Thấu hiểu insight – nhu cầu thị hiếu của khách hàng là ưu tiên số một trong triển khai chiến dịch Marketing thành công. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn vào xây dựng Data của khách hàng, thu thập mọi hành vi có liên quan tới khách hàng mục tiêu.
Bài viết dưới đây của Isaac sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm insight khách hàng là gì? Có các kiểu khách hàng phổ biến nào? Cũng như cách thức vận dụng Insight khách hàng vào đẩy mạnh Maketing.
Mục Lục Bài Viết
Insight khách hàng là gì?
Customer insights hay còn được gọi là insight là sự “ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu sâu sắc mong muốn và nhu cầu của họ. Việc phân tích hành vi mua hàng có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất.
Thấu hiểu Insight khách hàng đem lại những gì cho doanh nghiệp?
Thu thập thông tin không chỉ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng mình hơn. Nó còn giúp thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng; tăng tính tương tác cũng như khả năng truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp. Điều này tác động và làm thay đổi hành vi mua hàng, giúp tăng doanh thu.
Insight giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Insight giúp khám phá trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ giai đoạn tìm hiểu, tiếp cận, cho đến cả giai đoạn sau bán hàng. Ở đây, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu giai đoạn nào mình đang thực hiện tốt, giai đoạn nào gây tác động xấu tới trải nghiệm mua sắm sản phẩm của khách hàng.
Insight giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả marketing tới đối tượng khách hàng mục tiêu
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang dần tiếp cận tới đối tượng khách hàng ở thị trường ngách. Đây vốn là thị trường đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn, ít phải chịu sự cạnh tranh so với việc tiếp cận thị trường tổng quan lớn. Xây dựng chiến lược marketing hướng tới thị trường ngách yêu cầu doanh nghiệp phải truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
Insight đi sâu vào tìm hiểu những đặc tính đặc trưng của khách hàng nên có thể giúp doanh nghiệp triển khai marketing tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Một vài ví dụ về marketing hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể:
- Spotify đã thiết lập một bảng quảng cáo vô cùng thú vị, dựa trên sở thích nghe nhạc của từng đối tượng khách hàng cụ thể.
- Netflix dựa trên những bộ phim mà khách hàng đã xem để gợi ý những bộ phim mới phù hợp với sở thích của họ.
Với thuật toán, dữ liệu có sẵn, cùng công cụ công nghệ tân tiến, insight của khách hàng đã định nghĩa lại cách doanh nghiệp tương tác và giao tiếp với khách hàng. Giờ đây, insight trở thành lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đương đầu với những thử thách mới ở phía trước.
“Đọc vị” insight 5 loại khách hàng phổ biến trong kinh doanh
Khi kinh doanh bán lẻ, phân loại và tìm hiểu khách hàng để có cách ứng xử phù hợp là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 5 kiểu khách hàng phổ biến thường gặp nhất.
Kiểu khách thuỷ chung
Trong ngành bán lẻ, do sự cạnh tranh trực tiếp từ đối thủ cũng như xu thế marketing online, tệp khách hàng này chỉ còn chiếm 20%. Nhưng họ lại mang về 50% doanh số cho doanh nghiệp. Vậy, hãy lắng nghe góp ý từ chính những người mang lại 50% doanh số này.
Cách đối ứng: Thường xuyên tương tác, chăm sóc khách hàng. Luôn có chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng ruột, thân quen.
Kiểu khách chỉ đến bên ta lúc sale
Nhóm khách hàng này chiếm 25% doanh số, hoặc có lúc lên tới 50%. Đây là nhóm đối tượng mục tiêu giúp giải phóng số lượng hàng tồn kho, và bổ sung lượng tiền mặt nhanh nhất. Vậy nên hãy luôn chú ý đến họ. Đơn giản họ cực kỳ đông và sẵn sàng chi tiền cho nhiều thứ.
Cách đối ứng: Thường xuyên đẩy mạnh những sản phẩm sales off.
Kiểu khách vui chơi qua đường
Insight nhóm khách hàng này là họ hầu như không hề có nhu cầu sử dụng hàng. Họ chỉ bất chợt, hoặc ngẫu nhiên nhìn thấy sản phẩm trên các công cụ online, hoặc tại các cửa hàng. Vậy nếu họ lỡ “va” vào chúng ta, hãy chăm sóc thật tốt để họ có thể trở thành nhóm khách hàng gắn bó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Cách đối ứng: Đào tạo đội ngũ bán hàng thật chuyên nghiệp.
Kiểu khách chỉ đến bên ta lúc cần
Nhóm khách hàng này có chủ đích tìm mua sản phẩm cụ thể. Và cách thức để tiếp cận những khách hàng này là quảng cáo, truyền thông, PR thương hiệu. Họ sẽ mua hàng chúng ta vì các lý do khác nhau. Đáp ứng insight đối tượng khách hàng này thực sự không phải chuyện đơn giản. Đó không chỉ là vấn đề về giá nữa mà đó còn là dịch vụ, chất lượng, thương hiệu uy tín. Do đó nhân viên bán hàng đóng vai trò quyết định đến việc truyền tải thông điệp đến khách hàng. Chỉ cần được phục vụ tận tình thôi thì việc gắn bó, quay lại mua hàng là điều hiển nhiên.
Cách đối ứng: Luôn chủ động tìm kiếm họ, đừng để người khác tìm mất.
Kiểu khách vu vơ đi dạo
Tệp khách hàng này chủ yếu đến từ các cửa hàng offline. Họ thật sự không có mong muốn hoặc có nhu cầu cấp thiết để mua hàng hay sử dụng dich vụ bạn. Đơn giản họ muốn trải nghiệm, khám phá, hay dạo chơi. Tuy họ không phải là khách hàng mang lại doanh thu nhãn tiền. Nhưng đây là khách hàng tiềm năng, là công cụ để PR, truyền thông thương hiệu đến với nhiều ngưởi xung quanh. Vì vậy đừng quên insight khách hàng này nhé! và hãy nỗ lực cố gắng để họ trở thành khách hàng mua sắm thường xuyên trong tương lai ngắn.
Cách đối ứng: Luôn chọn những địa điểm đông dân cư.
Đọc vị Insight khách hàng là điều tối cần thiết khi kinh doanh. Hiểu rõ khách thuộc loại nào? Khách muốn gì? bạn sẽ giảm bớt tối đa thời gian chăm sóc, tư vấn, mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Cách đối phó với khách hàng khó tính