Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hay đang có ý định ấp ủ mở một cửa hàng bán lẻ để khởi nghiệp? Bạn đã biết trên thị trường, kiểu hình bán lẻ nào đang phổ biến? Lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn tất tần tật các kiểu cửa hàng bán lẻ phổ biến nhất hiện nay.

Cửa hàng tạp hóa

kieu-cua-hang-bán-le-tap-hoa

Có thể nói, tạp hóa là kiểu cửa hàng bán lẻ truyền thống lâu đời nhất hiện nay. Ở mọi miền Việt Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, không khó để tìm một cửa hàng tạp hóa. Kinh doanh mang lối truyền thống, nhiều mặt hạn chế nhưng tại sao loại hình này vẫn tồn tại trong thị trường ngày một cạnh tranh này?

Ưu điểm: Sự thuận tiện, nhanh chóng; đa dạng các mặt hàng thiết yếu.

Nhược điểm: Chất lượng hàng hóa không được kiểm duyệt; không gian hạn chế; mặt hàng thiếu sự đa dạng hơn so với siêu thị; khách hàng không được thoải mái lựa chọn. Mô hình này đối mặt với sự cạnh tranh ngày một gay gắt từ các cửa hàng tiện lợi và các siêu thị lớn.

Cửa hàng chuyên biệt

cua-hang-chuyen-biet

Đây là loại cửa tập trung bán vào một ngành hàng cụ thể. Ví dụ: cửa hàng nội thất, cửa hàng thiết bị vệ sinh, cửa hàng văn phòng phẩm,…

Ưu điểm: Dễ dàng xác định chiến lược marketing, từ đó dễ dàng tiếp thị đúng phân khúc khách hàng tiềm năng. Có vị thế cạnh tranh cao hơn khi khách hàng có nhu cầu về một sản phẩm nhất định. Được khách hàng sẵn sàng trả giá cao với những sản phẩm chất lượng.

Nhược điểm: Phụ thuộc vào tình hình thị trường ngành. Chịu sức ép từ các nhà cung cấp. Không thể linh hoạt như các cửa hàng khác. Sẽ rất khó khăn và tốn kém để chuyển sang một thị trường mới.

Cửa hàng tiện lợi

cua-hang-tien-loi

Đúng như tên gọi, cửa hàng tiện lợi là một kiểu cửa hàng bán lẻ đưa sự tiện lợi lên hàng đầu. Đây là nơi mà mọi người có thể đến bất cứ lúc nào khi cần mua hàng hóa thiết yếu hàng ngày. Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng,..một số cửa hàng tiện lợi như Vinmart, K mart…hoạt động 24/24.

Ưu điểm:

  • Nằm ở những vị trí thuận tiện; tích hợp không gian ăn uống, giải trí mini làm nhiều người thích thú.
  • Không gian sạch đẹp. Chất lượng sản phẩm được kiểm duyệt, an toàn.
  • Tiết kiệm thời gian khi không phải xuống hầm gửi xe, chen chúc, chờ đợi hoặc di chuyển nhiều như trong các chợ truyền thống, siêu thị lớn…
  • Thu hút nhiều bạn trẻ, sinh viên do cung cấp nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước giải khát, mỹ phẩm,…

Nhược điểm:

  • Sản phẩm không được đa dạng so với siêu thị;
  • Không gian chật hẹp. Nhân viên ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
  • Giá có phần đắt hơn so với siêu thi và tạp hóa

Cửa hàng trực tuyến

cua-hang-truc-tuyen

Vài năm gần đây, thị trường thương mại điện tử đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Kinh doanh trực tuyến đang dần khẳng định vị thể xu hướng kinh doanh dẫn đầu của tương lai. Internet đã tạo nên sự thay đổi lớn của người tiêu dùng. Đồng thời tạo nên sự ảnh hưởng lớn đến nghành bán lẻ.

Ưu điểm:

  • Tốn ít chi phí đầu tư, không tốn chi phí cho mặt bằng hay cá vật dụng cho cửa hàng.
  • Tiết kiệm chi phí quản lý; Đưa sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất.
  • Khách hàng có nhiều lựa chọn về số lượng, chất lượng cũng như giá cả; Tiết kiệm thời gian và công sức đi tìm và lựa sản phẩm.
  • Linh hoạt về thời gian, khách hàng có thể chủ động thời gian mua hàng, không kể ngày đêm.
  • Cho phép thanh toán bằng nhiều hình thức: tiền mặt, chuyển thẻ, ví điện tử…
  • Tránh được tình trạng chen lấn của khách hàng khi đến cửa hàng vào thời gian cao điểm và những vấn đề phát sinh.
  • Quy trình xử lý, theo dõi đơn hàng thuận tiện,…

Nhược điểm:

  • Dễ bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu do độ an toàn thông tin tại Việt Nam chưa cao.
  • Khách hàng không thể kiểm tra trực tiếp chất lượng sản phẩm.
  • Thời gian sản phẩm đến tay lâu.
  • Thời gian hoàn hàng cho người bán (nếu sản phẩm lỗi) lâu, tốn kém chi phí và thời gian.
  • Khó tạo dựng thương hiệu,…

Pop-Up

Đây là môt kiểu cửa hàng bán lẻ được dựng lên tại các địa điểm khác nhau, chẳng hạn như không gian trống, trung tâm thương mại, và thậm chí cả các sân bay. Cửa hàng pop-up có nhiều loại hình. Bao gồm các gian hàng, quầy hàng, không gian cửa hàng, xe tải, và nhiều hơn nữa.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng set up cửa hàng.
  • Cơ hội kết nối với lượng khách hàng tiềm năng.
  • Quảng bá tốt cho sản phẩm mới ra mắt,..

Nhược điểm:

  • Không có một địa chỉ cố định và không có trên Google Map nên có thể khó khăn để nâng cao nhận thức và khả năng định vị cửa hàng.
  • Không gian hạn chế, vì vậy khách hàng có thể thấy chật chội hoặc khó khăn khi mua sắm trong đó.
  • Gây sự chú ý nhưng ít khách mua, đa phần chỉ để thỏa mãn sự tò mò.

Nắm được những kiến thức cơ bản, ưu và nhược điểm của từng kiểu cửa hàng bán lẻ sẽ giúp bạn đánh xem xét đưa ra lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nguồn lực của bản thân. Hoặc nếu đã sở hữu cửa hàng cho riêng mình, bạn cũng có thể đánh giá để kết hợp những ưu điểm của từng loại hình vào cửa hàng của bạn. Đồng thời khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại.

>> Xem thêm: Toàn cảnh thị trường bán lẻ VN 2020