Trong lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều hình thức và mô hình kinh doanh để thỏa sức lựa chọn mô hình phù hợp. Để có thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh bạn nên tìm hiểu những hình thức mô hình bán hàng cơ bản để áp dụng. Và một trong những mô hình kinh doanh chính là bán buôn. Vậy kinh doanh bán buôn là gì? Và những kiến thức liên quan đến kinh doanh bán buôn cầm hiểu rõ. Hãy cùng Issac tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục Lục Bài Viết
Kinh doanh bán buôn là gì?
Kinh doanh bán buôn là một hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa với số lượng lớn; từ một hay nhiều nhà cung cấp với nhiều mẫu mã và được bán lại cho người bán lẻ với số lượng nhỏ. Đây có thể là người chuyên cung cấp các nguồn hàng; hoặc là người trung gian với nhà sản xuất hàng hóa để xuất lại cho bán lẻ hoặc những doanh nghiệp, công ty bán lẻ buôn bán.
Đây là một hình thức cung cấp hàng hóa cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp. Kinh doanh bán buôn thường đi theo số lượng lớn và giá bán giao động vào số lượng hàng hóa để thanh toán.
Các mô hình kinh doanh bán buôn
Khi hoạt động kinh doanh buôn bán, có một số mô hình phổ biến như:
Bán buôn hàng hóa qua kho: Hàng hóa được xuất trực tiếp từ kho của doanh nghiệp sản xuất. Bán buôn qua kho có 2 hình thức chính:
- Bán buôn qua kho giao hàng trực tiếp: Đại diện cá nhân đến thực tế tại kho hàng để nhận hàng. Các doanh nghiệp thương mại sẽ có nhiệm vụ xuất hàng giao trực tiếp cho đại diện của bên mua. Sau đó kiểm hàng và thanh toán hàng có thể nợ thanh toán.
- Bán buôn qua kho chuyển hàng: Căn cứ vào bản hợp đồng đã được ký kết thỏa thuận giữa hai bên. Bên doanh nghiệp sẽ xuất hàng hóa; và vận chuyển hàng hóa đến người mua theo địa chỉ được thống nhất và ký kết trên hợp đồng. Về chi phí vận chuyển bên nào nhận thì sẽ được thỏa hiệp kỹ càng trong hợp đồng.
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Sau khi giao dịch mua bán thành công, hàng hóa sẽ được chuyển thẳng đến người mua dưới 2 hình thức.
- Vận chuyển thẳng trực tiếp: Sau khi đã giao hàng trực tiếp cho người đại diện của bên mua tại kho hàng; đại diện bên mua kiểm hàng ký nhận. Việc thanh toán tiền hàng hóa có thể nhận nợ.
- Vận chuyển hàng: Sau khi nhận hàng sẽ dùng chính phương tiện di chuyển của mình hoặc thuê bên ngoài giao hàng cho bên mua tại địa điểm được thống nhất trong thỏa thuận hợp đồng. Sau khi nhận được hàng bên mua thanh toán hàng; hoặc viết giấy báo gửi bên mua đã nhận và thanh toán hàng hóa.
Các quyết định khi kinh doanh bán buôn
Bạn sẽ bán sản phẩm gì?
Bạn nên cân nhắc khi chọn sản phẩm để kinh doanh. Bởi bạn sẽ mua hàng hóa số lượng lớn ở mức chi phí đơn vị thấp, và bán chúng ở số lượng nhỏ hơn ở mức giá cao hơn. Công việc này đòi hỏi phải sinh lời. Vì thế bạn cần lựa chọn sản phẩm kỹ lưỡng. Hãy làm một số nghiên cứu thị trường để coi loại sản phẩm nào phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó, thì sử dụng lợi thế đó. Khi bạn tin vào sản phẩm mình bán, thì bạn sẽ có khả năng thuyết phục người bán.
Loại hình bán buôn nào bạn sẽ vận hành?
Cần xác định rõ ràng về bản chất của doanh nghiệp muốn vận hành. Thực tế có một số loại hình bán buôn phổ biến:
- Bán buôn tổng hợp: Mua hàng hóa số lượng lớn từ một hoặc nhiều nhà cung cấp; và bán chúng ở số lượng nhỏ hơn với chi phí mỗi đơn vị cao hơn.
- Bán buôn chuyên dụng: Chuyên biệt trong một ngành hoặc dòng sản phẩm cụ thể.
- Bán buôn sản phẩm cụ thể: chỉ mua và bán một sản phẩm cụ thể.
- Bán buôn giảm giá, cung cấp hàng hóa được chiết khấu, thường vì chúng là hàng dựng, hàng trả lại…
- Bán buôn drop ship: Không nắm hàng hóa trong tay mà chuyển thẳng hàng hóa từ nhà cung cấp sang người mua.
- Bán buôn online: Kinh doanh trực tuyến, không có cửa hàng thực sự.
Lập kế hoạch kinh doanh
Kinh doanh sẽ có hiệu quả nếu có mục tiêu. Để đạt được mục tiêu đó cần có một kế hoạch kinh doanh hợp lý, được cân nhắc kỹ lưỡng. Và cần hình thành kế hoạch chiến lược. Cụ thể như cần xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và cách vận hành của doanh nghiệp.
Một kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm: phân tích thị trường hiện tại và dự đoán xu hướng trong tương lai; Thông tin các sản phẩm mình muốn mua và bán cũng như chiến lược để thực hiện. Cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình đang có hoạt động gì để có những kế hoạch đối phó cụ thể. Ngoài ra, một bản kế hoạch cũng cần một bản tóm tắt các con số tài chính và cách thức, thời điểm sẽ chuyển thành lợi nhuận.
Đánh giá tình hình tài chính
Nếu kinh doanh mà chỉ cần am hiểu thị trường thôi là không đủ, mà cần đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Các thông tin như nguồn vốn, vòng xoay vốn, lợi nhuận thu về theo hướng nào, … sẽ ảnh hưởng lên loại doanh nghiệp bạn có thể thành lập và duy trì.
Đừng cố mở rộng vượt xa khả năng tài chính của bạn. Hãy làm tốt việc kinh doanh buôn bán trong nguồn lực của mình. Nếu đã ổn định được vòng vốn và nguồn lực, hãy suy nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh để tránh thất bại tối đa.
Quản lý kinh doanh bán buôn
Quản lý công việc kinh doanh bán buôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để có phương pháp quản lý hiệu quả, doanh nghiệp cần:
Chính sách giá bán buôn luôn linh hoạt và thay đổi tùy theo đối tượng khách hàng và số lượng đặt hàng. Số lượng càng nhiều thì mức giá càng ưu đãi. Nhà quản lý sẽ thiết lập các mức giá ưu đãi phù hợp cho các khách hàng mua buôn.
Giảm thiểu được sự thất thoát hàng tồn kho
Nhà quản lý luôn phải kiểm soát tình trạng kho hàng tại bất kỳ thời điểm nào. Cần kiểm soát được lượng hàng tồn kho một cách chính xác nhất, luôn nắm các số liệu trong kho hàng. Khi nắm được số liệu cập nhật, cần có kế hoạch điều chỉnh phù hợp sao cho hàng hóa không bị nơi thừa, nơi thiếu, đáp ứng nhanh được yêu cầu của các nhà bán lẻ.
Quản lý nhân viên bán hàng
Khoảng cách địa lý sẽ là rào cản để quản lý nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Không nên phó mặc cửa hàng cho sự trung thực và đạo đức của nhân viên. Cần có chính sách quản lý nhân viên phù hợp. Để dù người quản lý ở đâu cũng có thể nắm bắt tình hình cửa hàng và hoạt động làm việc của nhân viên.
Trên đây là một số chia sẻ kiến thức của ISAAC về kinh doanh bán buôn. Hy vọng những chia sẻ này giúp bạn đọc có thể lựa chọn mô hình và kinh doanh hiệu quả.