Vốn mở siêu thị mini & vốn để mở cửa hàng tạp hóa – Bạn đã thử học cách kinh doanh bao giờ chưa? Nếu bạn đang có mong muốn mở một siêu thi hoặc chuỗi siêu thị mini mà chưa biết số vốn cần bỏ ra là bao nhiêu. Hãy yên tâm, trong bài viết “mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn” ;sẽ giúp bạn hiểu được những vốn đầu tư cần thiết để bắt đầu kinh doanh một siêu thị.
Mục Lục Bài Viết
Mở siêu thị mini cần những gì?
Một người kinh doanh là biết cách tính toán, lên kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu và khả năng mình có. Không có gì quý giá hơn bài học từ thực tế. Trước khi mở một siêu thị hay cửa hàng bạn nên tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước để có được kỹ năng lên kế hoạch cụ thể. Vậy khi mở siêu thị mini bạn cần những gì? Bắt đầu từ đâu? Đâu là yếu tố quan trọng hàng đầu cần chú ý?
Để kinh doanh hiêu quả bạn cần đặt ra cho mình 4 câu hỏi:
– Lên kế hoạch kinh doanh siêu thị mini như thế nào sẽ mang lại hiệu quả
– Cần bao nhiêu vốn để bắt đầu kinh doanh
– Cách quản lý siêu thị mini có gì khác với cửa hàng tạp hóa
– Các thủ tục cần thiết để mở siêu thị mini
Và cuối cùng muốn quản lý siêu thị tốt bạn nên học hỏi thêm “kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini”
Người giàu không làm việc vì tiền, người giàu làm việc vì cơ hội. Khi bạn đã có cơ hội bạn cần tìm hiểu cách để nắm bắt cơ hội đó. Tôi đã thử đặt câu hỏi cho mình rằng: Nếu mình có ít vốn thì có thể kinh doanh không? Câu trả lời là có!
-> Xem ngay dịch vụ setup siêu thị mini tối ưu chuyển đổi của ISAAC
Các chi phí cần thiết để mở siêu thị
Chắc hẳn khi mở một cửa hàng bạn sẽ tìm địa điểm thuê cửa hàng, địa điểm mua vật dụng và thoáng nghĩ đến cách bày trí chúng ra sao. Nhưng không, tôi nghĩ đến vốn. Vốn tôi có bao nhiêu thì mới có thể bắt đầu kinh doanh được.
Vốn mặt bằng mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
Vị trí mặt bằng là yếu tố quan trọng khi bạn muốn mở một siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa kinh doanh. Vị trí các cửa hàng một phần ảnh hưởng tới doanh thu chính trong siêu thị hoặc tác động trực tiếp tới tỷ lên chuyển đổi của cửa hàng. Chọn được vị trí kinh doanh không khó. Nhưng cái khó là vốn đầu tư mặt bằng là bao nhiêu. Với loại hình kinh doanh này, thường các siêu thị tập trung khu đông dân cư nhưng giá ở đó thì vô cùng đắt đỏ.
Trước khi lựa chọn bạn nên tham khảo giá thật kỹ nhé. Nếu nhà bạn có mặt bàng kinh doanh lại đông dân qua lại thì không còn gì bằng kinh doanh tại nhà. Vừa có thể quản lý dễ dàng, không ảnh hưởng từ chủ nhà mà cũng không lo ngại việc hết hợp đồng thuê nhà đất.
Dưới đây là một số giá mặt bằng cho thuê cửa hàng tại Hà Nội các bạn có thể tham khảo nhé.
Vốn đầu tư nguồn hàng
Vốn đầu tư nguồn hàng là vốn dễ biến đổi nhưng lại dễ kiểm soát nhất. Với số tiền bạn có, bạn có thể thay đổi hoặc thêm bớt một số mặt hàng sao cho phù hợp và không bị vượt mức tổng chi. Thường thì yếu tố nào cũng có hai mặt. Việc thay đổi mặt hàng sản phẩm có thể ảnh hưởng đến bản kế hoạch kinh doanh ban đầu. Bạn nên cân nhắc kỹ vấn đề giành vốn đầu tư vào nguồn hàng và phân chia vốn từng nguồn hàng nhé.
Chi phí trang thiết bị
Với một siêu thị mini hoàn thiện cần rất nhiều trang thiết bị nội thất và ngoại thất. Để không bị thiếu sót sản phẩm nào bạn nên tham khảo các siêu thị khác bằng mẹo nhỏ này nhé. Nhìn tổng quan từ ngoài vào trong bạn có thể thấy được gần hết những thiết bị mà mình cần có
– Biển tên hay biển quảng cáo.
– Kệ siêu thị mini
– Bàn thu ngân tính tiền.
– Phần mềm quản lý bán hàng, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch.
– Giỏ hàng xách tay.
– Camera quan sát. ( có thể không sử dụng )
– Cổng từ an ninh.
– Tủ đồ khách hàng: Để thuận tiện cho cả khách hàng và siêu thị thì mỗi siêu thị đều nên có một tủ đồ giành cho khách. Vừa thuận tiện cho khách khi đi lại chọn đồ, lại tránh được tình trạng mất đồ trong siêu thị.
Tất cả những trang thiết bị trên đề có thể tham khảo mẫu mã và giá cả trên mạng. Để không bị vượt số vốn đầu tư bạn nên lựa chọn tất cả các sản phẩm trước rồi mới tiến hành đặt mua nhé.
Chi phí nhân công
Một siêu thị mini không cần quá đầu tư vào chi phí nhân công; thường một siêu thị chỉ có tầm khoảng hai đến 3 nhân viên/ cửa hàng. Một người quầy thanh toán, một đến hai nhân viên sắp xếp hàng hóa, tư vấn, dọn dẹp cửa hàng.
Nếu bạn có thể tự quản lý về tài chính, kế toán là điều thuận tiện nhất. Bạn vừa nắm được số lượng nhập xuất hàng, vừa đỡ chi phí thuê quản lý cửa hàng. nhưng lợi cũng có mặt hại. Nếu bạn không đủ kiến thức về kế toàn kiểm toàn và kinh doanh có thể gây thất thoát sản phẩm, gặp nhiều sai sót trong kinh doanh.
Một số khoản chi phí khác
Chi phí phát sinh là khoản chi phí không đong đếm chính xác được nhưng luôn cần phải dự trù. Tránh trường hợp giá thành sản phẩm tăng hoặc hư hỏng sản phẩm hiện có … Bên cạnh đó là chi phí hao mòn sản phẩm.
Trên đây là những loại chi phí mở cửa hàng cơ bản mà bạn cần phải biết. Để dễ dàng thống kê và kiểm soát bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng có chức năng quản lý chi phí, nó sẽ tự động tính toán và kết xuất báo cáo theo thời gian.