Trên thị trường có đa dạng kênh cung cấp hàng hóa; nhưng tập trung chủ yếu vấn là kênh GT và kênh MT. Cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nên lựa chọn nhập hàng từ kênh nào để phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

Kênh GT
Các kênh cung cấp hàng hóa phổ biến

Kênh GT và Kênh MT là gì?

Kênh GT là gì?

Kênh GT (General Trade) hay còn được biết đến và thường gọi là kênh cung cấp hàng hóa truyền thống. Là thuật ngữ khá quen thuộc với người kinh doanh lẫn người tiêu dùng.  Đây là kênh cung cấp hàng hóa phổ biến tại thị trường Việt Nam, là kênh hoạt động phân phối hàng hóa theo hình thức xây dựng hệ thống.

Điểm chung trong việc quản lý vận hành cũng như xây dựng kênh này là hệ thống quản lý khá đơn giản. Đối tượng khách hàng đa phần tập trung là những cửa hàng có quy mô cửa hàng nhỏ; đa dạng ngành hàng không lớn. Đặc điểm nổi bật của kênh bán hàng GT là hệ thống phân phối nhiều trung gian từ nhà phân phối đến kênh sỉ; lẻ rồi mới tới tay người tiêu dùng.

Với những dạng đặc thù như vậy; kênh GT có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Một số trường hợp điển hình và thường gặp có thể kể đến đối tượng khách hàng như tạp hóa; siêu thị mini cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm, cửa hàng trong chợ, nhà sách, mẹ và bé, gia dụng….

Kênh MT là gì?

Ngược lại so với kênh cung cấp hàng hóa GT; thì kênh MT (Modern Trade ) là kênh cung cấp hàng hóa theo mô hình hiện đại, cắt giảm nhiều khâu trung gian, giảm thiểu chi phí vận hành hệ thống.

Đây là kênh cung cấp hàng hóa hoạt động dựa trên sự tinh gọn của bộ máy vận hành; đây là kênh bán hàng xu hướng bởi những lợi thế đặc thù mô hình này mang lại tính hiệu quả nổi bật.

Kèm theo đó trong quá trình kinh doanh; làm việc bạn sẽ dần phải làm quen với các thuật ngữ như Modern Trade, sale kênh MT là gì?; sale admin kênh MT là gì?

So sánh hoạt động của kênh GT và kênh MT

KÊNH GT ĐẶC THÙ KÊNH MT
Quy mô nhỏ, kinh doanh truyền thống Khách hàng Quy mô lớn, kinh doanh hiện đại
Cồng kềnh Vận hành Tinh gọn
Nhiều khâu Hệ thống Đơn giản
Quá khứ và hiện tại Định hướng Tương lai
Trực tiếp Face to face Cách thức làm việc Online: Mail, Zalo, facebook
Không được chú trọng Trưng bày sản phẩm Ưu tiên việc trưng bày hàng hóa
Không Công nợ
có hoặc không Hợp đồng
Tiền mặt Giao dịch Chuyển khoản
Không Đổi trả hàng
Không Cam kết

Ngoài ra

So sánh giữa kênh GT và kênh MT

Một số kênh cung cấp hàng hóa phổ biến khác

1 Kênh buôn hàng hóa truyền thống

Đây là các nhà buôn đứng ngang hàng trong hệ thống phân phối hàng hóa. Tuy nhiên không chịu sự ràng buộc từ nhà sản xuất, hay nhà nhập khẩu chủ quản; và đặc thù nổi bật là có thể làm phân phối (thực ra là buôn) nhiều nhãn hàng, thậm trí là đối thủ của nhau là bình thường.

Ưu điểm nổi bật của kênh buôn hàng hóa truyền thống này chính là việc họ cung cấp, phân phối đa dạng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu nhập hàng; kinh doanh của đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, đặc biệt là những cửa hàng có quy mô nhỏ; chưa đủ các điều kiện nhập đơn hàng lớn.

Kênh buôn truyền thống này có trách nhiệm trung gian; nhập hàng với những chương trình giá tốt, sâu, thậm trí “cắt máu” từ nhà phân phối hay quản lý nên giá thành cung cấp cho các cửa hàng nhỏ thậm trí còn rẻ hơn so với từ kênh GT (kênh phân phối chính thống).

2. Kênh chợ lớn

Có nét giống với kênh buôn truyền thống, tuy nhiên đặc điểm nổi bật kênh cung cấp hàng hóa chợ lớn này chắc chắn nằm tại các khu chợ tập trung; và mỗi tỉnh, thành cũng chỉ có 2 đến 3 khu chợ tập trung buôn bán hàng hóa mà thôi.

Cộng thêm nữa thường kênh buôn bán cung cấp hàng hóa tại chợ này ít có chính sách vận chuyển như các kênh cung cấp hàng hóa khác, nên thường các cửa hàng nhỏ sẽ tự chủ động phương tiện đến vận chuyển về; hoặc gom đơn hàng và thuê vận tải, còn các mối lớn thông thường sẽ có phương tiện đến để gom hàng.

3. Kênh phân phối hàng nhập khẩu

Kênh phân phối hàng nhập khẩu này có đôi nét là sự kết hợp giữa kênh cung cấp hàng hóa GT và MT; bởi có thể một số nhà nhập khẩu lớn vẫn xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa và song song cùng với đó chạy kênh MT.

Tuy nhiên phổ biến các kênh phân phối hàng nhập khẩu thường xây dựng các kênh buôn tại các tỉnh thành; và các nhà buôn tại tỉnh thành này dùng hệ thống phân phối đang có để cung cấp ra ngoài thị trường.

Có một đặc điểm khá nổi bật bởi kênh phân phối hàng nhập khẩu này; chỉ có những nhà nhập khẩu lớn, có tiềm lực tài chính mới có thể tập trung xây dựng hệ thống cung cấp kênh MT, ngoài ra đa phần tập trung phát triển kênh buôn truyền thống bằng hình thức cả Offline lẫn online.

4. Kênh Horeca

Horeca là một thuật ngữ kinh doanh dùng để chỉ các doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cho các nhà hàng, khách sạn và các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.

Kênh Horeca bao gồm nhiều tổ hợp khác nhau: Hotel, Hospital, Office building, Homestead, Restaurant, Catering, Café, Canteen, Casino, Cafeterier, Cinema, Car park, Airport, Station… Trong đó phổ biến nhất là hai tổ hợp Hotel + Restaurant + Catering và Hotel + Restaurant + Café.

Kênh GT
Kênh Horeca

Tư vấn tạp hóa, siêu thị lựa chọn kênh cung cấp hàng hóa

1. Cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Đa phần các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phần lớn là các cửa hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ, kinh doanh các mặt hàng cơ bản, thiết yếu phổ thông. Đối với hai nhóm đối tượng này nên tập trung nhập hàng từ kênh GT, tức là chủ yếu ưu tiên làm việc với các nhà phân phối hàng hóa địa phương.

Nên trong quá trình tìm kiếm  nguồn hàng tạp hóa, thì nên tập trung nguồn lực của mình làm việc với sale; nhà phân phối hàng hóa tại tỉnh thành mình là phương án khả thi nhất.

Bởi trong trường hợp nhập hàng từ kênh MT sẽ khá khó khăn trong quá trình làm việc, hợp tác giữa hai bên với nhau, đặc biệt giá thành nhập hàng hóa của kênh MT cao hơn khá nhiều so với kênh GT, sẽ rất khó có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Ngoài ra đối với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để tối ưu lợi nhuận; tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ về hàng hóa thì có thể kết hợp nhập hàng từ kênh cung cấp hàng nhập khẩu. và xu hướng chủ yếu là nhóm hàng bánh kẹo nhập khẩu.

2. Mô hình chuỗi siêu thị mini, siêu thị quy mô lớn

Ngay cả mô hình chuỗi siêu thị mini và siêu thị quy mô lớn vẫn nên ưu tiên nhập hàng từ kênh GT & kênh hàng nhập khẩu kết hợp một phần kênh MT.

Vì thông thường mô hình chuỗi siêu thị mini hoạt động dưới dạng doanh nghiệp; với hệ thống kinh doanh có nhiều cửa hàng sẽ cần phải làm việc với các nhà cung cấp hàng hóa có tính cam kết cao hơn liên quan tới các vấn đề: Công nợ, cam kết hàng hóa …

3. Mô hình trung tâm thương mại

Mô hình trung tâm thương mại thì nên tập trung nhập hàng từ kênh MT; bởi sự chuyên nghiệp cũng như tính cam kết giữa hai bên. Tuy nhiên đơn vị kinh doanh trung tâm thương mại có thể nhập hàng kênh GT cũng là một cách tối ưu giá nhập đầu vào, tuy nhiên kèm theo đó cần đảm bảo và yêu cầu tư kênh cung cấp Gt đáp ứng những tiêu chí liên quan tới tính chuyên nghiệp trong hợp tác.

Trên đây ISAAC GROUP chia sẻ thông tin liên quan tới các kênh bán hàng và hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh lựa chọn nên nhập hàng từ kênh GT hay kênh MT để tối ưu hiệu quả kinh doanh cho mô hình mình.