Đặt tên cửa hàng, thương hiệu cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nghe có vẻ đơn giản. Nhưng bên trong đó rất có thể chứa đựng những điều phức tạp bên trong. Nhất là đối với những cửa hàng mà có tới 2,3 người đóng góp ý kiến trong việc đặt tên siêu thị, tạp hóa.
Mục Lục Bài Viết
13 cách đặt tên thương hiệu cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
1. Đặt tên siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa theo tên riêng
Đây là cách đơn giản và được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Và cũng là cách mà khi đặt tên thương hiệu cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa người kinh doanh thường hay nghĩ đến.
Bởi cách này nó đơn giản, gần gũi nhất với người kinh doanh. Bên cạnh đó là cách làm cho thương hiệu chung của siêu thị lẫn thương hiệu cá nhân (nếu liên quan trực tiếp) được đẩy lên rất nhanh chóng.
Tên riêng này có thể là tên của cá nhân, tổ chức, hoặc doanh nghiệp chủ quản đều có thể áp dụng được.
Ví dụ như một số chuỗi siêu thị mini thương hiệu lớn, lẫn rất nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đang áp dụng cách đặt tên này. Có thể kể qua như: Lan Chi mart, Đức Thành, Thành Đô… hay như Thanh Nga mart….
2. Đặt tên theo địa danh, địa điểm
Cách đặt tên thương hiệu cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa này ngày nay không được ưu tiên lựa chọn lắm. Tuy nhiên những thập niên trước thì cách này hay được lựa chọn.
Bởi trước đây. Hầu hết dân cư còn thưa thớt, đường xá cũng chưa có số nhà, tên đường; hoặc không có những đặc điểm nổi bật nào đó để có thể gợi nhớ tới cửa hàng.
Nên với cách đặt tên thương hiệu siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa này giúp cho người dân, khách hàng dễ dàng nhớ được, hay với ngôn từ marketing hóa là “đứng trên vai người khổng lồ” tức là tận dụng sức mạnh vốn có của những thế lực lớn hơn để tạo tiền để cho cá nhân, tập thể tận dụng sức mạnh của nó.
Ví dụ như: Tạp hóa cây đa. Với việc cả khu vực đó chỉ có duy nhất 1,2 cây đa nào đó rất to, và nhiều người biết đến. Hay ví dụ như siêu thị Thường Tín, trong đó Thường Tín là một huyện ngoại thành của Hà Nội.
3. Đặt tên thương hiệu siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa theo sự liên tưởng
Cách đặt tên này khá phổ biến. Và được nhiều cửa hàng áp dụng; nhất là những mô hình muốn tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.
Ví dụ như: Bách Hóa Tổng Hợp, Thế Giới Sữa. Siêu Thị Hàng Nhập Khẩu, bibo mart, Kird Plaza…
Có thể cách đặt tên thương hiệu như này sẽ mang tính chung chung; nhưng ưu điểm của nó là khiến khách hàng dễ liên tưởng tới sản phẩm, dịch vụ mà cửa hàng cung cấp.
4. Đặt tên thương hiệu theo kiểu tò mò, kích thích
Một cách đặt tên thương hiệu cho cửa hàng nữa là kích thích sự tò mò của khách hàng, khiến cho khách hàng phải dành thời gian dừng lại, hoặc tìm hiểu về nó.
Ví dụ tên thương hiệu theo cách đặt này như: Bon Shop, Nhím Shop….
5. Đặt tên theo quy mô cửa hàng
Ví dụ như: Trung Tâm Mua Sắm Hạnh Bội, Mê Linh Plaza, Big C…
Đây chủ yếu là dành cho các mô hình quy mô lớn. Với cách đặt tên này khiến cho khách hàng cảm nhận được sự quy mô vốn có của nó. Thể hiện tâm thế của nhà kinh doanh muốn khẳng định mình.
Hay đơn giản như chuỗi siêu thị của Vinmart cũng được chia ra thành hai đối tượng:
Vinmart + (vinmart Plus) là phân khúc siêu thị mini quy mô nhỏ thường khoảng 80-100m2
Vinmart: Dành cho mô hình siêu thị quy mô lớn thường là > 500m2
6. Đặt tên thương hiệu siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa theo kiểu viết tắt
Từ viết tắt ở đây có thể lựa chọn từ những cái tên của người chủ, hoặc người thân trong gia đình.
Ví dụ như: Hmart, HNmart, Zmart, K mart….
Cách đặt tên thương hiệu như này ưu điểm là ngắn gọn, dễ nhỡ và là cách đặt tên theo hướng “tây hóa” tức là khách hàng sẽ khó mà luận ra được tên thương hiệu này có ý nghĩa là gì.
7. Đặt tên thương hiệu theo dạng tính từ
Thường những người chủ đặt tên thương hiệu theo phong cách này thường có thiên hướng duy tâm. Và mong muốn cửa hàng siêu thị của mình kinh doanh luôn được buôn may bán đắt.
Ví dụ như: Cửa hàng Hồng Phát, Hưng Thịnh mart, Thịnh Vượng mart, An Lành Shop…
8. Đặt tên theo các vị thần
Các vị thần, đặc biệt là các vị thần thoại Hy Lạp. Không chỉ đơn thuần cách đặt tên thương hiệu cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa mà rất nhiều mô hình kinh doanh khác cũng lựa chọn tên các vị thần làm thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Đương nhiên thường là lựa chọn các vị thần có sức mạnh, trí tuệ, nhân ái… hay nói cách khác là những vị thần chính nghĩa, giúp đỡ người yếu thế hơn.
Ví dụ như: Venus Shop, Plato mart….
9. Đặt tên theo loài hoa
Thường người chủ là phụ nữ, và yêu thích các loài hoa. Và đây cũng là ý tưởng không tồi. Với cách đặt tên thương hiệu này, giúp cho khách hàng liên tưởng tới mô hình phong cách setup siêu thị cũng như tác phong dịch vụ nhẹ nhàng, dễ chịu…để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ như: Hướng dương mart, Tulip shop…
10. Đặt tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài
Mặc là người Việt và kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người rất thích đặt tên thương hiệu cho siêu thị, cửa hàng của mình bằng tiếng ngoại quốc, và chủ yếu là tiếng Anh.
Ví dụ như: Misa mart, Tom mart..
11. Đặt tên theo Trend
Tên gọi này thường có tuổi thọ không cao, tuy nhiên ở góc độ ăn theo thì lại khá hiệu quả. Không chỉ tên thương hiệu cho mô hình kinh doanh mà ngay cả với sản phẩm cũng hoàn toàn áp dụng được.
Ví dụ như: U23 Shop, O2 mart, 10x Shop….
12. Tên khác biệt
Đặt tên không theo một nguyên tắc nào cả. Tức là theo kiểu ngẫu hứng, tất nhiên vẫn phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản để cho khách hàng dễ dàng nhớ được.
Ví dụ như: Bazamart, Bazan mart, Tubo mart….
13. Đặt tên thương hiệu theo thần tượng hoặc người nổi tiếng
Ví dụ ngay như thương hiệu của ISAAC, là được lấy từ ISAAC NEWTON, là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người xem là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử.
Chính vì ngưỡng mô ông là lấy tên thương hiệu ISAAC cho đơn vị setup siêu thị mini số 1 tại Việt Nam.
Những lưu ý khi đặt tên thương hiệu cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
1. Vi phạm bản quyền
Rất nhiều thương hiệu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nên khi đặt tên thương hiệu cần phải tránh những thương hiệu đã được đăng ký bản quyền thương hiệu rồi.
Cách tốt nhất đừng để có những phiền phức sau này trong quá trình kinh doanh; thì trước khi xuất bản treo biển lên cửa hàng thì cần phải kiểm tra xem thương hiệu đó đã có cá nhân, đơn vị nào đăng ký bảo hộ chưa.
2. Tên thương hiệu trùng với danh nhân
Bất kể quốc gia nào thì tên của các danh nhân, anh hùng đều được bảo hộ một cách tuyệt đối. nên bạn đừng vì ngưỡng mô một ai đó là danh nhân, anh hùng mà đặt tên thương hiệu của người đó.
Mặc dù mục đích chưa thể hiện gì sai, tuy nhiên ở góc độ luật pháp là sẽ bị cấm.
3. Tên thương hiệu trùng với địa danh
Theo luật định, để được bảo hộ, tên thương hiệu không được chứa tên địa danh trừ trường hợp là hợp tác xã hay hiệp hội. Ví dụ như chè Thái Nguyên, bưởi Diễn.
Trên đây isaac group đã chia sẻ thông tin, kiến thức cũng như hướng dẫn đặt tên thương hiệu cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. Rất mong từ đó người kinh doanh mô hình này có thể có nhiều ý tưởng cũng như đưa ra những cái tên thương hiệu phù hợp với mình nhất.