Modern Trade xuất hiện vào cuối thế kỷ XX. Nhưng khi được hỏi về khái niệm này, chắc hẳn nhiều người vẫn còn khá xa lạ. Bài viết này Isaac sẽ cùng bạn tìm hiểu về Modern Trade, cách áp dụng nó để kinh doanh Siêu Thị sao cho hiệu quả.

Modern Trade (MT) Là Gì?

Modern Trade (thương mại hiện đại) được hiểu là kênh phân phối bán hàng hiện đại. Là một hệ thống bán hàng hướng đến sự nhỏ gọn và tinh tế. Từ đó tối giản chi phí hơn so với mô hình kinh doanh đang áp dụng của các cửa hàng và siêu thị mini hiện nay. Modern Trade tiếp cận thị trường một cách có tổ chức và quy chuẩn hơn để sản phẩm tới tay nhà phân phối, bán lẻ và quản lý hậu cần.

modern-trade-la-gi

Hoạt động phân phối thương mại hiện đại bao gồm các quá trình phân phối sản phẩm từ các đại lý, siêu thị, cửa hàng đến khách hàng với nhiều trường hợp có mức giá cao hơn và ít hơn ở những người khác. Cho phép tạo một phân khúc cụ thể sau đó giữ sản phẩm trên mỗi mặt hàng kinh doanh.

Sự khác biệt giữa Modern Trade và Traditional Trade

TT (Traditional Trade) là kênh bán hàng truyền thống. Tập trung vào các địa điểm bán hàng như chợ, đại lý, điểm bán lẻ và cửa hàng bách hóa.

MT (Modern Trade) là kênh bán hàng hiện đại. Tập trung và có mô hình quản lý như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích.

  • Sự khác biệt lớn nhất: hoạt động phân phối hàng hóa diễn ra có tổ chức và chuyên nghiệp hơn.
  • Đối với TT, khách hàng sẽ đến mua và thanh toán trực tiếp tại cửa hàng. Với MT: sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại như: bán hàng trực tuyến; thanh toán điện tử giúp khách hàng mua sắm một cách dễ dàng nhất
  • TT bị hạn chế bởi thời gian, địa điểm; giao dịch tại chỗ. MT có thể linh hoạt giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào,…

Bên cạnh đó, Modern Trade còn bao gồm không gian rộng và sự đa dạng về ngành hàng. Cho phép khách hàng tìm hiểu kỹ hơn về thương hiệu, sản phẩm…Đây có thể coi là hoạt động mang tính giáo dục cho khách hàng.

Áp dụng Modern Trade hiệu quả trong kinh doanh siêu thị

Kênh MT – Tương tác ngành hàng cao và lệ thuộc vào các nhà bán lẻ

Với các ưu điểm vượt trội của MT nêu trên, trưng bày kênh MT không phải không có rào cản.

Khi thực hiện kênh phân phối MT, hầu hết mọi quyền lợi đều tập trung vào các nhà bán lẻ (Retailer). Tất cả các hoạt động trưng bày đều phải tuân theo quy định và bố cục sẵn có của điểm bán. Để sử dụng hiệu quả kênh MT một cách hiệu quả, đội ngũ quản lý Retailer cần luôn chú ý đến việc tương tác của khách hàng với sản phẩm. Cần tập trung chú trọng triển khai các hoạt động nhằm tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn. Đòi hỏi các nhà quản lý bán lẻ cần có các chiến thuật cụ thể tiếp cận với khách hàng của mình.

Main shelf – Chiến thuật kệ chính

Mainshelf (kệ chính) là khu vực quầy kệ trưng bày sản phẩm của tất cả nhà cung cấp của cùng một ngành hàng. 80% khách hàng sẽ mua hàng ở những khu vực này. Vị trí bạn đặt quầy hàng ở đâu trong siêu thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trí của khách hàng về vị trí thương hiệu, sản phẩm của bạn trên thị trường. Đây có lẽ là nơi mà các thương hiệu đổ máu nhiều nhất.

Khi mà tất cả thương hiệu đểu muốn mình nổi bật trên mainshelf, việc trở nên nổi bật nhất quả thật không hề dễ dàng một chút nào. Khi đó bạn cần tập trung làm tốt cả 3 mặt: vị trí, diện tích và thương hiệu.

ap-dung-modern-trade-hieu-qua

Chiến thuật Modern Trade yêu cầu bạn cần có một diện tích phù hợp để có thể cung cấp đầy đủ các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Quá ít mặt hàng, hết hàng,…sẽ khiến cho thương hiệu của bạn trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Vị trí gian hàng của bạn ở đâu sẽ giúp cho việc quản lý và tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.

Nhận diện thương hiệu cũng cực kỳ quan trọng. Giúp người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu và tìm kiếm sản phẩm của ban nhiều hơn.

Fair share – Sản phẩm của bạn chiếm bao nhiêu thị trường thì cần bấy nhiêu mặt hàng

Diện tích gian hàng hạn chế nhưng bạn cần phải khéo léo chia sẻ không gian cho tất cả các mặt hàng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc đưa sản phẩm tiếp xúc với khách hàng. Các mặt hàng càng nhiều thì người tiêu dùng càng dành nhiều sự chú ý cho bạn.

Hơn nữa, chiến lược này muốn nói đến thương hiệu sản phẩm chiếm bao nhiều thị phần thì cần bấy nhiêu phần trăm diện tích trưng bày. Ví dụ: trong siêu thị của bạn, sản phẩm A chiếm 30% thị phần thì diện tích trưng bày cho sản phẩm A cũng là 30%. Nhu cầu của khách hàng đến đâu thì trưng bày đến đó. Tránh trường hợp hết hàng.

ap-dung-modern-trade-kinh-doanh-sieu-thi

Vị trí bạn đặt các sản phẩm cũng rất quan trọng. Những sản phẩm được đặt ở những vị trí khó lấy, khách hàng sẽ có xu hướng lấy những sản phẩm tương tự thay thế. Đặt làm sao cho vừa tầm mắt với khách hàng. Các mặt hàng bán muốn đẩy nhanh hãy nên để tại tầng 2,3 – những vị trí vừa nhất với tầm nhìn của khách hàng.

Chiến thuật kệ thứ cấp

Chiến thuật kệ thứ cấp thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng. Bởi chi phí thực hiện chiến lược này thường khá lớn và chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn. Thực hiện đồng thời chiến thuật này, bạn cần phải làm tốt công tác marketing để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Với chiến thuật kệ thứ cấp, đầu tiên bạn cần thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Tiếp theo đó, bạn nên tạo hứng thú với người mua hàng để tăng tương tác với các sản phẩm của doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ cuối cùng – đảm bảo khách hàng mua sản phẩm của mình.

Thị trường đang ngày một cạnh tranh gay gắt, để chiến thắng ở kênh Modern Trade bạn cần phải làm sao để nổi bật trong vô vàn các thương hiệu. Khiến người tiêu dùng mua hàng chỉ trong vòng 3s. Với kênh MT, bạn cần phải có chiến lược vừa đảm bảo chất lượng đồng thời và hiệu quả kinh doanh.

Với những thông tin chia sẻ về Modern Trade qua bài viết trên, Isaac hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các kênh phân phối. Vận dụng các kiến thức để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn kinh doanh thành công.