Chắc chắn doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến hành vi người tiêu dùng. Bởi hành vi người tiêu dùng sẽ quyết định trực tiếp đến quyết định mua hay từ chối mua sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra được những chiến lược marketing phù hợp trong tương lai. Nhưng chắc nhiều người vẫn chưa rõ hành vi người tiêu dùng là gì? Và có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng? Vậy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

hanh-vi-nguoi-tieu-dung

Hành vi người tiêu dùng là gì?

Có 2 định nghĩa khác nhau về hành vi người tiêu dùng khác nhau là:

– Theo Kotler & Levy: Hành vi người dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.

– Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: Hành vi người tiêu dùng là những suy nghĩ, cảm nhận và những hành động mà khách hàng thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như: ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm…đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng.

Xác định hành vi người tiêu dùng qua:

– Hành vi người tiêu dùng là năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy

– Những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng

– Hành vi người tiêu dùng bao gồm các hoạt động: mua sắm, sử dụng và xử lý sản phẩm dịch vụ

Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng

Quyết định mua hàng của khách hàng được hình thành qua những giai đoạn sau:

– Nhận biết nhu cầu

– Tìm kiếm thông tin

– Đánh giá các lựa chọn

– Quyết định mua hàng

– Hành vi sau mua hàng

Khi khách hàng đã hoàn thành hành vi mua hàng thì doanh nghiệp vẫn chưa kết thúc việc của mình. Thái độ của người bán hàng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khách hàng. Và đặc biệt tác động trực tiếp đến lần mua hàng tiếp theo của khách hàng với doanh nghiệp. Nếu hài lòng về cả chất lượng sản phẩm lẫn chất lượng phục vụ thì khách hàng sẽ:

– Mua nhiều hơn

– Ít quan tâm về giá

– Lòng trung thành lâu dài hơn

– Kể về mặt tốt của sản phẩm

Nếu không hài lòng, họ sẽ:

– Không bao giờ quay lại

– Khuyên người thân, bạn bè đừng mua

– Phản ứng trực tiếp đến nơi mua sản phẩm

Bởi vậy doanh nghiệp cần tập trung không chỉ vào khâu bán hàng mà cả việc chăm sóc khách hàng sau mua cũng phải chú trọng. Hãy để khách hàng thấy họ chọn bạn là đúng đắn qua những sự quan tâm, lời hỏi han chân thành.

Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nhưng chúng được phân vào 4 nhóm chính như sau:

Yếu tố văn hóa

Văn hóa cộng đồng: đây là nhóm văn hóa cùng tồn tại trên một quốc gia. Các nhóm văn hóa được hình thành và phát triển từ những người có chung tôn giáo, chủng tộc hay chung vùng địa lý. Những nhóm người này chiếm vị trí quan trọng trong phân khúc thị trường. Vậy nên các marketer cũng cần lưu ý để đưa ra chiến dịch marketing phù hợp với những nhóm văn hóa khác nhau.

Nền văn hóa: Đây là yếu tố cần xem xét đầu tiên khi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường chưa được xác định từ trước đó. Vì đây là nét đặc trưng của quốc gia. Và cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc quyết định đến hành vi mua hàng tiêu dùng. Doanh nghiệp hãy lưu ý và thật cẩn trọng để chọn chiến lược marketing phù hợp với thị trường đó. Bởi mỗi nơi đều có những nền văn hóa khác nhau.

yeu-to-van-hoa

Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

– Mạng xã hội: Là nơi tập hợp các cộng đồng qua Internet. Đây là nơi doanh nghiệp đang tập trung chú ý hiện nay. Bởi trong mạng xã hội mọi người có thể tự do ngôn luận, trao đổi ý kiến. Doanh nghiệp hãy dựa vào đó mà quảng bá sản phẩm của mình để nhiều người biết đến nhất.

– Cộng đồng: Là truyền thông bằng lời nói, có thể nói đây là hình thức có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

– Gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình đều có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

– Tầng lớp xã hội: Ở một số nơi thì tầng lớp xã hội quyết định rất nhiều thứ bởi nó kết hợp nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hành vi tiêu dùng cũng khác nhau.

– Địa vị: Mỗi người đều chọn sản phẩm thể hiện địa vị của mình trong các vai trò khác nhau.

dia-vi

Yếu tố cá nhân

– Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác nhau.

– Tính cách và ngoại hình: Mỗi người đều có tính cách sở hữu khác nhau, và ngoại hình cũng là yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng.

– Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ tuổi hay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách sống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.

– Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm khác nhau để phù hợp với nghề.

Yếu tố tâm lý

– Động cơ: Là động lực để mọi người có thể tìm kiếm sự thỏa mãn trong cuộc sống. Quyết định mua hàng của con người thường bị tác động bởi những động cơ mà chính người mua cũng không thể nào hiểu được, chỉ là nhận thức để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

– Nhận thức: Đây là quá trình chọn lọc các thông tin của mỗi người. Nhận thức thông thường gồm 3 quá trình khác nhau là

– Chú ý có chọn lọc: Mọi người thường có xu hướng chỉ chú ý đến những thứ họ đang cần

– Giải mã có chọn lọc: Mọi người có xu hướng giải nghĩa những thông tin mà hỗ trợ cho những gì họ tin trước đó nhưng thường quên đi những gì họ đã học.

– Ghi nhớ có chọn lọc: Mọi người có xu hướng nhớ những thứ tốt về sản phẩm của họ dùng còn những điều tốt của những sản phẩm khác họ sẽ không để tâm.

– Lĩnh hội: Những thay đổi mà một cá nhân đúc kết từ kinh nghiệm trong cuộc sống.

– Niềm tin và thái độ: Niềm tin là cách nghĩ của một người về một điều gì đó. Thông thường niềm tin được dựa trên kiến thức, sự tin tưởng nhưng không kèm theo cảm xúc trong đó. Thái độ cho ta thấy sự đánh giá của một người.

Trên đây chính là những kiến thức về hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này mà ISAAC chia sẻ với bạn. Hành vi người tiêu dùng ảnh hưởng rất nhiều đến các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vậy nên mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng tốt hơn.