Hiện nay, Việt Nam có nên kinh tế đang phát triển. Đồng thời với nền kinh tế phát triển như vậy thì nhu cầu đời sống của người dân cũng nâng cao hơn. Mọi người mua sắm nhiều hơn. Vậy nên những mô hình kinh doanh hàng hóa tiêu dùng rất có tiềm năng phát triển. Trong đó kinh doanh siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa đang là xu hướng được nhiều quan tâm. Vậy nên khi mở siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa thì cần những gì? Cùng tìm hiểu những thông tin này với ISAAC nhé!

kinh-doanh-sieu-thi-mini

Kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Khi kinh doanh bất kỳ thứ gì đó thì bạn cần xác định được thủ tục pháp lý. Kinh doanh siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa cũng vậy. Trước khi kinh doanh mô hình này bạn cần biết chắc rằng mở cửa hàng có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không? Hoặc cần giấy tờ gì khi bán hàng tạp hóa để không bị vi phạm khi thị thanh tra thị trường. Và dưới đây là những thông tin mà bạn cần nắm được khi mở siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa mà bạn nên lưu ý.

Giấy phép kinh doanh

Mở cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini đều cần có giấy phép kinh doanh. Đối với cửa hàng tạp hóa thì cần giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cần có đầy đủ các thông tin sau:

– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh

– Ngành, nghề kinh doanh

– Số vốn kinh doanh

– Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình

– Hồ sơ trên bạn nộp tại cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận/thành phố, nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Khác với cửa hàng tạp hóa thì các siêu thị mini đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty, để tiện lợi cho các hoạt động ký kết với các nhà cung cấp sau này.

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với siêu thị mini thì có cả kinh doanh sản phẩm tươi sống thì việc xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết. Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

– Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

– Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

– Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

– Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

– Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

– Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

– Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Sau khi có đầy đủ các giấy tờ này, các bạn có thể tới các cơ quan có thẩm quyền từng ngành hàng để xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Những cơ quan này bao gồm:

  • Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế
  • Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở y tế
  • Sở Công thương các tỉnh, thành phố
  • Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Sở Nông Nghiệp

chung-nhan-an-toan-thuc-pham

Chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là yêu cầu bắt buộc đối với các siêu thị mini. Đơn vị tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

-> Xem thêm xu hướng kinh doanh thu hút nhà nội trợ

Các giấy phép với ngành hàng đặc biệt

Đối với một số ngành hàng kinh doanh đặc biệt như rượu, thuốc lá, thực phẩm chức năng cần có giấy phép kinh doanh đặc biệt do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Chủ yếu do bộ công thương và bộ y tế quản lý.

Cần bao nhiêu vốn khi khinh doanh mô hình này?

Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền vốn để mở cửa hàng tạp hóa, với một người mới kinh doanh thì đây là một câu hỏi lớn. Tùy thuộc vào quy mô, số lượng mặt hàng nhập ban đầu mà chi phí vốn sẽ dao động từ khoảng 200 – 500 triệu. Những chi phí vốn cần dùng đến có thể kể đến như:

– Vốn nhập hàng, bao gồm gia vị, đồ ăn khô, đồ uống, đồ dùng chăm sóc cá nhân, hóa mỹ phẩm, đồ tiêu dùng…

– Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

– Chi phí đầu tư sửa sang cửa hàng, biển bảng, giá kệ, tủ lạnh,…

– Vốn đầu tư thiết bị, phần mềm bán hàng cho cửa hàng tạp hóa

– Trong số các mục chi phí kể trên, vốn nhập hàng là số vốn lớn hơn cả chiếm đến khoảng 50 – 60% chi phí vốn ban đầu. Nếu bạn có thể nợ nhà cung cấp khi nhập hàng thì số vốn này có thể nhỏ hơn.

Kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp

Muốn kinh doanh siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa thì việc tìm mặt bằng kinh doanh là ưu tiên đầu tiên. Mặt bằng cần phải phù hợp với nguồn tài chính vốn đầu tư. Vậy nên cần phải có thông tin đa chiều liên quan đến mặt bằng kinh doanh. Điều đó sẽ giúp có thể tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp, tránh lãng phí chi phí mặt bằng không đáng có.

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng trong mô hình này. Cần lựa chọn khu vực dân cư đông đúc. Từ đó sẽ dẫn đến sức mua ổn định hơn, dễ dàng trong việc gia tăng lượng khách đến với cửa hàng. Đối với cá nhân có mặt bằng kinh doanh là của nhà mình đó là một lợi thế vô cùng lớn, ngoài việc giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng mà có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê mặt bằng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini.

tim-kiem-mat-bang

Bước 2: Thiết kế, tìm kiếm thông tin cho cửa hàng

Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là việc thiết kế cửa hàng, ở bước này cần có bản vẽ sơ bộ của mô hình kinh doanh rồi thực hiện những hành động nhỏ:

  • Thiết kế cho cửa hàng
  • Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp thiết bị, giá kệ
  • Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini

Bước 3: Lắp, cài đặt những nhóm cơ sở vật chất

Sau khi đã thiết kế cửa hàng, tìm kiếm thông tin cho cửa hàng thì việc tiếp theo chính là lắp đặt những nhóm cơ sở vật chất theo thiết kế. Những cơ sở cần thiết trong cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini chính là:

Biển quảng cáo: Việc làm biển quảng cáo cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là cần thiết. Dó là một kênh marketing cho cửa hàng.

Giá kệ siêu thị: Đây là thứ bắt buộc phải đầu tư. Giá kệ siêu thị là vật dụng dùng để để hàng hóa, trưng bày sản phẩm.

Tủ mát, tủ kem : Có thể nhờ mượn hoặc mua tủ mát, tủ kem để kinh doanh.

Các thiết bị bán hàng: Khi kinh doanh mô hình này có rất nhiều thiết bị để hỗ trợ cho việc bán hàng. Trong đó có:

– Phần mềm bán hàng

– Máy in phiếu bán hàng

– Đầu đọc mã vạch

– Máy in tem mã vạch

– Máy tính

Camera cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini: Đa phần các cửa hàng kinh doanh mô hình này đều trang bị camera. Nó có thể hỗ trợ giảm thiểu thất thoát, hoặc mất trộm mất cắp hàng hóa cho cửa hàng.

thiet-bi-ban-hang

Bước 4: Tìm nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini và chủ động nhập hàng để chuẩn bị kinh doanh

Tiếp theo là bước rất quan trọng. Cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần tìm nguồn hàng tạp hóa. Vấn đề nguồn hàng tạp hóa có vẻ như được rất nhiều người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm hay phải bận tâm. Nhưng việc nguồn hàng tạp hóa không quá khó tìm kiếm như chúng ta thường nghĩ. Chỉ sau thời gian ngắn là một cửa hàng sẽ có Full đầy đủ list danh sách nhà cung cấp hàng hóa cho cửa hàng mình.

Bước 5: Nhập hàng hóa vào phần mềm bán hàng và cách định giá bán

Đây là bước khá khó khăn. Việc nhập danh mục hàng hóa vào phần mềm bán hàng mất khá nhiều thời gian. Cùng với đó người kinh doanh đồng thời phải học cách chia giá của các sản phẩm có chương trình khuyến mại. Yếu tố này nếu đối với người đã có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thì khá đơn giản. Nhưng đối với người mới thì cần phải bình tính, tính toán lại các chương trình của sản phẩm, nhãn hàng.

Nếu bạn thực sự khó khăn trong khâu này thì nên nhờ sales hỗ trợ. Vì so với bạn phải tính toán khó khăn với số lượng nhiều đơn hàng. Thì thay vì đó mỗi đơn hàng bạn chủ động nhờ sales hỗ trợ giải thích kỹ hơn về đơn hàng. Có như vậy sẽ đỡ mất nhiều thời gian cho bạn.

Bước 6: Lên kế hoạch khai trương cửa hàng

Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là khai trương cửa hàng. Đối với bước này thì tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, và quy mô cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Đối với những siêu thị quy mô lớn có thể thuê đơn vị tổ chức sự kiện. Còn đối với cửa hàng quy mô nhỏ & vừa thì có thể chạy chương trình khuyến mại, tặng quà.

Bước 7: Phân tích cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh

Cần khảo sát để đo được mức độ cạnh tranh hiện thời tại khu vực mình đang kinh doanh? Việc xuất hiện thêm một quầy hàng mới sẽ khiến các chủ cửa hàng cũ không hài lòng. Do đó trong ngắn hạn thì đối với cửa hàng mới cũng cần có những biện pháp. Để đối đầu với những chiến thuật giữ khách của những cửa hàng cũ.

Một vài lưu ý khi kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Khi kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cũng có những lưu ý riêng. Và dưới đây là những lưu ý đó:

Không hoạt động siêu thị khi chưa có đủ giấy tờ: Những siêu thị mini, mô hình cửa hàng tiện lợi khi hoạt động thường có đoàn kiểm tra ngay lập tức. Nên việc hoạt động siêu thị khi chưa có đủ giấy tờ dẫn đến nhiều rủi ro.

Cần kiểm tra đối chiếu với kế hoạch hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp: Chủ siêu thị mini cần đối chiếu số liệu hoạt động hàng ngày, căn cứ vào các yếu tố thời gian, thời tiết, thời điểm để có thể đánh giá lý do tăng trưởng hay suy giảm doanh thu hàng ngày.

– Chú trọng vào dòng sản phẩm tươi sống: Dòng sản phẩm tươi sống là dòng sản phẩm dễ hư hỏng dẫn đến thất thoát trong hoạt động vận hành của siêu thị mini, khiến cho chi phí tăng, lợi nhuận giảm. Việc quản lý dòng sản phẩm tươi sống vô cùng cần thiết và cần được làm chặt chẽ hàng ngày, hàng tuần.

kinh-doanh-san-pham-tuoi-song-sieu-thi-mini

– Khó khăn nhất trong quản lý siêu thị là quản lý hàng hóa kho bãi: Nếu không có phần mềm quản lý siêu thị mini phù hợp, chủ siêu thị mini sẽ khó có thể kiểm soát được lượng hàng tồn kho, thời hạn sử dụng của các sản phẩm. Đặc biệt đối với các sản phẩm tươi sống. Việc kiểm soát hàng bán, hàng nhập, hàng hủy là một khó khăn. Khi chỉ dùng các công cụ đơn giản như sổ bán hàng.

Kết luận

Trên đây là một số điều cần biết với những xu hướng kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa mới. Đây là mô hình hiện là xu hướng. Vậy nên nếu bạn có ý định kinh doanh mô hình này hãy tham khảo kỹ bài viết. Từ đó có thể chuẩn bị tốt cho việc kinh doanh của mình. Chúc việc kinh doanh của bạn thành công như ý muốn nhé!