ISaac Education xin chia sẻ kinh nghiệm tư vấn mở cửa hàng tap hóa, siêu thị mini cho người mới có kế hoạch đầu tư kinh doanh mô hình bán lẻ này, nội dung bài viết được chia sẻ bởi chuyên gia đào tạo Nguyễn Văn Thịnh. Người có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh, điều hành chuỗi và đào tạo các khóa học mô hình kinh doanh bán lẻ.

Các Bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini 

Người mới sẽ chưa biết được điều kiện, cũng như các bước thực hiện thủ tục để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini sao cho đầy đủ, và tự tin rằng mình đã hoàn thành đầy đủ cách thức đăng ký, đảm bảo điều kiện kinh doanh đúng pháp luật, cũng như hạn chế việc phải nộp phạt do thiếu giấy tờ, hoặc các vấn đề sai phạm liên quan tới hàng hóa, điều kiện kinh doanh.

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần những giấy tờ gì

Qua quá trình tư vấn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cho hàng trăm, ngàn cửa hàng thì tôi luôn tóm gọn lại nhằm cho người kinh doanh dễ hình dung nhất những giấy tờ cần có để bắt đầu kinh doanh một cửa hàng.

Trong đó giấy tờ, thủ tục kinh doanh của cửa hàng tạp hóa cần xác định có hai hình thức để người kinh doanh lựa chọn đăng ký bao gồm: Hộ kinh doanh cá thể hay là hình thức kinh doanh mô hình doanh nghiệp.

Thông thường mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ở quy mô vừa và nhỏ chúng ta nên đăng ký kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh cá thể, tại hình thức đăng ký kinh doanh này mọi thứ được đơn giản hóa hơn rất nhiều so với hình thức doanh nghiệp, từ việc thủ tục đăng ký kinh doanh tới các khoản giấy tờ, thuê khoán cũng đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều so với doanh nghiệp.

Và điều quan trọng là người kinh doanh sẽ hạn chế tối đa các phiền phức không đáng có với các cơ quan thuế, quản lý thị trường mỗi khi bị kiểm tra.

Trong trường hợp là mô hình siêu thị quy mô lớn, hoặc kinh doanh dạng chuỗi cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì bắt buộc bạn phải đăng ký kinh doanh dạng hình thức doanh nghiệp rồi, bởi mỗi một người chỉ được đăng ký một mô hình kinh doanh dạng hộ cá thể, tất nhiên bạn hoàn toàn có thể lách luật bằng cách nhờ người thân, bạn bè đứng tên cho các cửa hàng tiếp theo cũng không sao.

Giấy tờ cần có để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh rượu
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh thuốc lá
  • Ngoài ra lưu ý giấy tờ nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm phải bảo quản, hoặc tiêu thụ đặc biệt như rượu.

Các bước thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Để làm thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini không quá phức tạp, thậm trí rất đơn giản, công việc của bạn chỉ cần đến phòng thuế tại quận, huyện mà cửa hàng của bạn kinh doanh, và đến đó sẽ nhờ cán bộ phòng thuế tư vấn các bước thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

Cũng rất nhiều cửa hàng thường cứ mở ra kinh doanh một thời gian sau đó mới làm thủ tục đăng ký kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini. Tất nhiên là các đơn vị thuế, quản lý thị trường sẽ không phạt ngay lần đầu khi họ đến kiểm tra, tuy nhiên để chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh và tuân thủ pháp luật một cách triệt để thì trước khi khai trương cửa hàng bạn nên làm thủ tục đăng ký kinh doanh để tránh những phiền phức không đáng có, hay nói cách khác để các đơn vị quản lý chức năng họ để ý sẽ không hay sau này.

Cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải chịu những khoản thuế nào?

Hộ kinh doanh cá thể phải chịu 3 loại thuế theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm:

  • Thuế khoán: Đóng theo quý
  • Thuế môn bài: Đóng theo năm
  • Thuế thu nhập cá nhân: Đóng theo quý

Chung quy lại tổng 3 loại thuế này tổng người kinh doanh hộ cá thể mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải chịu là 2,5% doanh thu lý thuyết khi cán bộ thuế ghi tại sổ sách quản lý của cơ quan thuế. Chính bởi vậy khi làm thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì người chủ cửa hàng cần phải khéo léo “đàm phán” với cán bộ thuê sao cho doanh thu dự kiến thấp nhất có thể. Nó sẽ giúp cho bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ tiền thuế hàng tháng đâu nhé.

Ví dụ: Thay vì khéo léo bạn chỉ bị ghi doanh thu dự kiến 10 triệu/ tháng, đồng nghĩa tổng bạn chỉ mất 10 triệu x 2,5% = 250.000đ/ tháng, trong trường hợp tăng lên thành 30 triệu, đồng nghĩa với chi phí bạn sẽ lên tới 750k/ tháng, tức là mỗi năm bạn  đã tiết kiệm được 6 triệu rồi. Nếu bạn đọc tới đây đồng nghĩa với việc bạn là người chịu khó đọc, và việc bạn tiết kiệm được so với những người khác là điều hoàn toàn xứng đáng. Chúc mừng bạn! và nội dung hay liên quan tới kinh nghiệm tư vấn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini vẫn còn ở phía sau.

Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Đây là câu hỏi rất rộng, và khó trả lời, tuy nhiên hầu hết những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh lại hay đặt ra câu hỏi đại loại như vậy? tức là bạn đang bị sai lầm về cơ cấu mô hình kinh doanh.

Nguyên tắc xây dựng mô hình kinh doanh của mình phải dựa trên lượng vốn của mình có đó chính là nguồn lực tài chính mà bạn đang sở hữu, nó chả khác gì câu hỏi để mở doanh nghiệp kinh doanh cần bao nhiêu vốn? nó quá là vô cùng phải không? vì đối với các mô hình dịch vụ thì chi phí đầu tư rất thấp thấp, tuy nhiên đối với các mô hình doanh nghiệp thương mại, hoặc sản xuất thì có thể lên tới chục thậm trí trăm tỷ.

Tức là bạn nên xuất phát từ lượng vốn minh đang có thay vì đi hỏi câu hỏi và tìm câu trả lời cho mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Bạn có 300 triệu thì bạn nên xây dựng mô hình kinh doanh theo số vốn đó, hay bạn có 3 tỷ thì xây dựng theo mô hình phù hợp với số vốn đó.

Tuy nhiên, vẫn cần phải cung cấp thêm một số góc nhìn cũng như công thức liên quan tới vốn đầu tư kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để người kinh doanh hiểu rõ hơn về vốn đầu tư kinh doanh mô hình này.

Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần bao nhiêu vốn

Vốn đầu tư mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bao gồm những hạng mục nào

Lượng vốn để mở cửa hàng tạp hóa bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đặt cọc và đóng tiền đợt 1
  • Chi phí đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất
  • Chi phí đầu tư cho hàng hóa
  • Chi phí marketing cho cửa hàng

Vốn đầu tư mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

Thuê mặt bằng hay kinh doanh trên mặt bằng sẵn có: Đối với người đi thuê mặt bằng họ thường phải mất một khoản chi phí không nhỏ cho việc đóng tiền đặt cọc và đợt một thuê mặt bằng, đối với các khu vực phát triển, giá thuê mặt bằng cao ở nội dung này cũng tác động không nhỏ tới vốn đầu tư kinh doanh

Mô hình kinh doanh: Rõ ràng bạn kinh doanh mô hình tập trung vào sữa bỉm, hay hàng nhập khẩu thì vốn đầu tư sẽ lớn hơn nhiều so với mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa có kinh doanh thực phẩm sạch, hoặc mô hình kinh doanh truyền thống.

Đầu tư cơ sở vật chất: Việc đầu tư cho các hạng mục cơ sở vật chất cũng sẽ tác động nhiều tới vốn đầu tư, ví dụ điển hình, cùng là thiết kế và thi công biển bảng cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, nếu tiết kiệm thì bạn chỉ cần đầu tư từ 3-7 triệu, tuy nhiên chỉ cần thay đổi chất liệu, hoặc chủng loại biển bảng thì riêng chi phí tiền biển bảng có thể lên tới vài chục triệu, hay các hạng mục khác như: Giá kệ siêu thị, phần mềm bán hàng, thiết kế nhận diện thương hiệu, các loại tủ….

Chiến lược kinh doanh: Rõ ràng chiến lược kinh doanh tập trung vào dịch vụ và giá rẻ sẽ khác nhau, mô hình tập trung vào dich vụ cần thiết phải đầu tư vốn nhiều hơn so với mô hình truyền thống theo chiến lược cạnh tranh giá rẻ.

Quy mô mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini: Rõ ràng một cửa hàng có diện tích 5,60 m2 sẽ cần lượng vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với mô hình có diện tích 3,500m2. Nên diện tích kinh doanh cũng tác động trực tiếp tới vốn đầu tư cửa hàng.

Tóm lại: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ngay với việc cùng với một diện tích kinh doanh cũng có thể có sự khác biệt, chênh lệch nhau rất nhiều.

Nhưng theo kinh nghiệm kinh doanh cũng như tư vấn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini trong quá trình đào tạo, và cung cấp dịch vụ tư vấn, setup siêu thị của Isaac Education thì vốn đầu tư để mở một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini được tính theo công thức cơ bản sau:

VỐN ĐẦU TƯ = 8-10 Triệu x diện tích kinh doanh

Trong đó:

  • Vốn đầu tư: Là lượng vốn cần có để đầu tư kinh doanh
  • 8-10 triệu: Là số tiền/ m2 cần có đối với diện tích kinh doanh
  • Diện tích kinh doanh: Là chỉ tính diện tích kinh doanh, không tính diện tích kho bãi, nhà ở.

Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini 

Người mới chưa có kinh nghiệm thường khá loay hoay trong việc tự mính setup cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình để đưa vào hoạt động, và không biết sắp xếp những việc cần phải làm, việc nào làm trước, việc nào làm sau để có thể giúp cho quá trình xây dựng cửa hàng của mình một cách tiết kiệm thời gian cũng như hiệu quả nhất có thể.

Sau đây là 9 bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà ai cũng nên đọc

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên là khâu chuẩn bị người kinh doanh cần phải chủ động thực hiện sớm, nhất là các hạng mục mà chúng ta có thể chủ động chuẩn bị trước đó thời gian rất dài. Hạn chế để mọi việc dồn vào thời điểm gần ngày khai trương làm hàng loạt khi đó sẽ dễ bị rối tung và loạn lên. Đây cũng chính là nguyên nhân mà các gia đình, vợ chồng hay cãi, giận dỗi nhau trong quá trình thực hiện setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa của mình.

Những hạng mục mà chúng ta hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm, tiếp nhận thông tin sớm bao gồm:

  • Một bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa – dù có thể là cơ bản nhất
  • Đơn vị sửa sang mặt bằng
  • Đơn vị thiết kế, thi công biển bảng siêu thị
  • Đơn vị thiết kế siêu thị, cửa hàng tạp hóa
  • Đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị
  • Đơn vị cung cấp phần mềm bán hàng
  • Đơn vị cung cấp thiết bị bán hàng
  • Đặc biệt là list danh sách nhà cung cấp hàng hóa tại khu vực mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
  • Đơn vị tư vấn, đào tạo kinh doanh siêu thị
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini (ISaac Education) nếu có nhu cầu
  • Đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước – điển hình như nội dung bài viết này.

Chúng ta hoàn toàn có thể tìm kiếm, và đưa ra được sự lựa chọn sơ bộ đối với các nhà cung cấp này mà không mất rủi ro, chi phí gì nhưng đổi lại chúng ta hoàn toàn có thời gian để tìm hiểu, so sánh và lựa chọn được các nhà cung cấp uy tín.

Bước 2: Sửa sang mặt bằng

Chắc chắn để có được một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hoàn thiện và đưa vào khai thác sử dụng mục đích kinh doanh thì đương nhiên bạn phải có một mặt bằng và sửa sang nó để phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Và đương nhiên, không có gì tốt bằng việc được kinh doanh trên mặt bằng sẵn có nhà mình, đó là điều kiện thuận lợi lắm đó nha. Nếu bạn nằm trong đối tượng này thì xin chúc mừng bạn.

Tuy nhiên dù là mặt bằng sẵn có hay phải đi thuê thì việc không thể bỏ qua đó chính là tu sửa lại mặt bằng để sẵn sàng cho công việc setup cũng như khai thác kinh doanh cửa hàng được.

Trong trường hợp bạn phải thuê mặt bằng thì lưu ý khâu đầu tư sang sửa này, tối giản chi phí cho các hạng mục vì chỉ đơn giản là mặt bằng này thời gian sử dụng của bạn chỉ là hữu hạn, nó khác với những người đầu tư kinh doanh trên mặt bằng nhà họ, bởi giá trị thời gian sử dụng là rất dài, chưa nói là vô hạn.

Các hạng mục sửa sang mặt bằng cơ bản bao gồm:

  • Sơn sửa lại cửa hàng cho sạch sẽ, sáng sủa
  • Sửa sang, thi công hệ thống điện nước mạng

Bước 3: Thiết kế nhận diện thương hiệu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Đây là bước đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào nhu cầu cũng như ngân quỹ tài chính và tư duy về vai trò của nhận diện thương hiệu tại cửa hàng bán lẻ.

Đa phần các cửa hàng chỉ thuần túy thực hiện ở bước này bằng cách thiết kế và thi công biển bảng, nhưng trọn bộ nhận diện thương hiệu siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì không phải như vậy, nó bao gồm rất nhiều hạng mục khác như:

  • Biển thả trần
  • Biển trần
  • Biển đầu kệ
  • Biển bảng
  • Ngoài ra: Đồng phục, trang trí tại cửa kính…

Lưu ý đối với hạng mục đầu tư biển bảng

Người kinh doanh cần lưu ý đối với hạng mục đầu tư biển bảng, rõ ràng việc đầu tư nào cũng mang lại giá trị và cần thiết, tuy nhiên để phù hợp hoặc thực sự cần thiết thì không phải ai cũng có kiến thức, kinh nghiệm để đầu tư một cách hiệu quả.

Thông thường nhiều đơn vị hoàn toàn họ thiết kế miễn phí cho cửa hàng, tuy nhiên thường tư vấn các cửa hàng làm biển bảng thật đẹp, với chất liệu cao cấp, với chi phí khá lớn so với nhu cầu sử dụng. Tất nhiên trong trường hợp điều kiện tài chính kinh doanh tốt, và happy với khoản đầu tư lớn đó thì bạn hoàn toàn có thể đầu tư chi phí cho biển bảng lên tới vài chục triệu cũng là điều nên làm.

Tuy nhiên khi mà kinh nghiệm còn non nớt, đặc biệt chưa trải qua ngày nào kinh doanh mô hình này thì cần nắm bắt được KEY chính trong việc đầu tư vốn kinh doanh mô hình này chính là hàng hóa. Khách hàng vào mua hàng hóa, sản phẩm, chứ không phải đến để ngắm biển bảng của bạn.

Thiết kế siêu thị mini – ISaac Education (hình ảnh chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh)

Bước 4: Thi công, thực hiện các hạng mục cơ sở vật chất

Đây là hạng mục khá nhiều vấn đề mà người kinh doanh cần phải lưu ý, bởi cùng với hàng hóa, thì chi phí đầu tư cơ sở vật chất cũng rất đáng phải lưu tâm, bởi rất nhiều cửa hàng, người mới kinh doanh mắc những sai lầm ngớ ngẩn liên quan tới việc đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất này.

Người kinh doanh cần phải thực sự sáng suốt trong việc nên đầu tư hạng mục nào? hạng mục nào không nên đầu tư, hạng mục nào có thể đầu tư sau. Nguyên tắc đầu tư hạng mục này vẫn cần phải phải dựa theo hai chữ phù hợp.

Một số lưu ý khi làm việc với các đơn vị cung cấp hạng mục cơ sở vật chất:

  • Giá kệ siêu thị: Thường các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị thường tư vấn cho các cửa hàng các chủng loại giá kệ có kích thước ngắn, thấp, hẹp trong khi đó việc mua với ngược lại tư vấn lại tối ưu hơn. Học viên hoặc các đơn vị sử dụng dịch vụ setup siêu thị mini của Isaac Education thường được chuyên gia tư vấn Nguyễn Văn Thịnh tiết kiệm khoảng 20% chi phí đầu tư giá kệ.
  • Phần mềm bán hàng: Nên lựa chọn phần mềm phù hợp với mô hình, quy mô cửa hàng mình. Đối với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có quy mô nhỏ có thể lựa chọn các loại phần mềm có giá thành từ: 3 – 10 triệu.
  • Tủ mát, kem: Đối với các mô hình cửa hàng quy mô lớn, việc có thể xin, mượn tủ kem, mát không quá khó khăn, tuy nhiên với các cửa hàng có diện tích kinh doanh nhỏ, đặc biệt là những cửa hàng mở mới thì không hề đơn giản, bạn cần phải biết cách đàm phán với cả nhà cung cấp để có thể đỡ mất chi phí mua mới hai loại tủ này.
  • Điều hòa: Nếu thực sự mô hình cửa hàng của bạn cần thiết thì mới nên đầu tư, hoặc đầu tư sau.

Bước 5: Phân bổ hàng hóa, ngành hàng, nhóm sản phẩm

Hàng hóa thường chiếm tới 6,70% vốn đầu tư kinh doanh toàn bộ cửa hàng, và cũng chính hàng hóa đóng vai trò tiên quyết tới doanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh sau này, chính bởi vậy mà việc phân bổ và lựa chọn hàng hóa phù hợp với mô hình của mình là điều tiên quyết.

Người kinh doanh cần phải có bảng phân bổ vốn đầu tư hàng hóa cho từng ngành hàng, nhóm sản phẩm, nhà cung cấp. Tuy nhiên chắc chắn một điều những người mới KHÔNG MỘT AI có thể làm được, bởi khi bạn chưa hiểu về đặc thù của sản phẩm, nhóm sản phẩm, ngành hàng và tâm lý tiêu dùng sản phẩm của khách hàng thì rất khó để thực hiện được công việc này, ngay cả với những người có kinh nghiệm cũng chưa chắc đã có thể giúp được cho bạn.

Trong khi đó rủi ro liên quan tới hàng hóa lại cực khủng khiếp, bởi giai đoạn đầu kinh doanh cửa hàng thường thưa khách, doanh thu bán hàng thấp, dẫn đến việc hàng hóa cận, hết date sau này nhiều vô kể.

Chỉ cần hàng cận date, hết date sau thời gian ngắn kinh doanh, cùng với việc lựa chọn sai hàng hóa kinh doanh (nhóm hàng không bán được hoặc không phù hợp với cửa hàng) thì tổn thất mà cửa hàng gánh phải không hề nhỏ. Đó chính là nguyên nhân mà dẫn đến việc nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải thanh lý sau 6-9 tháng hoạt động kinh doanh là vậy, còn cửa hàng nào đã hoạt động > 1 năm thường đồng nghĩa với việc họ có thể đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu.

Bước 6: Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Tùy thuộc vào quy mô cũng như nhu cầu công việc mà tuyển dụng cả về số lượng, lẫn chất lượng phù hợp. Thường tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini quy mô nhỏ hay có thói quen dùng người nhà, nên vấn đề nhân sự thường không gặp nhiều khó khăn như các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tại các khu vực phát triển thành phố, nội thành.

Vấn đề tuyển dụng và đào tạo nhân sự cần thực hiện một cách chủ động, tất nhiên cũng không cần phải quá sớm bởi sẽ dẫn đến chi phí nhân sự phát sinh sớm, tuy nhiên thời gian setup một siêu thị mini thường 3-4 tuần đồng nghĩa với việc bạn nên có kế hoạch tuyển dụng nhân sự trước đó tầm một tháng, và khi bắt đầu vào việc setup siêu thị chính thức thì yêu cầu nhân sự đi làm là kịp tiến độ và phù hợp.

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự là một trong các bước quan trọng

Bước 7: Lên đơn đặt hàng và nhập hàng vào phần mềm bán hàng

Việc lên đơn đặt hàng có thể dựa vào bảng phân bổ hàng hóa ở bước 5, hoặc nhờ sales, nhà cung cấp tư vấn. Nhưng có một sự thật đáng buồn là hàng hóa cận, date sau này tại cửa hàng góp phần không nhỏ công sức bởi chính đội ngũ sales đó.

Có thể do nhiều nguyên nhân tuy nhiên thường thì ông sales nào cũng nói hàng mình bán tốt, hàng mình bán chạy, lại gặp chủ cửa hàng đang háo hức nhập hàng với ví tiền rủng rỉnh và đặc biệt mủi lòng, dễ tin người thường hay phải gánh hậu quả, chỉ có số ít sales họ có kinh nghiệm và có tâm tư vấn thật cho cửa hàng, nên khi làm việc với sales thì chúng ta cũng cần phải kiểm soát thông tin.

Sau khi phân bổ được hàng hóa theo từng nhà cung cấp hoặc đã làm việc được với sales thì chúng ta cần phải thông báo đơn hàng với các nhà cung cấp hẹn lịch giao hàng, kết hợp với công việc nhận hàng thì cần phải chia giá chương trình và nhập vào phần mềm bán hàng.

Để dễ dàng quản lý, cũng như phân tích dữ liệu sau này trong phần mềm bán hàng thì người kinh doanh cần lên một công thức đặt tên sản phẩm, và phân nhóm hàng hóa, để dễ bề quản lý, cũng như dùng phần mềm để quản trị cửa hàng một cách tối ưu nhất,

Lưu ý: Dữ liệu trong phần mềm là yếu tố cực kỳ quan trọng, và cần độ chính xác cao nên trong quá trình setup siêu thị mini, cũng như vận hành hoạt động cửa hàng bán lẻ của mình cần phải luôn luôn giữ nguyên tắc chuẩn dữ liệu, tất nhiên trong trường hợp cửa hàng không cần phải phân tích kinh doanh thì có thể bán tay bo, bởi hầu hết các cửa hàng đang ở trong trường hợp này. Nên khi hỏi sản phẩm nào bán tốt, sản phẩm nào bán chậm, sản phẩm nào kinh doanh hiệu quả, sản phẩm nào nên bỏ đi ngừng kinh doanh thì không một ai trả lời được.

Bước 8: Lên kế hoạch và tổ chức khai trương

Tại bước này tùy thuộc vào chiến lược cũng như ngân quỹ tài chính của từng cửa hàng mà có kế hoạch tổ chức khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa phù hợp.

Đối với cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nhỏ thì có thể làm một cách đơn giản với những chương trình khuyến mãi cơ bản ngày khai trương, còn đối với các mô hình quy mô lớn thì có thể thuê đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp hỗ trợ để dành nhiều hơn thời gian cho công việc đón tiếp khách hàng.

Tiếp theo là thực hiện công việc tổ chức khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. Ngày khai trương chính là ngày trọng đại quan trọng đánh dầu bước ngoặt chính thức cửa hàng đi vào hoạt động. Chắc chắn không một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nào có thể hoàn hảo trong ngày khai trương mà không xảy ra một lỗi nào được.

Tuy nhiên chỉ có điều làm thế nào để ngày khai trương ít xảy ra những lỗi đáng trách, khiến cho quan khách, khách hàng phật ý hoặc thậm trí gây mất thiện cảm thì khá là nguy hiểm, tuy không phải cửa hàng nào cũng để lại hậu quả không mấy tốt đẹp ngày khai trương, nhưng cũng không ít cửa hàng dở khóc dở cười ngày khai trương, đặc biệt là các mô hình quy mô lớn, tổ chức sự kiện hoành tráng.

Sau đây là một số lỗi thường gặp ngày khai trương

  • Tiếp khách không chu đáo: Khâu chuẩn bị nhân sự thiếu, trong trường hợp quan khách đến lại đông dẫn đến tình trạng có thể nhiều quan khách không được phục vụ một cách tốt nhất. Nên cửa hàng ngày khai trương nên chủ động nhân lực phục vụ quan khách chu đáo.
  • Chương trình khuyến mại không rõ ràng: Một lỗi thường gặp phải là chương trình quà tặng, hàng khuyến mại ngày khai trương tại các cửa hàng thường quá phức tạp, nhiều điều kiện khiến cho người tiêu dùng không nắm được nội dung chương trình khuyến mại như thế nào?
  • Hàng hóa thiếu: Bao gồm cả hàng khuyến mại lẫn hàng hàng hóa kinh doanh. Điều khó khăn với người kinh doanh là chưa có kinh nghiệm cũng như dự toàn thế nào đối với hàng hóa kinh doanh và hàng khuyến mại ngày khai trương. Vô tình nhập nhiều mà bán được ít thì cũng chết, mà nhập số lượng ít khách lại đông lại gây mất thiện cảm với khách hàng.
  • Thanh toán không kịp: Tình trạng bàn thu ngân quá tải ngày khai trương là chuyện bình thường, tuy nhiên khách hàng có thể đợi, xếp hàng chờ trong thời gian nhất định, trong ngân quỹ cảm xúc của họ ở trạng thái thông cảm, tuy nhiên nếu phải đợi lâu quá thì việc hàng hóa khách hàng bỏ lại để bừa hết tại các lối đi là việc bình thường. Nên phải tăng cường nhân sư khâu thanh toán là vậy
  • Mất mát hàng hóa: Ngày khai trương việc đông khách là điều tốt đẹp, và kèm theo đó là cơ hội cho những người tham lam, hoặc những kẻ chuyên trộm cắp có thể tận dụng cơ hội gây thất thoát, và đương nhiên việc cần làm của cửa hàng là tăng cường nhân sự, thiết bị an ninh đặc biệt ngày khai trương đó.
  • Và nhiều những lỗi nhỏ khác

Bước 9: Tổng kết

Đây là điểm yếu cố hữu của hầu hết các siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Bởi gần như không một đơn vị nào sau ngày khai trương thực hiện bước tổng kết này.

Ngay cả với các chuỗi siêu thị mini khi mở vài cửa hàng cũng không có tài liệu tổng kết lại quá trình setup siêu thị nói chung và chương trình tổ chức khai trương cửa hàng nói riêng.

Trên đây là nội dung chia sẻ kinh nghiệm tư vấn kinh doanh và 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini được chia sẻ bởi chuyên gia bán lẻ Nguyễn Văn Thịnh, điều hành học viện đào tạo và trung tâm setup siêu thị Isaac Education Việt Nam.