Công nghệ số phát triển kéo theo những xu hướng kinh doanh mới ra đời. Và mô hình ECommerce đã được nhắc tới rất nhiều trên các diễn đàn thương mại. Với sự phát triển của công nghệ và Internet, các mô hình Ecommerce đã phát triển mạnh mẽ. Vậy E-commerce là gì? Có lẽ những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình Ecommerce.
Mục Lục Bài Viết
ECommerce là gì?
Ecommerce là từ viết tắt ghép của hai từ “Electronic” và “Commerce”. Ecommerce có nghĩa tiếng Việt nghĩa là Thương mại điện tử. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán diễn ra trên nền tảng Internet . Và các hoạt động này được móc nối và liên kết với nhau. Mô hình Ecommerce với sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép người mua hoặc bán sản phẩm hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Dù ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào . Đây là một trong những ưu thế vượt trội của Ecommerce so với các hình thức kinh doanh truyền thống. Ecommerce hiện đang rất phát triển và tương lai có thể thay thế các hình thức truyền thống.
Những ưu điểm vượt trội của Ecommerce
Khi chuyển từ hình thức kinh doanh truyền thống sang hình thức kinh doanh mới qua Internet chắc chắn sẽ có những ưu điểm nhất định. Cùng Isaac điểm qua một vài ưu điểm nổi bật của mô hình Ecommerce nhé
Ecommerce không yêu cầu mặt bằng
Với phương thức kinh doanh truyền thông thì bắt buộc bạn có mặt bằng để mở cửa hàng. Nhưng với mô hình Ecommerce thì hoàn toàn không cần điều này. Bằng việc xây dựng hệ thống website trên internet. Cũng như các kết nối là có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh. Không chỉ thế, chi phí cho hệ thống website tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc thuê mặt bằng. Và việc duy trì hệ thống website có thể được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
Mô hình Ecommerce không giới hạn về địa điểm và không gian
Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử này, bạn có thể cung cấp sản phẩm cho kháchmột cách dễ dàng. Từ khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần cài đặt sẵn ở trang web của bạn, mọi thông tin đều đến với khách hàng. Dù bạn có ở mọi thời điểm hay mọi nơi. Chỉ thông qua một cái click chuột khách hàng đã có thể tiếp cận sản phẩm của bạn một cách dễ dàng.
Mô hình Ecommerce tiết kiệm chi phí
Việc tiết kiệm chi phí thuê và duy trì mặt bằng hằng tháng là một điều chắc chắn khi bạn sử dụng mô hình Ecommerce. Việc bạn kinh doanh sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử còn tiết kiệm rất nhiều khoảng chi phí khác như: nhân sự, vận chuyển, hệ thống máy móc… Bởi vậy mà giá cả của doanh nghiệp bạn sẽ được cạnh tranh hơn các đơn vị khác. Giúp bạn thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn cũng như làm cho khách hàng ấn tượng về doanh nghiệp bạn nhiều hơn
Ecommerce giúp bạn quản lý hàng hóa dễ dàng
Với sự hỗ trợ của công nghệ thì các vấn đề về quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng hơn với Ecommerce. Bởi bạn có thể thống kê được số lượng hàng hóa nhập vào, bán ra. Bên cạnh đó các phần mềm thương mại điện tử giúp bạn phân loại từng sản phẩm, số lượng hàng tồn đọng. Để có thể đưa ra các phương hướng kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
5 loại mô hình kinh doanh E Commerce hiện nay
Mô hình ECommerce – B2B
Mô hình kinh doanh B2B (Business to Business) là hình thức giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp của bạn sản xuất ra một sản phẩm có chức năng hỗ trợ cho việc kinh doanh của các cửa hàng khác. Thì khách hàng của bạn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ đang có nhu cầu tìm kiếm một công cụ hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình thì doanh nghiệp của bạn sẽ là lựa chọn của họ.
Mô hình ECommerce – B2C
Mô hình B2C (Business to Customer) là hình thức phổ biến nhất trong E-commerce. Đây là hình thức giao dịch thương mại xảy ra với hai thành phần chính. Đó là sự tham gia của doanh nghiệp và khách hàng (người tiêu dùng). Với mô hình này, khách hàng chủ yếu là người tiêu dùng có các nhu cầu cá nhân. Phục vụ cho đời sống hàng ngày của họ. Và mô hình kinh doanh này được rất nhiều doang nghiệp, cửa hàng lựa chọn và nó trở nên rất phổ biến. Chỉ cần có nhu cầu, các cửa hàng, doanh nghiệp sẵn sàng phục vụ bạn.
C2C (Customer to Customer)
Ở mô hình C2C này, có nét hình thức tương đồng với hình thức B2B . Nhưng thành phần tham gia là những người tiêu dùng chứ không phải doanh nghiệp thông qua các kênh thương mại trực tuyến. Có thể hiểu ở mô hình C2C này, khi một khách hàng không có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nữa. Họ chỉ cần rao bán trên các sàn thương mại điện tử như: Ebay, Shopee, Amazone, Facebook,… cho những người tiêu dùng khác đang có cần mua sản phẩm đó.
Mô hình ECommerce – C2B
Hình thức kinh doanh C2B (Customer to Business) diễn ra khi người tiêu dùng có nhu cầu bán các sản phẩm và dịch vụ của mình cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. Có thể lấy ví dụ như bạn trồng rau sạch và ngoài việc cung cấp cho các chợ dân sinh. Bạn có thể kết hợp với các siêu thị để đưa sản phẩm của mình vào hệ thống. Giúp nhiều người biết đến thương hiệu của bạn hơn.
B2G ( Busuiness to Govement)
Đây là loại hình kinh doanh dành cho doanh nghiệp có khách hàng duy nhất là chính phủ hay các loại hành chính công. Khi sản xuất ra các dịch vụ thì các sản phẩm chỉ phục vụ cho chính phủ mà không qua các sàn giao dịch khác.
Ngoài 5 mô hình chính trên của Ecommerce thì mô hình Ecommerce còn tồn tại những mô hình khác như B2E, B2G, G2G, G2B hay G2C. Mỗi một mô hình lại phản ánh những mối quan hệ khác nhau trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên đây là những chia sẻ của Isaac trên đây đã giúp bạn phần nào khái quát các cách hiểu E-commerce là gì. Chúc bạn có thể lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh đúng đắn.