Với cơ chế thị trường phát triển như hiện nay, thì việc hàng tiêu dùng ngày một phát triển rộng rãi. Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng theo nhận định thì là một thị trường có tiềm năng rất lớn để phát triển, tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định.

Hàng tiêu dùng là gì?

Đã bao giờ bạn tò mò và định nghĩa hàng tiêu dùng là gì chưa? Mặc dù hàng ngày bạn sử dụng đến nó.

Hàng tiêu dùng là sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng, hay còn gọi là hàng hóa cuối cùng. Hàng tiêu dùng là kết quả cuối cùng đạt được của hoạt động sản xuất và chế tạo, cũng là những gì được bày bán trên các kệ hàng.

Hàng tiêu dùng là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để sử dụng trong gia đình, trường học hoặc cho mục đích giải trí hoặc cá nhân.

Các doanh nghiệp kết hợp sử dụng tư liệu sản xuất (như máy móc thiết bị), lao động từ công nhân và nguyên liệu thô (như đất và kim loại cơ bản) để sản xuất hàng tiêu dùng bán cho khách hàng.

Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng gồm những loại nào?

Khi nhắc đến hàng tiêu dùng bạn sẽ nhắc đến thứ xung quanh quen thuộc với bạn. Và nó được sử dụng trong cuộc sống gia đình hàng ngày như ấm nước, nồi, niêu,xoong, chảo,…..điều này là rất đúng nhưng là chưa đủ.

Trong hàng tiêu dùng gồm có 3 nhóm chính: nhóm hàng tiện lợi, những mặt hàng có giá trị cao gay được gọi là hàng hóa mua sắm và hàng hóa đặc sản.

Hàng hóa tiện lợi:

Có vẻ rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, bởi có thể tìm thấy trong nhà bếp của gia đình mua với mức giá tương đối thấp bao gồm công cụ, đồ ăn, nhiên liệu,…. có khả năng tiêu dùng nhanh. Hay còn gọi cách khác là hàng hóa tiêu dùng hàng ngày.

Hàng hóa giá trị cao:

Định nghĩa đơn giản hơn đó là những hàng hóa được mua ít hơn và giá cao hơn những hàng hóa tiêu dùng. Thường thì, những mặt hàng này thường được bày bán trong những siêu thị lớn hay những cửa hàng chuyên cung cấp.

Đại diện tiêu biểu cho các loại hàng hóa tiêu dùng này là máy giặt, tủ lạnh, tivi,… loại mặt hàng này chúng ta dễ dàng tiếp cận chính trên kênh quảng cáo, hay các siêu thị điện máy lớn,…

So với hàng hóa tiện lợi, hàng hóa có giá trị cao có tần suất mua thấp hơn, nhưng bù lại lại là hàng tiêu dùng có thể sử dụng lâu dài.

Hàng hóa đặc sản:

Nghe thì có vẻ khá lạ, mọi người biết hàng đặc sản không phải liên quan đến thực phẩm đặc trưng. Thực ra tên gọi này để chỉ những mặt hàng tiêu dùng được sản xuất bởi những thương hiệu danh tiếng.
Đây là những dòng sản phẩm cao cấp nhằm phục vụ tiêu dùng “sang chảnh” như: Nước hoa của Dior, Rượu Vang (Pháp), túi xách…..

Hàng hóa đặc sản tại Việt Nam

Đến đây chắc hẳn bạn cũng hiểu định nghĩa của hàng tiêu dùng là gì rồi? Vậy cùng ISAAC xây dựng một hệ thống phân phối hiệu quả nhé!

Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp

Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng của doanh nghiệp chính là một trong những cơ sở quyết định tới tính hiệu quả của cạnh tranh trên thương trường.

Xây dựng hệ thống phân phối là gì?

Tới nay, có nhiều cách định nghĩa về hoạt động xây dựng hệ thống phân phối và tùy theo quan điểm và mục đích nghiên cứu, ứng dụng. Xây dựng hệ thống phân phối là quá trình kết hợp các quyết định về địa điểm dựa trên yếu tố địa lý và khách hàng để xác định. Xây dựng phương án kênh phân phối hiệu quả của doanh nghiệp, chắc chắn cũng sẽ bổ trợ bạn đọc rất nhiều điều.

Làm thế nào để xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả?

Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp bán hàng thành công hơn.

Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng xây dựng theo dạng truyền thống. Đây là mô hình phân phối hàng tiêu dùng được vận hành bởi công ty tổng, rồi sẽ tuyển các nhà phân phối trên toàn quốc, và có nhân sự của công ty bao gồm Sales, Sup sẽ trực tiếp chăm sóc giới thiệu quầy hàng sản phẩm của công ty mình cung cấp.

-> Xem ngay cách tìm nhà phân phối hàng tiêu dùng

Hàng hóa được đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini theo các bước sau:

Công ty nhập khẩu ====> Kho tổng tại các miền ====> Nhà phân phối ====> Đại lý, cửa hàng. Được vận hành bởi hệ thống nhân sự của công ty. (có thể thay là mô hình)

Ưu điểm: độ phủ hàng hóa sẽ rất lớn, chương trình khuyến mại được phổ cập tới người kinh doanh một cách chi tiết.

Nhược điểm: để vận hành được hệ thống này cần nguồn lực công ty rất lớn. Và bên cạnh đó chi phí cho nhân sự để duy trì hệ thống sẽ rất cao.

Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng kênh MT

Kênh MT là kênh bán hàng tập trung ở một điểm lớn với nhiều mặt hàng đa dạng, cách quản lý chuyên nghiệp và đến trực tiếp tay người tiêu dùng như các loại siêu thị, cửa hàng tiện lợi….

Kênh MT là xu hướng và đa phần vận hành bởi chính hệ thống phân phối hàng tiêu dùng truyền thống. Cũng bởi các đơn vị kinh doanh truyền thống nhìn nhận ra những khách hàng tiềm năng chính. Họ là các đơn vị mô hình hiện đại dạng siêu thị, siêu thị mini,…..

Hệ thống phân phối này hoạt động mô hình dạng hiện đại, chính sách hợp tác cũng có sự khác biệt so với kênh phân phối truyền thống.

Hệ thống phân phối hàng hóa theo hình thức kênh buôn

Kênh buôn truyền thống:

Kênh buôn truyền thống là đơn vị hoạt động theo hình thức nhập hàng từ các nhà phân phối có hệ thống. Ngoài ra còn nhập mua với đơn hàng lớn, có chính sách giá, khuyến mại tốt. Tập trung những nhóm hàng tiêu dùng phổ thông thiết yếu, rồi cung cấp lại cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.

Kênh buôn truyền thống dần mai một, bởi cạnh tranh cao, lợi nhuận ít, hiệu quả kinh doanh ngày càng giảm. Chính bởi vậy, mà dần dần số lượng kênh buôn truyền thống này ngày càng co lại, ít dần đi – vi hiệu quả đạt được là không cao.

Kênh buôn hiện đại

Nhắc đến hiện đại, chắc chắn có đổi mới rồi!. Tất nhiên hoạt động cũng giống như kênh buôn truyền thống. Nhưng kênh buôn hiện đại có sự khác biệt rõ rệt và phù hợp với xu hướng hơn.

Họ tập trung hàng nhập khẩu và quan trọng hơn là khai thác khách hàng bằng hình thức Online – bởi thời buổi 4.0 các những trang mạng xã hội đã trở thành 1 công cụ hữu ích để quảng bá. Và cũng là nơi mà các chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cũng dùng kênh online để tìm kiếm hàng hóa, nhà cung cấp hàng nhập khẩu.

Xây dựng chiến lược Hệ Thống phân phối hàng tiêu dùng

Đầu tiên trong chiến lược xây dựng hệ thống kênh phân phối đó chính là việc nghiên cứu, phân tích thị trường và những yếu tố tác động đến hệ thống phân phối. Ví dụ như giới hạn địa lý, thị trường, nhu cầu của Khách Hàng ở thị trường đó, phân bổ lực lượng bán hàng,…

Thứ 2, cần xác định rõ mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối dựa trên quy trình chuẩn của công ty. Sao cho đạt được các chỉ tiêu bán hàng và đáp ứng được định hướng phát triển của công ty.

Thứ 3: Lựa chọn tiềm lực của nhà phân phối sao cho đáp ứng được các yêu cầu chung mà công ty đề xuất. Nhà phân phối có thể phát triển được hay không?.

Thứ 4: Xây dựng lực lượng bán hàng tại các nhà phân phối: Hỗ trợ nhà phân phối trong việc đẩy hàng ra ngoài thị trường và giúp 1 phần tiêu thụ hàng tiêu dùng.

Thứ 5: Xây dựng quản lý chương trình khuyến mãi, chương trình tích lũy, chiết khấu, hỗ trợ trưng bày, POSM… thúc đẩy nhà phân phối ra hàng tiêu dùng mới.

Thứ 6: Hỗ trợ nhà phân phối bằng các giải pháp công nghệ, kiểm soát hiệu suất của nhà phân phối, sau khi đi vào hoạt động phải thường xuyên đánh giá chất lượng của nhà phân phối.

Quản Trị Hiệu Quả Hệ Thống Phân Phối:

Nhắc đến quản trị thì chắc chắn là việc quản lý hiệu quả các kênh phân phối của công ty từ kênh truyền thống đến các kênh hiện đại. Xây dựng và quản lý đội ngũ bán hàng của công ty tốt. Vì đây là lực lượng vô cùng quan trọng của công ty để bán hàng hay phân phối sản phẩm tiêu dùng.Thực chất để có hiệu quả hay không là nhờ đội ngũ này.

Quản trị hệ thống phân phối còn là một quy trình tổng hợp từ sản xuất đến kinh doanh và phân phối. Kiểm soát hoạt động của các kênh phân phối nhằm đảm bảo đúng quy trình mà công ty đã đề ra. Trong thời buổi công nghệ hiện nay, ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý là việc làm tối ưu hoá . Có thể tăng hiệu suất công việc đang là một xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình quản trị kênh phân phối giúp cho hoạt động quản lý được dễ dàng, nhanh chóng mà lại đạt được những hiệu quả tốt hơn.

Một hệ thống phân phối mang tính chất dài hạn, không thể dễ dàng thay đổi trong thời gian ngắn. Đặc biệt với xu hướng tiếp cận tới từng điểm bán lẻ như hiện nay thì việc tối ưu năng suất hệ thống phân phối là vấn đề doanh nghiệp cần đặt nặng. Trên đây ISAAC đã giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn về hàng tiêu dùng và bản chất của các đơn vị cung cấp phân phối hàng tiêu dùng. Mong mọi người có một cái nhìn tổng quát hơn về hàng tiêu dùng và cơ chế thị trường hiện nay.