Bán hàng siêu thị là công việc được nhiều người tìm kiếm khi các siêu thị mọc lên như nấm sau mưa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng.Tìm kiếm và kết nối được khách hàng đã khó nhưng làm thế nào để khiến họ bỏ tiền mua hàng lại càng khó hơn. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình này; có thể do khách hàng hoặc đôi khi cản trở xuất phát từ chính bản thân người bán. Do đó để việc bán hàng thực sự diễn ra trôi chảy; cần phải nắm được những kỹ năng chốt khách hàng hiệu quả.

Nhân viên bán hàng siêu thị

Nhân viên bán hàng siêu thị chính là những người sẽ đi tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm có bán trong siêu thị; sắp sếp lại có mặt hàng cho đúng- đều- đủ trên các giá hàng cho từng loại sản phẩm. Như vậy ta có thể khẳng định được rằng nhân viên bán hàng siêu thị là công việc liên quan trực tiếp đến khách hàng và sản phẩm, đồng thời đây cũng là một công việc hết sức phổ biến trong lĩnh vực bán hàng.

Chốt khách hàng là gì?

Một giao dịch bán hàng có thành công hay không được quyết định chính là nhờ khâu chốt khách hàng – một bước vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quá trình bán hàng nào. Khi mua hàng đôi lúc bạn sẽ gặp một số nhân viên lúc giới thiệu; tư vấn sản phẩm rất tốt nhưng đến bước cuối cùng nằm ở khâu chốt sale quan trọng nhất thì họ lại lộ rõ vẻ bối rối, lúng túng.

ban-hang-sieu-thi

Những kiến thức từ tổng quát đến chi tiết từng phần của sản phẩm của họ đều được đào tạo rất kỹ lưỡng và nắm rõ trong tầm tay. Nhưng đến khi khách hàng hỏi họ hàng loạt những câu hỏi, thắc mắc những vấn đề nằm ngoài những điều họ đã được học khiến nhiều nhân viên gặp khó khăn và nhanh chóng khách hàng nắm thế chủ động trong tay.

Cách chốt khách hàng trong bán hàng siêu thị

Chốt khách hàng là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng; nó quyết định giao dịch bán hàng của bạn có thành công hay không. Nhiều người bán hàng thể hiện rất tốt ở những khâu trước như giới thiệu sản phẩm; chào hàng nhưng đến lúc chốt sale lại lộ rõ vẻ lúng túng yếu kém.

Chiêu dụ khách “ăn thử”

Nhiều quầy hàng trong siêu thị cho phép khách hàng ăn thử sản phẩm của họ; như: xúc xích, bánh bao. Đây là cách để quầy hàng quảng bá sản phẩm; đồng thời giúp khách hàng được trải nghiệm một sản phẩm mới.

Nhưng sâu xa, việc cho phép khách hàng ăn thử sản phẩm là một cái bẫy tâm lý trong bán hàng siêu thị; nhằm khiến họ cảm thấy bị ràng buộc. Ví dụ, khi nhận được một món quà bất ngờ từ một người bạn, chúng ta thường đưa ra quyết định tặng lại cho họ một món quà. Ở đây cũng vậy, sau khi được ăn miễn phí; khách hàng thường quyết định nên bỏ tiền ra mua, để tránh bị cảm giác “mang ơn”.

“Thổi” quá công dụng của sản phẩm

Thông thường, trên bao bì sản phẩm cũng như trên các quảng cáo sản phẩm; đôi khi chúng ta thấy những thông điệp tuyên bố một sản phẩm có thể giải quyết mọi vấn đề.

Ví dụ, trên bao bì của một loại kem cho biết nó làm chậm sự lão hóa nhưng công dụng thực sự của nó chỉ đơn giản để giữ ẩm hoặc làm dịu da.

Từ ngữ kích thích mua sắm

Có nhiều từ mà các nhà tiếp thị sáng tạo để khiến bạn muốn mua một sản phẩm nào đó. Trong đó, “chỉ” là từ các được các siêu thị dùng nhiều để gắn trên giá sản phẩm. Nó đóng vai trò là từ kích thích tâm lý mua sắm, làm giảm đi cảm giác “tốn tiền” của người mua hàng.

ban-hang-sieu-thi

Tặng kèm sản phẩm trong bán hàng siêu thị

Đây là một mánh khoé khá phổ biến trong bán hàng siêu thị. Họ thường gắn kèm một sản phẩm khi mua nhiều sản phẩm cùng loại. Ví dụ như bánh kẹo, khi mua 4 gói sẽ được tặng 1 gói. Thông thường, các siêu thị sẽ không đặt các sản phẩm đó cùng chỗ, để tránh trường hợp khách hàng có thể so sánh về giá.

Tận dụng chiêu bán theo cặp

Chiêu xếp sản phẩm theo cặp được các siêu thị ưa dùng. Ví dụ, trà và cà phê thường đặt cạnh nhau, xúc xích thì thường xếp ngay quầy bán tương ớt, kem đánh răng đặt cạnh bàn chải đánh răng,… ách xếp đặt hàng hóa theo cặp logic như thế này của siêu thị sẽ gợi ý cho khách hàng về những gì cần mua tiếp sau một món hàng nào đó. Và thế là siêu thị có thể bán được nhiều mặt hàng cùng lúc.

Thủ thuật đặt gương trong siêu thị

Nhiều siêu thị thường đặt gương phía trên các quầy hàng. Chúng giúp khách hàng có thể nhìn ngắm chính mình. Đồng thời, những chiếc gương này cũng khiến khách hàng nhìn rõ sản phẩm hơn và giúp mở rộng không gian một cách trực quan.

Tuy nhiên, những tấm gương ấy còn có “trọng trách” lớn lao hơn, đó là khiến bạn… đi chậm lại. Đa phần mọi người đều có tâm lý muốn nhìn thấy bản thân khi đi qua gương, tốc độ di chuyển của bạn sẽ chậm lại. Khi đó, bạn rất dễ chú ý đến các sản phẩm có trên quầy và có thể sẽ bỏ tiền ra mua.

Như vậy, bài viết của Isaac đã chia sẻ đến bạn những kiến thức chung về cách chốt khách hàng trong bán hàng siêu thị. Biết cách chốt khách hàng đúng sẽ thúc đẩy doanh thu cho bạn. Chúc bạn có quá trình kinh doanh siêu thị thành công và phát triển.