Ngày nay để có thể tìm ra được chiến lược và những hoạt động phù hợp với mục tiêu dài lâu thì cần phải nắm bắt được những điểm mạnh và điểm yếu của siêu thị là vô cùng quan trọng. Việc đánh giá này có thể thông qua rất nhiều báo cáo khác nhau. Chỉ số tài chính là yếu tố quan trọng giúp người kinh doanh đánh giá tình hình phát triển của siêu thị mình. Đây là một phần không thể thiếu trong phân tích báo cáo tài chính. ISSAC sẽ chia sẻ cho bạn các chỉ số tài chính cần quan tâm để đánh giá tình hình kinh doanh siêu thị của mình nhé!

chi-so-tai-chinh

Chỉ số tài chính là gì?

Chỉ số tài chính là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính chi tiết về những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải; và được sử dụng cho mục đích so sánh; từ đó giúp họ đưa ra những nhận xét và quyết định tốt hơn cho công việc kinh doanh trong tương lai.

Các chỉ số tài chính biến động theo thời gian. Bởi lẽ chúng chỉ có thể phản ánh tình trạng của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Vì vậy cần phải tiến hành phân tích các chỉ số tài chính chính thức một cách thường xuyên để mang lại hiệu quả cao nhất.

Mỗi chỉ tiêu tài chính đặc trưng sẽ vẽ nên bức tranh tổng thể của doanh nghiệp về tài chính – kế toán, giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt ngày nay.

Tại sao cần phân tích các chỉ số tài chính khi kinh doanh

Chỉ số tài chính là một công cụ quan trọng cho nhà kinh doanh đo lường sự tăng trưởng kinh doanh trong quá trình đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, cũng như hướng tới cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Phân tích chỉ số tài chính thường xuyên theo thời gian cũng có thể giúp các doanh nghiệp nhìn thấy và thích nghi được với các xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, các chỉ số cũng là một trong những thức đo lường sự thành công của doanh nghiệp từ quan điểm của nhà đầu tư, các chủ ngân hàng và nhà phân tích kinh doanh. Bởi lẽ khả năng vay nợ hoặc vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào chỉ số tài chính của doanh nghiệp.

Mặc dù sử dụng các chỉ số tài chính có rất nhiều ưu điểm nhưng các quản lý doanh nghiệp vẫn nên biết những hạn chế của chỉ số tài chính và tiếp cận việc phân tích chỉ số một cách thận trọng. Một chỉ số tài chính không thể đưa ra toàn bộ thông tin cần thiết cho các quyết định kinh doanh. Nhưng các quyết định được đưa ra mà không xem xét đến chỉ số tài chính sẽ là các quyết định chưa được nghiên cứu kỹ càng và không tận dụng hết được thông tin có sẵn.

Các chỉ số cần quan tâm trong kinh doanh siêu thị

ISSAC chia sẻ cho bạn 4 chỉ số tài chính quan trọng mà người kinh doanh siêu thị cần phải biết.

Chỉ số thanh toán

Chỉ số này giúp xem xét các quyết định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Các loại chỉ số thanh toán bao gồm:

  • Chỉ số tiền mặt
  • Chỉ số thanh toán hiện hành
  • Chỉ số thanh toán nhanh
  • Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
  • Chỉ số dòng tiền từ hoạt động
  • Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả
  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số hoạt động

Chỉ số hoạt động thể hiện trạng thái hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số hoạt động còn được chia thành hai loại khác nhau là “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”.

Lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, còn hiệu quả hoạt động thể hiện tính hiệu quả trong sử dụng tài sản.

– Lợi nhuận hoạt động bao gồm:

  • Biên lợi nhuận thuần: Mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp.
  • Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần (Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh)
  • Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
  • Biên EBT: Xác định khả năng hoạt động doanh nghiệp.
  • Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu
  • Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu (Kiểm soát tỷ lệ doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra).

– Hiệu quả hoạt động bao gồm: vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định và vòng quay vốn cổ phần.

chi-so-tai-chinh-kinh-doanh-sieu-thi

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Lợi ích chính của chỉ số này là giúp định giá doanh nghiệp cũng như cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.

Để đánh giá đúng chỉ số này, cần phải lưu ý các yếu tố quan trọng như:

  • Chỉ số trung bình ngành: là so sánh doanh nghiệp với trung bình ngành siêu thị.
  • So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: cần có cái nhìn tổng thể để dự đoán xem tình hình của siêu thị khi thay đổi theo nền kinh tế phát triển hay suy thoái.

Chỉ số rủi ro

Chỉ số rủi ro phản ánh chân thực sự thay đổi thu nhập trong kinh doanh, chỉ số rủi ro cũng bao gồm 2 loại là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

  • Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập.
  • Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

Sử dụng các chỉ số tài chính hiệu quả

Cách tốt nhất khi nhà kinh doanh siêu thị sử dụng các chỉ số tài chính hiệu quả là tiến hành phân tích các chỉ số chính thức một cách thường xuyên. Dữ liệu thô phục vụ quá trình phân tích phải được ghi lại trên một biểu mẫu đặc biệt hàng tháng. Sau đó, các chỉ số có liên quan sẽ được tính toán, xem xét và lưu lại để so sánh trong tương lai.

Cần xác định các chỉ số nào cần tính toán, điều đó phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của siêu thị, độ tuổi của siêu thị, thời điểm trong chu kỳ kinh doanh và bất kỳ thông tin cụ thể cần thiết nào khác. Cụ thể như: nếu một siêu thị phụ thuộc vào một số lượng lớn tài sản cố định, thì chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của các tài sản đang được sử dụng này có thể là chỉ số quan trọng nhất.

Trên đây là các chỉ số tài chính cần quan tâm trong kinh doanh siêu thị mà Isaac đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào quá trình hoạt động để công việc kinh doanh siêu thị ngày càng phát triển.