Hiện nay kinh doanh bán sữa bột đang phát triển khá mạnh tại Việt Nam; do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa cũng như liên quan đến sữa ngày càng tăng. Nhắc đến kinh doanh sữa bột, chúng ta thường nghĩ ngay đến trẻ em và các mẹ bầu. Đây là thị trường hấp dẫn được nhiều người nhắm đến. Tuy nhiên để kinh doanh mặt hàng này thì không phải là điều đơn giản. Mặt hàng này gắn liền với sức khỏe người tiêu dùng; nếu bạn kinh doanh mà không có kiến thức cũng như kinh nghiệm; sẽ rất dễ gặp phải khó khăn ngay từ khi bắt đầu.

Bán sữa bột có lãi không?

Bán sữa bột có lãi không chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người khi mới bắt tay vào kinh doanh. Sữa là mặt hàng rất phổ biến hiện nay; đặc biệt khi mức sống được nâng cao thì việc mua sữa để bồi bổ sức khỏe cho người già và trẻ em là điều tất yếu của mỗi gia đình.

ban-sua-bot

Đây là một mặt hàng tốt có nhu cầu lớn nên nhiều người muốn kinh doanh bỉm sửa hiện nay. Tuy nhiên không ít người lo lắng rằng bán sữa sẽ khó khăn và lãi không cao. Mỗi người có một góc nhìn khác nhau; nếu kinh doanh sữa không có lãi thì mặt hàng này đã không phổ biến và phát triển như hiện tại. Nếu bạn có những phương án kinh doanh phù hợp và có những chiến lược hay ho; thì việc kinh doanh sữa bột chắc hẳn sẽ mang lại lãi lớn. Đặc biệt cần chú ý đảm bảo yếu tố chất lượng cho mặt hàng này; vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Nếu làm được tất cả các điều trên thì bạn sẽ không cần phải lo ngại về vấn đề lời lãi nữa.

Kinh nghiệm bán sữa bột thành công

Để bán sữa bột thành công, bạn cần phải xác định rõ ràng các phương án kinh doanh của mình bằng việc lên kế hoạch, tìm nguồn hàng, xác định vốn,…

Lên kế hoạch bán sữa bột ngay từ ban đầu

Bản kế hoạch rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Dù bạn kinh doanh với quy mô lớn hay một cửa hàng nhỏ thì cũng cần phải lên kế hoạch chi tiết. Xây dựng các bước cần vượt qua để bảo đảm mô hình kinh doanh thành công giảm thiểu rủi ro không đáng có. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người mở cửa hàng nhỏ chủ quan không xây dựng kế hoạch ban đầu; điều này đã dẫn đến thất bại chỉ sau vài tháng kinh doanh.

Một kế hoạch kinh doanh sữa bột chi tiết sẽ bao gồm các phần sau:

– Khảo sát khu vực kinh doanh: thói quen mua hàng, sở thích, hạn mức chi tiêu hàng tháng, độ tuổi mua sắm.

– Nguồn hàng: Nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở, nhập hàng của các đại lý trung gian.

– Trang thiết bị bán hàng: Kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ đông, bảng biển, máy tính tiền.

ke-hoach-kinh-doanh-sua-bot

Tìm nguồn sữa uy tín, chất lượng

Khi tìm nguồn sữa uy tín, chất lượng bạn có thể lựa chọn hai nguồn nhập hàng sữa sau đây: xách tay nước ngoài hoặc từ các đại lý, các nhà phân phối trong nước. Bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài qua người thân, bạn bè hoặc thông qua nhân viên hàng không làm trung gian xách hàng. Đối với trường hợp nhập hàng từ các đại lý; hay nhà phân phối trong nước thì sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên với cách này chắc chắn chi phí sẽ cao hơn so với các nguồn lấy trực tiếp. Với nguồn sữa nội, tùy vào quy mô kinh doanh của bạn mà tìm đến các đại lý phân phối để nhập hàng.

Nghiên cứu, tìm hiểu và thăm dò thị trường kỹ càng; sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn nắm được loại sữa nào được ưa thích; loại sữa nào bán chạy nhất trong khu vực mà bạn đang định mở cửa hàng; cũng như đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai. Một vấn đề đang được nhiều phụ huynh lo lắng hiện nay chính là về hàng nhái, hàng giả lẫn lộn trên thị trường. Việc kinh doanh của bạn sẽ được lâu dài khi tìm được nguồn hàng chất lượng đảm bảo uy tín.

Xác định vốn đầu tư chính xác khi bán sữa bột

Để mở cửa hàng kinh doanh bán sữa bột cần rất nhiều khoản chi phí. Từ thuê mặt bằng, nội thất cửa hàng như quầy kệ, các thiết bị như máy tính, hay đầu tư hơn có máy tính tiền, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý bán hàng,… đến chi phí nhập hàng. nếu bạn không có đủ nguồn vốn thì rất khó có thể cạnh tranh mở được một cửa hàng sữa. Quy mô của một cửa hàng sẽ tùy thuộc vào tiềm năng thị trường khu vực kinh doanh.

Với việc chủ động xây dựng chi phí đầu tư giúp bạn tránh được các nguy cơ thiếu vốn, xác định được thời gian xoay vòng vốn, chủ động xuất nhập hàng thích hợp.

ban-sua-bot-co-lai-khong

Giải quyết hàng tồn kho

Với đặc thù sản phẩm có hạn sử dụng và gắn với điều kiện bảo quản cụ thể; nếu chủ cửa hàng nhập với số lượng lớn mà không kiểm soát được lượng tiêu thụ thì sẽ khó có thể quản lý được sản phẩm. Ngoài ra, sữa là sản phẩm đòi hỏi những yêu cầu khắt khe trong quá trình sản xuất, phân phối. Đối tác vận chuyển phân phối của bạn phải được tuyển chọn cẩn thận; thường xuyên kiểm tra đánh giá nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng tốt nhất của sữa. Đặc biệt chú ý với những dòng sản phẩm xách tay; không chắc chắn về nguồn gốc, xuất xứ, vận chuyển; để tránh trường hợp bán sản phẩm hỏng, sản phẩm kém chất lượng cho khách hàng.

Một số chương trình kích cầu bạn có thể áp dụng nếu cửa hàng đang có nhiều mặt hàng cận date như: tặng quà sinh nhật; khuyến mại mua 1 tặng 1, tặng kèm, tạo combo,…

Thị trường sữa bột ngày càng phát triển; kèm theo lợi nhuận cao nên thu hút được nhiều người khởi nghiệp quan tâm. Hy vọng qua những chia sẻ trên của Isaac bạn có thể hiểu thêm kinh nghiệm bán sữa bột.