Khi nhắc đến chuyển đổi số, nhiều người thường chỉ chú ý đến phần “số” mà vô tình quên mất phần “chuyển đổi”. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “số hóa” và “chuyển đổi số”.
Vậy số hóa là gì? Chuyển đổi số là gì? Phân biệt chúng như thế nào? Sau đây ISSAC sẽ giúp các bạn giải đáp được tất cả những câu hỏi trên.
Mục Lục Bài Viết
1. Số hóa là gì?
Số hóa là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Ví dụ như số hóa tài liệu dạng giấy với nhiều khổ cỡ, xuất ra nhiều dạng tập tin khác nhau.
- Số hóa dữ liệu là hình thức chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý hay analog sang định dạng kỹ thuật số.
- Số hóa quy trình là việc sử dụng các dữ liệu đã được chuyển sang định dạng kỹ thuật số. Để cải thiện quy trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp.
Số hóa dữ liệu là bước đệm hướng tới Số hóa quy trình.
2. Lợi ích của Số hóa
- Tối giản hóa và giảm chi phí quản lý, vận hành
- Cải thiện chiến lược khách hàng
- Xác định chính xác phân khúc thị trường và khách hàng tiềm năng
- Cập nhật nhanh chóng và chính xác nhờ hệ thống thông tin, báo cáo thông suốt, kịp thời.
- Tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới.
- Trải nghiệm khách hàng toàn cầu
- Nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của doanh nghiệp
- Tăng sự nhanh nhẹn và đổi mới
3. Những sai lầm về số hóa
Dưới đây là một số sai lầm về số hóa
3.1 Làm nhanh làm nhiều không đồng nghĩa với hiệu quả
Tâm lý tham lam, nóng vội muốn áp dụng nhiều xu hướng công nghệ cùng một lúc thường là cách nhanh nhất dẫn đến thất bại. Bạn sẽ dễ bị sa đà, không có đủ nguồn lực và thờigian để giải quyết những vấn đề cốt lõi nhất.
3.2 Số hóa thành công khi bạn hoàn tất công nghệ
Trong thực tế thì không như vậy, công nghệ rốt cuộc cũng chỉ là một thứ công cụ, bản thân việc áp dụng công nghệ chẳng thể đảm bảo được kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Sự thành công của số hóa phải nằm ở trong tư duy, trong cách nhân viên tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ.
3.3 Số hóa là sân chơi của các ông lớn
Các doanh nghiệp truyền thống bị giới hạn bởi sức ì do chính hệ thống, cơ chế, quy trình và bộ máy tổ chức tạo ra.
Vì thế, họ dần mất đi khả năng thích ứng nhanh, khả năng linh hoạt, và tinh thần sáng tạo. Nhưng số hóa là sân chơi công bằng cho tất cả mọi doanh nghiệp. Mà ở đó, bất kì ai đủ nhanh nhạy cũng có thể tìm được miếng bánh cho riêng mình.
4. Chuyển đổi số là gì?
Công cuộc chuyển đổi số (Digital Transformation): là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp. Là việc tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh.
Từ đó cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp. Tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số đòi hỏi sự linh hoạt, không ngại thay đổi và chấp nhận rủi ro.
Tại Việt Nam, “chuyển đổi số” được hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số. Thông qua việc áp dụng công nghệ mới. Ví dụ như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT); điện toán đám mây (Cloud)… Với mục đích nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc của công ty.
5. Tác động của công cuộc chuyển đổi số trong đời sống
Tất cả các kết quả nghiên cứu thực tiễn đều cho thấy chuyển đổi số thực sự rất quan trọng. Và nó đem lại nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động doanh nghiệp. Nó tác động vào tất cả các ngành công nghiệp. Thách thức tất cả các công ty thuộc mọi loại hình và quy mô. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng như hiện nay; thì chuyển đổi số đã thể hiện rõ vai trò của nó.
Công cuộc chuyển đổi số diễn ra theo 3 xu hướng:
Thứ nhất, các dịch vụ sinh hoạt. Chuyển đổi số có thể phối hợp, sắp xếp các chuyến đi của chúng ta. Đưa ra lời khuyên, đưa ra các quyết định; đề xuất làm việc, học tập. Nhờ thế mà giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Xu hướng thứ hai đó là công nghệ truyền thông. Các công nghệ mới cho phép mọi người khắp nơi trên thế giới giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện. Điều này giúp họ kết nối với nhau chặt chẽ hơn, đảm bảo cho giúp đỡ nhau trong công việc hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, công nghệ 4.0 mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Cuối cùng chính là lưu thông thị trường. Chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về đổi mới và thay đổi. Trong cuộc cạnh tranh này, chỉ những doanh nghiệp tích cực mới có thể tồn tại và phát triển.
6. Phân biệt số hóa và chuyển đổi số
Dưới đây ISSAC sẽ giúp các bạn phân biệt số hóa và chuyển đổi số
6.1 Giống nhau giữa số hóa và chuyển đổi số
Số hóa giống Chuyển đổi số ở khía cạnh áp dụng công nghệ nhằm cải thiện quy trình vận hành của doanh nghiệp. Những công nghệ được áp dụng có thể đơn giản từ việc tải tệp lên trang nội bộ của công ty đến phức tạp như Internet Vạn Vật (IOT), Học máy (Machine learning) hay phân tích Dữ liệu lớn (Big Data analysis)…
6.2 Khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số
Số hóa (Digitization) | Chuyển đổi số (Digital Transformation) |
– Là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (như việc chuyển từ tài liệu số sang file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ analog sang phát sóng kỹ thuật…). – Số hóa giúp việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn, nhưng cách thức mà các doanh nghiệp sử dụng các bản ghi kỹ thuật số mới của họ phần lớn bắt chước các phương pháp tương tự cũ. – Số hóa là một phần của quá trình chuyển đổi số |
– Là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp. – Chuyển đổi số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…. Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp. |
Từ sự so sánh trên chúng ta có thể thấy rằng, số hóa chỉ là một phần trong “hệ sinh thái” chuyển đổi số. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn nhưng không phải là toàn bộ bởi bản chất của chuyển đổi số là đưa doanh nghiệp phát triển.
Sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này có thể khiến cho doanh nghiệp đưa ra những định hướng, quyết định sai lầm. Thậm chí có phần “ảo tưởng” về năng lực của mình trên đường đua chuyển đổi số.
7. Sai lầm mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi nhầm lẫn giữa hai khái niệm số hóa và chuyển đổi số
Nhiều người nghĩ rằng, đầu tư nhiều vào công nghệ nghĩa là đang chuyển đổi số. Đầu tư càng nhiều thì chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đầu trong chuyển đổi số. Đó là một suy nghĩ sai lầm của nhiều doanh nghiệp.
Suy nghĩ này chỉ đang khiến cho doanh nghiệp “tiền mất tật mang” mà không mang lại hiệu quả. Thậm chí có phần hơi “ảo tưởng” về vị thế của mình trên trường đua chuyển đổi số.
Mặc dù công nghệ giúp ích rất nhiều cho con người trong quá trình chuyển đổi số song nó chỉ dừng lại ở một nhân tố. Nếu chỉ tập trung vào công nghệ, doanh nghiệp chỉ dừng lại ở số hóa. Chuyển đổi số chỉ thực sự xảy ra khi có sự kết hợp giữa doanh nghiệp, con người và công nghệ