Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Cụm từ “Tái cấu trúc doanh nghiệp” nhưng chưa thực sự hiểu rõ về cụm từ này. Bạn nhận thấy doanh nghiệp của mình đang đối mặt với nhiều vấn đề như doanh thu sụt giảm đáng kể, thị trường thu hẹp, mất lợi thế cạnh tranh. Rất có thể đó là các dấu hiệu của việc bạn cần tái cơ cấu lại doanh nghiệp của mình. Bài viết này Isaac sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức xoay quay tái cơ cấu doanh nghiệp, dấu hiệu để nhận biết và quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp (Restructuring) là quá trình sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng là cấu trúc cũ của doanh nghiệp.

tai-cau-truc-doanh-nghiep-la-gi

Thông thường, tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách toàn diện trên mọi khía cạnh từ cơ cấu tổ chức; nguồn nhân lực; cơ chế quản lý; vận hành…Hoặc cũng có thể tái cấu trúc một phần: thực hiện tái cấu trúc ở một bộ phận hay lĩnh vực nào đó.

Tại sao cần tái cấu trúc doanh nghiệp

Mục tiêu chính của việc tái cấu trúc doanh nghiệp chính là nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh; tìm cách phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

  • Tái cấu trúc giúp doanh nghiệp đưa ra tầm nhìn; chiến lược và kế hoạch để giảm thiểu chi phí và loại bỏ lãng phí trong quy trình hoạt động và thiết kế một mô hình kinh doanh mới mạnh mẽ hơn.
  • Tạo động lực đẩy doanh nghiệp tập trung đầu tư nguồn lực vào các hoạt động cốt lõi. Tạo điều kiện phân bổ vốn cho các chiến lược tăng trưởng. Dẫn đến tăng tỷ suất sinh lời và lợi nhuận.
  • Cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực. Từ sản phẩm và thương hiệu đến đội ngũ để có thể rộng quy mô và trở thành người chơi thống trị.

Có thể nói, tái cấu trúc doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thiện quy trình kinh doanh. Phân bổ các nguồn lực phù hợp với các hoạt động, và tạo ra các khoản đầu tư đáng kể hướng đến sự phát triển trong tương lai.

Nhu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp xuất phát từ:

  • Sự phát triển nhanh chóng quy mô về nguồn lực
  • Sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh
  • Sự phát triển nhanh chóng quy mô công ty về mặt nguồn lực
  • Xây dựng và phát triển uy tín, thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh…

Các dấu hiệu cho thấy bạn cần tái cấu trúc doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề như hoạt động trì trệ; doanh thu sụt giảm đáng kể, thị phần thu hẹp,…Nguyên nhân có thể xuất phát doanh nghiệp đang cơ cấu sai, không hợp lý. Vậy đâu là những dấu hiệu chính giúp doanh nghiệp nhận thấy mình cần tái cơ cấu doanh nghiệp?
dau-hieu-tai-cau-truc-doanh-nghiep

Dấu hiệu nhóm bề mặt

Đây là những dấu hiệu rất dễ nhận biết. Như doanh thu giảm, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh, thị phần thu hẹp,..

Trong đó doanh thu sụt giảm có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn cần tái cấu trúc doanh nghiệp. Doanh thu sụt giảm có thể khiến doanh nghiệp của bạn mất khả năng thanh toán. Khi đó bạn cần đánh giá lại thị trường và các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp để nhanh chóng tìm ra lời giải nhằm khắc phục kịp thời. Hãy theo dõi sát sao các chỉ số tài chính của doanh nghiệp để có các phương pháp ứng phó kịp thời trước khi quá muộn.

Ngoài ra, nhận thấy thị phần của doanh nghiệp đang dần bị thu hẹp; doanh nghiệp đang dần bị mất lợi thế cạnh tranh cũng là một trong những dấu hiệu báo cho doanh nghiệp biết đã đến lúc cần xem xét lại cấu trúc doanh nghiệp…

Dấu hiệu nhóm cận mặt

Các dấu hiệu này bao gồm các yếu tố liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh như: sự phối hợp kém giữa các bộ phận; chất lượng sản phẩm không ổn định; các hoạt động tiếp thị không hiệu quả; khách hàng khiếu nại nhiều; tồn kho cao,…

Dấu hiệu nhóm lớp giữa

Nhóm dấu hiệu này bao gồm những biểu hiện có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như quản lý thường xuyên phải giải quyết những công việc lặt vặt (do sự phân quyền chưa hiệu quả); quản lý cấp cao thụ động; tỷ lệ thuyên chuyển nhân sự cao; nhân viên trì trệ, không có mục tiêu rõ ràng hoặc mọi việc đểu do cấp trên quyết định.

Dấu hiệu nhóm lớp sâu

Đây là những dấu hiệu cực kỳ khó nhận biết. Không liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Đó là doanh nghiệp không có tầm nhìn; không có triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp. Các hoạt động của doanh nghiệp mang tính bộc phát không theo kế hoạch, chiến lược; quản lý cấp cao không có tầm nhìn dài hạn và định hướng phát triển của công ty.

Quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp

Bước 1: Dự báo xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh để ứng phó với sự thay đổi đó trên các khía cạnh nhu cầu sản phẩm, công nghệ sản xuất và phương thức phân phối mới.

Bước 2: Mô tả cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp trên các khía cạnh: sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ, hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy trình, quy chế hoạt động, chất lượng nhân lực), các dự án đang triển khai.

Bước 3: Phân tích cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó chỉ ra các khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu.

Bước 4: Xác định mục tiêu trên các nội dung bao gồm: định hướng khách hàng mục tiêu; định hướng thay đổi sản phẩm và định hướng thay đổi công nghệ.

Bước 5: Đưa các giải pháp, kế hoạch cụ thể để tái cơ cấu doanh nghiệp thành công. Thực hiện các dự án trên các khía cạnh Hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy chế, quy trình). Đầu tư công nghệ; cải tiến phương thức phân phố và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp (thoái vốn).

Bước 6: Huy động đủ nguồn lực nhằm tái cơ cấu thành công (nhân lực, nguồn vốn, thiết lập mạng lưới đối tác phù hợp,…)

quy-trinh-tai-cau-truc-doanh-nghiep

Mọi doanh nghiệp cần luôn theo dõi sát sao tất cả các hoạt động kinh doanh. Thường xuyên đánh giá môi trường nội bộ cũng như bên ngoài nhằm phát hiện ra các nguy cơ và thách thức để kịp thời ứng phó. Tái cấu trúc doanh nghiệp kịp thời có thể giúp một doanh nghiệp đang trên bờ vực cũng có thể tăng trưởng lớn mạnh trở lại.