Phất nhanh nhờ kinh nghiệm mở đại lý kinh doanh phát triển. Trước khi mở đại lý các chủ cửa hàng thường băn khoăn nên mở đại lý cấp 1 hay cấp 2?. Để lựa chọn đúng hướng đi cần cân nhắc mô hình nào sẽ phù hợp với khả năng của mình.
Vậy đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 là gì? Kinh nghiệm khi mở đại lý kinh doanh ra sao? Bài viết dưới đây ISAAC GROUP sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.
Mục Lục Bài Viết
Đại lý kinh doanh cấp 1 và đại lý cấp 2 khác nhau như thế nào?
Nên mở đại lý cấp 1 hay đại lý cấp 2? Bạn nên tìm hiểu và trả lời câu hỏi này trước khi quyết định kinh doanh. Vậy đại lý cấp 1 khác đại lý cấp 2 như thế nào?
Đại lý cấp 1 là gì?
Đây là mô hình kinh doanh nhận hàng trực tiếp từ nhà sản xuất mà không qua bất cứ trung gian nào. Chính vì vậy các đại lý cấp 1 luôn nhận được mức chiết khấu cao. Các công ty thương hiệu tìm đến các đại lý cấp 1 để phân phối sản phẩm đến rộng rãi hơn với người tiêu dùng.
Ngoài ra các đại lý cấp 1 thường được đăng ký độc quyền tại địa phương, khu vực của doanh nghiệp. Các đại lý cấp 1 thường xuyên phải đảm bảo doanh số bán và chất lượng sản phẩm hàng tháng hoặc theo quý.
Đại lý cấp 2 là gì?
Đại lý cấp 2 là kênh phân phối của đại lý cấp 1. Mạng lưới phân phối sản phẩm được mở rộng nhiều hơn nhờ các đại lý cấp 2. Vì phải nhập hàng qua trung gian cấp 1 nên mức chiết khấu của đại lý cấp 2 sẽ thấp hơn.
Mặc dù dưới sự chi phối của hệ thống quản lý cấp 1 nhưng đại lý cấp 2 không bao giờ bị áp đặt về mặt doanh số. Nếu hoạt động kinh doanh phát triển có thể lập thành một hệ thống đại lý cấp 3; cấp 4; cấp 5;…
Đối với mỗi đại lý đều cần trang bị và đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất nhất định. Hãy dựa vào khả năng và hướng phát triển của mình để lựa chọn hình thức bán lẻ phù hợp. Vậy nên lựa chọn đại lý cấp 1 hay đại lý cấp 2?
Nên chọn đại lý kinh doanh cấp 1 hay đại lý cấp 2?
Nhiều người khi quyết định bước chân vào nghề thường cho rằng cần đầu tư lớn kinh doanh đại lý cấp 1 để nhận được sản phẩm gốc với mức chiết khấu cao. Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp đã quên rằng các đại lý cấp 1 đòi hỏi rất nhiều yêu cầu.
Tính chất khi kinh doanh đại lý cấp 1 rất khắt khe. Từ các yêu cầu về kho bãi, quy trình vận chuyển hàng hóa, doanh số tiêu thụ,…Mức thưởng và mức chiết khấu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chỉ tiêu nhà sản xuất đưa ra.
Vì vậy nếu chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm hãy thử sức với các đại lý cấp 2 trước. Sau vài năm nắm rõ thị trường và có nhiều mối quan hệ cũng như kinh nghiệm thương trường trong tay bạn hoàn toàn có thể thành công với mô hình đại lý cấp 1.
Kinh nghiệm mở đại lý kinh doanh là gì?
Thay vì mất nhiều năm tích lũy kinh nghiệm ISAAC GROUP sẽ giúp bạn liệt kê những kinh nghiệm quan trọng khi bắt đầu mở đại lý kinh doanh.
Kinh nghiệm số 1: Lựa chọn địa điểm phù hợp
Trong bất kể lĩnh vực gì đặc biệt là trong kinh doanh ngành bán lẻ mặt bằng luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Mặt bằng phải đảm bảo đủ lớn và đáp ứng những điều kiện cần thiết đối với từng ngành hàng khác nhau.
Những vị trí đắc địa khi mở đại lý kinh doanh là các ngã tư; đường lớn; trung tâm thành phố. Đây đều là những vị trí đông dân cư tuy nhiên đi đôi với nó cũng là một những khoản chi phí không hề nhỏ. Nhiều cửa hàng trong ngõ ngách vẫn có thể thành công nhưng đều là số ít.
Kinh nghiệm số 2: Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn xác đi mặt hàng kinh doanh phù hợp hơn. Có 2 cách tư duy về cách chọn thị trường:
- Tạo dãy thị trường: Tận dụng nhu cầu đã được các cửa hàng cũ tạo sẵn, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục kinh doanh mặt hàng của họ tạo thành dãy thị trường. Có những con phố gọi là dãy ẩm thực; có những con phố được gọi là dãy thời trang;…Tuy nhiên với lối kinh doanh này bạn cần có những sự đột phá và khác biệt bởi bạn là người mở hàng sau các đối thủ.
- Tạo thị trường độc quyền: Hãy nghiên cứu xem ở nơi bạn có dự định kinh doanh đã có mặt hàng này hay chưa? Đây là hình thức kinh doanh độc quyền nhằm khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Ví dụ hầu hết ở Việt Nam mọi người đều có nhu cầu đi lễ chùa tuy nhiên không phải nơi nào cũng bán đồ hầu đồng hay các trang phục đi lễ bái. Nhiều chủ đại lý kinh doanh nhìn ra lỗ hổng này và quyết định đầu tư.
Kinh nghiệm số 3: Lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa
Các thông tin bạn cần lưu ý khi tìm nguồn cung cấp ngoài chất lượng sản phẩm cần lưu ý:
- Mức chiết khấu khi nhập hàng hóa?
- Thời gian đổi trả trong bao lâu?
- Đối với các đại lý cấp 1 cần xem xét các chỉ tiêu yêu cầu là gì? Liệu có khả năng đáp ứng?
- Nguồn cung cấp hàng hóa như thế nào? Có uy tín hay không?
- Nguồn hàng có đa dạng và phong phú hay không?
- Tính cạnh tranh của hàng hóa cao hay thấp?
Kinh nghiệm số 4: Đăng ký làm đại lý kinh doanh cho các công ty lớn
Khi làm việc với các công ty lớn bạn luôn được đảm bảo về uy tín và chất lượng. Tránh những rủi ro về chất lượng sản phẩm. Hơn nữa mức chiết khấu, các chương trình đi kèm hấp dẫn hơn; được nhận nhiều ưu đãi và chế độ tốt.
Tuy nhiên đi đôi với nó là sức ép về doanh số và các chỉ tiêu mà công ty mẹ đưa ra. Đồng thời các yêu cầu về cách trưng bày hàng hóa cũng khá khắt khe.
Kinh nghiệm số 5: Đầu tư quảng cáo và tiếp thị
Quảng cáo và tiếp thị thông thường sẽ có 2 mục đích chính:
- Xây dựng thương hiệu
- Đẩy mạnh doanh số
Đối với các đại lý kinh doanh mới mở hầu như đều đẩy mạnh mục tiêu xây dựng thương hiệu để tạo lòng tin với khách hàng trước. Sau khi đã tạo được tên tuổi của mình trên thị trường sẽ bắt đầu đẩy mạnh doanh số.
Kinh nghiệm số 6: Đào tạo hệ thống nhân viên
Dù các sản phẩm của bạn có tốt đến đâu mà cách phụ vụ của bạn không chu đáo thì cũng khó để khách hàng chấp nhận. Hệ thống nhân viên ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và quyết định của khách hàng.
Thái độ và trách nhiệm luôn là yêu cầu tối thiểu của các nhân viên bán hàng và phục vụ. Ngoài ra đối với các đại lý kinh doanh cần có hệ thống nhân viên trung thực. Chính vì vậy hãy đào tạo hệ thống nhân viên thật bài bản trước khi bắt đầu hoạt động đại lý kinh doanh.
Kinh nghiệm số 7: Lập kế hoạch hoạt động
Để hướng hoạt động đại lý kinh doanh luôn rõ ràng hãy lập các kế hoạch thường xuyên. Có rất nhiều bản kế hoạch bạn cần đầu tư công sức để nghiên cứu và báo cáo.
- Kế hoạch trưng bày hàng hóa. Có thể tham khảo bài viết Bí quyết trưng bày hàng hóa tăng gấp đôi doanh thu.
- Kế hoạch nhập hàng.
- Kế hoạch quản lý kho hàng
- Kế hoạch hoạt động marketing.
- ……
Nếu có thể hãy lập những bản kế hoạch vĩ mô hơn như: Kế hoạch mở hệ thống đại lý kinh doanh mới; Kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm;…
Trên đây là những giải đáp và kinh nghiệm mà ISAAC GROUP muốn chia sẻ cho các bạn trước khi quyết định mở các đại lý kinh doanh. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có hướng đi rõ ràng hơn về quyết định của mình. Hãy truy cập website isaac.vn để tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất về kinh doanh nhé!