Theo các chuyên gia nhận định, chuyển đổi số hiện nay không chỉ dừng lại ở xu hướng. Nó đã trở thành chiến lược quan trọng tất yếu với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào vẫn kiên quyết đứng ngoài, nhất định sớm muộn cũng chuốc lấy thất bại nặng nề. Thay vào đó, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược theo đuổi một cách cụ thể. Có sự đầu tư cho các công cụ phục vụ chuyển đổi số như AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh…
Mục Lục Bài Viết
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (digital transformation) có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau.
Theo một số chuyên gia: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.”
Theo Microsoft: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.”
Theo FPT: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…Nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.”
Tầm quan trọng của chuyển đổi số
Theo kết quả báo cáo từ các chuyên gia phân tích thị trường, chuyển đổi số đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Đem lại nhiều lợi ích về mọi mặt hoạt động doanh nghiệp.
Trước hết phải kể đến:
- Giảm chi phí đồng thời cải thiện hệ thống vận hành
- Cải thiện chiến lược khách hàng
- Phân tích và bảo mật dữ liệu tốt hơn.
- Liên kết các phòng ban trong nội bộ tổ chức,…
Công nghệ giúp các doanh nghiệp tự động hóa quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. Từ việc thu thập thông tin, nhập hàng, sản xuất đến bán hàng,…
Những lợi ích này đóng vai trò giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường ngày một gay gắt.
Mục đích của chuyển đổi số sau cùng của doanh nghiệp bao gồm: Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất nhân viên,…
Các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Trước hết, muốn thực hiện chiến lược về chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng về 3 phương diện:
- Phương diện lãnh đạo: Họ cần phải hiểu điều họ muốn và công nghệ có thể chuyển đổi công ty của mình thế nào?
- Phương diện tổ chức: Chuyển đổi số cần sự tham gia của toàn bộ nhân sự trong cơ cấu tổ chức. Cần có phương pháp hiệu quả trong công tác quản lý và đào tạo.
- Phương diện công nghệ: Yếu tố cần phải phát triển song song với yếu tố nhân sự
Doanh nghiệp cần tập trung các giải pháp chuyển đổi số vào trải nghiệm khách hàng, mô hình kinh doanh và quy trình hoạt động.
Trải nghiệm của khách hàng
Để áp dụng số hóa nhằm tăng trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần thu thập; phân loại; phân tích dữ liệu trên tất cả các kênh. Kết quả phân tích sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược marketing hiệu quả hơn. Đồng thời gia tăng trải nghiệm cá nhân khách hàng.
- Thu thập và phân loại thông tin khách hàng dựa trên tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí địa lý, sở thích,…
- Phân tích và lưu trữ hành vi khách hàng từ mọi quy trình trên tất cả các kênh bán hàng
- Quản lý trải nghiệm khách hàng. Tạo sự nhất quán, thống nhất cho trải nghiệm khách hàng.
- Gợi ý các chương trình tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng,…
Mô hình kinh doanh – yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số
Mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp muốn hướng đến là mô hình áp dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ đến cho khách hàng.
Ví dụ một số mô hình kinh doanh chuyển đổi số mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
- Phát triển những thay đổi trong hành vi mua sắm của người dùng nhờ ứng dụng công nghệ.
- Xây dựng các dịch vụ sử dụng kỹ thuật số như kiểm tra đơn hàng; thanh toán hoán đơn trên thiết bị di động hoặc một số dịch vụ khác.
Quy trình vận hành
Khi thực hiện chiến lược đổi số, vận hành có lẽ là bước đi đầu tiên mà doanh nghiệp cần chú trọng. Đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình chuỗi cung ứng. Nhờ áp dụng chuyển đổi số, quy trình vận hành doanh nghiệp sẽ trở nên thống nhất và hiệu quả. Đồng thời tăng năng suất lao động.
Tích hợp nền tảng công nghệ vào quy trình vận hành
Tích hợp nền tảng công nghệ vào quy trình vận hành bằng cách sử dụng các phần mềm, các công cụ như Machine Learning, AL, CRM, ERF,…giúp doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình vận hành của mình. Với khả năng xử lý dữ liệu và đưa ra thông tin chính xác, nhanh chóng. Các ứng dụng này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu quy trình vận hành một cách hiệu quả nhất.
Đào tạo nhân viên ứng dụng các nền tảng công nghệ
Để có thể ứng dụng được các nền tảng chuyển đổi số này, doanh nghiệp cần chú ý đến công tác đào tạo, bổ sung kiến thức cho nhân viên để họ có thể đảm bảo các hệ thống mới được vận hành hiệu quả, an toàn.
Tuy ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình vận hành. Doanh nghiệp có thể cắt giảm một số nhân viên ở một số quy trình. Nhưng cũng không thể cắt giảm toàn bộ. Thay vào đó, yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng. Nhân viên có vai trò quan trọng trong công tác giám sát, phân tích hiệu quả và thực hiện chiến lược kinh doanh thành công.
>> Xem ngay: Ứng dụng công nghệ trong Kinh Doanh Bán Lẻ
Để có những thành công đầu tiên trong chiến lược đổi số không thể thu được kết quả trong ngày một, ngày hai. Đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống vận hành tối ưu, hiệu quả. Lựa chọn những nền tảng công nghiệp phù hợp với quy mô, nguồn lực của doanh nghiệp. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số.