Doanh nghiệp thiết kế và phát triển website suy cho cùng với mong muốn tăng doanh thu nhờ tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy tỷ lệ chuyển đổi là gì? Làm sao để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi? Hãy cùng Isaac tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Conversion Rate (CR) là phần trăm khách truy cập vào website hoàn thành một mục tiêu mong muốn của bạn (ví dụ như mua sản phẩm) trên tổng số lưu lượng khách truy cập. Ví dụ có bao nhiêu đơn đặt hàng thành công trên 1000 lượt truy cập vào website (tính trong cùng một khoảng thời gian).
Khi lập trang web bán hàng, bạn có thể sẽ có nhiều mục tiêu chuyển đổi (chẳng hạn thông tin email của khách hàng để thực hiện chiến dịch email marketing, xem video, mua hàng,…). Do đó bạn sẽ có thể thu thập nhiều tỷ lệ chuyển đổi riêng biệt hơn cho mỗi lĩnh vực mà bạn muốn khách hàng hướng tới.
Tỷ lệ chuyển đổi cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã thành công trong việc thiết kế website và marketing bên cạnh sản phẩm chất lượng. Tỷ lệ chuyển đổi rất khác nhau tùy theo ngành và mô hình kinh doanh.
Tỷ lệ chuyển đổi cao chính là mong muốn của mỗi doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển website. Việc tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm cũng đơn thuần chỉ nhằm mục đích tăng số chuyển đổi của website. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng tỷ lệ chuyển đổi không chỉ là sự mua hàng hay sử dụng dịch vụ mà còn có thể là các tương tác với website như comment, like, follow, subcribe hay một số hoạt động khác.
Cách tính tỷ lệ chuyển đổi
Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi như sau:
Tỷ lệ chuyển đổi = [(Tổng số mục tiêu đạt được)/(Tổng số lượt truy cập vào website)]*100%
- Điều kiện: 2 chỉ số trên được tính trong cùng một khoảng thời gian
Các cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cho website doanh nghiệp
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi sẽ tác động trực tiếp, gần như ngay lập tức đến kết quả kinh doanh của bạn. Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí. Vậy làm sao để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi?
Viết mô tả và tiêu đề hấp dẫn
Khi khách hàng search một từ khóa, họ sẽ nhìn thấy tiêu đề và đoạn mô tả ngắn gọn nội dung của trang web. Nếu bạn không đặt tiêu đề và viết mô tả hấp dẫn, kích thích người dùng thì khả năng website của bạn sẽ bị “lơ” đi là rất lớn. Điều này trực tiếp sẽ làm giảm traffic của website (traffic: lượt truy cập). Từ đó gián tiếp làm giảm tỷ lệ chuyển đổi.
Thiết kế website chuyên nghiệp
Khi người dùng truy cập vào website của bạn và họ thấy chỉ có 1-3 trang về sản phẩm để tìm hiểu thông tin. Sự uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm đi trong tâm trí của khách hàng khách hàng. Dẫn đến tỷ lệ thoát trang lớn.
Thay vì chỉ thiết kế trang sản phẩm, bạn cần làm phong phú website bằng cách thêm các trang như giới thiệu, chính sách đổi trả, quy trình vận chuyển, trang blog, liên kệ, about us,…Những trang này tuy không phải Money Site nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình mua sắm của khách hàng. Thúc đẩy ham muốn kiểm tra sản phẩm trên website lên cao hơn. Do đó rất có thể trở thành một khách hàng thực thụ.
Quy trình thanh toán gọn lẹ, đa dạng các kênh thanh toán
Hãy đưa ra cho khách hàng nhiều phương thức thanh toán. Cố gắng tối ưu quy trình thanh toán nhằm đem đến sự tiện lợi cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể giảm hoặc freeship cho khách hàng. Rất nhiều khách hàng chỉ vì freeship mà đắn đo có nên đặt sản phẩm hay không. Tips nhỏ để giảm chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện chính sách này là hãy tăng nhẹ giá bán, cover phí ship trong giá bán. Bạn cũng nên chú ý không nên thêm bất kỳ khoản phí nào khi thanh toán. Điều này sẽ khiến cho khách hàng cực kì khó chịu. Đồng thời cancel luôn trang web ngay lập tức.
Đa dạng các kênh liên kết với khách hàng
Bên cạnh trang website, bạn cần tạo ra các kênh để tương tác với khách hàng như các trang mạng xã hội facebook, youtube, instagram,….Thực hiện email marketing, viết blog, trò chuyện với khách hàng qua chat box,… rồi điều hướng khách hàng về Landing Page của website.
Cung cấp chính sách đổi trả rõ ràng, hiện thị xuyên suốt website
Môt hạn chế của kinh doanh trực tuyến là khách hàng không thể sờ thấy cũng như nhìn thấy trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nếu bạn cung cấp chính sách đổi trả rõ ràng sẽ khiến họ an tâm, thoải mái. Ít do dự hơn khi quyết định hạ tay đặt đơn vì họ cho rằng nếu sản phẩm không như cam kết và quảng cáo. Họ hoàn toàn có thể trả cho người bán đồng thời lấy lại khoản tiền của mình.
Theo một nghiên cứu, khoảng 63% khách hàng từ bỏ các website mua hàng vì họ cảm thấy không tin tưởng và an toàn khi không có các chính sách đổi trả sản phẩm nếu không hài lòng. Thực hiện chính sách này có thể gây một khoản phí và thêm một số khâu xử lý cho doanh nghiệp. Nhưng đây là một cách thức rất tốt để cung cấp một chính sách toàn diện, tạo được niềm tin của khách hàng cho website của bạn.
Trả lời những câu hỏi thường gặp
Ngoài việc hiển thị thông tin liên quan đến quá trình giao hàng, chính sách đổi trả. Bạn cũng nên trả lời những câu hỏi khách hàng thường thắc mắc về sản phẩm, doanh nghiệp cũng như cách thức thanh toán, chế độ bảo hành,…Đây có thể nói là một cách xây dựng lòng tin với khách hàng, tăng trải nghiệm người dùng.
Tối ưu giao diện trên mobile
Theo nghiên cứu của Google 74% người dùng di động lựa chọn sử dụng một công cụ tìm kiếm với ý định mua hàng trực tuyến. Do vậy, hãy chú trọng đến thiết kế giao diện hoàn hảo; các thao tác dễ dàng, thân thiện.
>>Xem thêm: Cửa hàng của bạn có nên thiết kế Website đặt hàng?
Trên đây là những kiến thức mà Isaac tìm hiểu và chia sẻ với bạn nhằm tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Hi vọng bạn sẽ áp dụng nó thành công cho website của doanh nghiệp.