêm vào đó là các phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, cẩn thận, thái độ cầu thị là những đức tính cần có của nghề này.
- Phải cập nhật liên tục chính sách pháp luật của nhà nước về tài chính, kế toán; thuế và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Cần trau dồi, rèn luyện và đào sâu kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như của xã hội…
- Phải luôn tìm tòi học hỏi để cập nhật và thành thục các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán mới.
“Nếu kết hợp được tất cả yếu tố trên thì tin chắc sự nghiệp các bạn sẽ tiến xa trong lĩnh vực này”
Các vị trí việc làm và cơ hội thăng tiến của nghề kế toán
Kế toán viên
Yêu cầu đặt ra cho vị trí kế toán viên này là phải có kến thức sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ; phần hành kế toán mình đảm nhiệm như kế toán tiền lương, kế toán thanh toán; kế toán công nợ, kế toán kho…
Ngoài ra, cần có sự am hiểu chính sách pháp luật; quy định, quy chế liên quan đến phần hành nghiệp vụ đó. Kỹ năng về máy tính văn phòng, đặc bieejtlaf excel và các phần mềm kế toán là một yêu cầu không thể thiếu.
Một yêu cầu khác nữa với một người làm nghề kế toán là phải đặc biệt cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Đây là điểm rất yếu của những bạn trẻ mới ra trường hiện nay.
Nếu là một sinh viên mới ra trường; khi làm việc cho bộ phận kế toán ở một công ty thường sẽ mất ít nhất là từ 6 tháng đến 1 năm để trở thành một kế toán viên thực sự. Hầu hết các bạn trẻ còn thiếu khá nhiều kinh nghiệm thực tế. Khoảng thời gian dài hay ngắn phụ thuộc ở bản thân và năng lực của mỗi người. Có người chỉ mất từ 1 đến 2 năm tích lũy kinh nghiệm đã trở thành kế toán viên tốt nhưng nhiều người phải mất đến 5 năm vẫn chưa thực hiện thành thục công việc.
Với sự hỗ trợ của quản lý và những người đi trước; cùng với các kỹ năng mềm khác và tinh thần cầu tiến không mệt mỏi; kế toán viên sẽ có cơ hội lên các vị trí cao hơn. Và vị trí tiếp theo của kế toán viên có thể phấn đấu lên đó là kế toán tổng hợp.
Kế toán tổng hợp
Yêu cầu đối với vị trí này là:
- Phải nắm vững tất cả các phần mềm kế toán; có khả năng tư duy tổng hợp, phân tích tốt, viết báo cáo tổng hợp, trình bày lên cấp trên.
- Phải có cả kiến thức về tài chính (như các khoản vay ngắn hạn; dài hạn, phải trả, phải thu…) để tham mưu cho kế toán trưởng và công ty.
- Có khả năng quản lý nhân sự; có thể phân công các kế toán viên, biết bố trí công việc một cách hợp lý nhất.
Để trở thành kế toán tổng hợp tốt; bạn nên trải qua thời gian làm các nghiệp vụ của kế toán viên. Kế toán tổng hợp không nhất thiết phải trải qua tất cả các bộ phận kế toán. Quan trọng là bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng; với đầu óc phân tích tư duy, quản lý tốt thì có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Vị trí kế toán trưởng
Luật kế toán đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2003 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2004 đã quy định: Tiêu chuẩn đối với kế toán trưởng là phỉa có trình độ đại học về chuyên môn; nghiệp vụ kế toán và hai năm kinh nghiệm, hoặc trình độ trung cấp và ba năm kinh nghiệm (trước đây quy định cũng là ba năm kinh nghiệm); đơn vị kế toán bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng hoặc thuê người làm kế toán trưởng. Kế toán trưởng cần có:
- Hiểu rất rõ bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị.
- Có tư duy hoạch định kế hoạch tài chính ngắn, trung và dài hạn; chịu trách nhiệm pháp lý về lĩnh vực tài chính; tư vấn hoạt động kinh doanh, nhìn thấy và dự đoán rủi ro của hoạt động kinh doanh.
- Đảm nhiệm được các hoạt động đối nội như tham mưu cho lãnh đạo về rủi ro; kế hoạch phát triển trong ngắn và dài hạn liên quan đến công tác kế toán – tài chính để thực hiện mục tiêu của công ty, kết hợp với các bộ phận liên quan.
- Tạo lập được mối quan hệ tốt với các ngân hàng; tổ chức tín dụng, nhà cung cấp, quan hệ với tập thể cá nhân (cổ đông); các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, hải quan, quản lý thị trường…) và các sở ban ngành liên quan.
Công việc của người kế toán trưởng vô cùng quan trọng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Phải tìm hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm vụ; công việc cần làm để tránh gặp những sai lầm không đáng có.
Giám đốc tài chính (CFFO)
Công việc của giám đốc tài chính
Giám đốc tài chính là người trực tiếp hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp; lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất; xây dựng chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý… đảm bảo các loại tài sản của doanh nghiệp được kiểm soát và sử dụng một cách hợp lý và sinh lợi.
Tùy thuộc vào quy vốn đầu tư, hình thức hoạt động của công ty là lớn hay nhỏ; sẽ có vị trí giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính là người phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của kế toán trưởng; phòng kế toán, phòng tài vụ, phòng xuất nhập khẩu và các chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ… Trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn công ty.
Sự khác biệt giữa kế toán trưởng và CFO
- Kế toán trưởng quản lý tác nghiệp trong khi CFO quản lý nguồn lực tài chính. Nhiệm vụ của kế toán trưởng được quy định rõ trong Luật kế toán.
- Kế toán trưởng điều hành bộ máy kế toán; thực hiện các quy trình tác nghiệp kế toán nhằm đảm bảo việc bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến công tác kế toán và thống kê.
Trong khi đó, Giám đốc tài chính (CFO) thoát khỏi việc điều hành tác nghiệp để tiến tới một mức độ cao hơn; đó là vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Ví dụ, kế toán trưởng quản lý Bộ máy kế toán hướng đến việc tiết kiệm tối đa chi phí thông qua quy trình; kiểm soát chặt chẽ chi phí, tránh thất thoát.
Còn CFO thì tiết kiệm chi phí thông qua xác định chi phí đó có hiệu quả hay không, cho nên trong quyết định của CFO; một số loại chi phí cần cắt giảm, một số loại khác thì cần nâng lên. Vì theo CFO, những khoản chi phí nào tăng gấp 2 lần mà làm doanh thu tăng gấp 3 lần thì không nên tiết kiệm. Nhưng để có thể quyết định điều đó, CFO cần có công cụ để phân tích và tính toán.
Những công cụ đó là gì? đó là các chỉ số tài chính là do kế toán cung cấp; các phương pháp phân tích như định lượng, toán tài chính; ma trận tối ưu chi phí, ma trận tối ưu doanh thu, xác suất các sự kiện chi phí hay doanh thu; chiến lược tài chính…
Tổng kết
Để đạt được các cáp bậc nghề nghiệp như trên; trước hết mỗi người phải luôn củng cố và bổ sung kiến thức chuyên môn, nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm thực tế của người đi trước; thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề của mình như là các chính sách về tài chính; kế toán, thuế và các pháp luật của nhà nước có liên quan. Yếu tố chuyên môn trong nghề này luôn đóng vai trò quan trọng vì đây là một nghề nghiệp mang tính đặc thù. Chắc chắn là các bạn phải có kiến thức mới có thể tác nghiệp được, chưa nói đến việc thăng tiến.
Thu nhập và chế độ đãi ngộ của nghề kế toán
Với nghề kế toán, thu nhập gắn liền với năng lực làm việc và trình độ chuyên môn. Không ít người có kiến thức sâu và rộng trong lĩnh vực kế toán; nhưng họ vẫn tiếp tục học tập tích lũy kinh nghiệm, hoàn thành các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA, CFA có thể làm các công việc khác như tư vấn tài chính, kế toán, thuế… cho các công ty khác.
Một kế toán viên có thể làm cho một hoặc nhiều công ty khác nhau; từ đó mà thu nhập của họ cũng có thể thay đổi theo. Như vậy, có thể thấy là cơ hội về nghề nghiệp và thu nhập của nghề này rất rộng mở; chỉ cần bạn có năng lực tốt. Thu nhập của kế toán cũng phụ thuộc vào trình độ; mức độ kinh nghiệm, độ lành nghề và khả năng ngoại ngữ mà người đó có thể sử dụng.
Lời khuyên của chuyên gia với những bạn muốn theo nghề này
Nghề kế toán được coi là một trong những ngành nghề tốt và có nhiều triển vọng phát triển; có nhiều cơ hội trong tương lai, đặc biệt là các cơ hội làm việc ở nước ngoài. Các bạn trẻ chọn nghề này cho mình cần chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang về trình độ chuyên môn; kỹ năng mềm, trình độ vi tính và ngoại ngữ, dám dấn thân, dám trải nghiệm và không ngừng học hỏi thì ắt sẽ thành công.
Trên đây isaac đã tổng hợp và chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm của nghề kế toán tới quý độc giả, đặc biệt đối với các bạn sắp và đang theo ngành kế toán tại Việt Nam.