Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc dân. Mỗi nhãn hiệu đều có cho mình những bí quyết riêng. Và thuyết trò chơi chính là một trong những bí quyết của Vietnam Airlines Lý thuyết trò chơi trong chiến lược cạnh tranh đã giúp Vietnam Airlines thống trị ngành hàng không Việt Nam.
Mục Lục Bài Viết
Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của Toán học ứng dụng. Nó sử dụng các mô hình để nghiên cứu các tình huống chiến thuật. Trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được; có tính đến hành động và phản ứng của đối thủ khác.
Các khái niệm trong lí thuyết trò chơi
Trò chơi: là một tình huống mà trong đó – người chơi (người tham gia) đưa ra quyết định chiến lược. Quyết định này có tính đến hành động và phản ứng của các đối thủ.
Người chơi: là người tham gia. Hành động của họ có tác động đến kết quả của bạn.
Chiến lược: nguyên tắc hoặc kế hoạch hành động trong khi tiến hành trò chơi
Kết cục: là những giá trị tương đương với một kết quả có thể xảy ra. Nó phản ánh lợi ích thu được của mỗi người.
Các giả định nghiên cứu
Những người chơi là những người có lý trí: mục đích của những người chơi đều là tối đa hóa kết cục của bản thân họ. Những người chơi đều là những người biết tính toán hoàn hảo.
Hiểu biết chung: mỗi người chơi đều biết nguyên tắc của trò chơi. Mỗi người chơi đều biết rằng người khác cũng biết nguyên tắc của trò chơi. Mỗi người chơi đều biết người chơi khác cũng là người có lý trí.
Các loại trò chơi
Căn cứ vào khả năng hợp đồng: trò chơi hợp tác, trò chơi bất hợp tác.
Căn cứ vào thời gian hành động: trò chơi đồng thời, trò chơi tuần tự.
Một số chiến lược trong trò chơi
Cân bằng Nash: là một tập hợp các chiến lược hoặc hành động. mỗi người chơi có thể làm điều tốt nhất cho mình biết trước hành động của đối thủ.
Chiến lược ưu thế: là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt nhất dù cho các đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa.
Chiến lược Maximin: là người chơi nghiên cứu kết quả xấu nhất của mỗi hành động và chọn hành động có kết quả khả dĩ nhất trong số đó những kết quả xấu nhất đó.
Đánh giá sơ lược thị trường hàng không Việt Nam hiện nay
Ngành hàng không khoảng 52,2 triệu hành khách tăng 29% so năm 2015. Lượng hành khách bay nội địa khoảng 28 triệu lượt tăng 30% so năm 2015. Hiện tại, phân khúc thị trường nội địa được chia sẻ bởi bốn hãng hàng không, trong đó 87% thị phần thuộc về Vietnam Airlines và Vietjet Air. Có hơn 52 hãng hàng không nước ngoài thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác 78 đường bay đi và đến Việt Nam.
Hãng hàng không Vietnam Airlines
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam hoạt động với tên Vietnam Airlines. Đây là hãng hàng không ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Vietnam Airlines đã nhanh chóng chiếm được sự tin yêu của rất nhiều hành khách trong và ngoài nước.
Quá trình phát triển của Vietnam Airlines
Tháng 4 năm 1993, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines) được thành lập và là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Ngày 20 tháng 10 năm 2002, Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.
Đến thời điểm hiện tại, Vietnam Airlines có căn cứ hoạt động chính tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Sân bay quốc tế Nội Bài. Vietnam Airlines có mạng lưới đường bay đến 49 sân bay trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Vietnam Airlines còn có thỏa thuận liên danh với 23 hãng hàng không. Điều này giúp cho mạng lưới đường bay của Vietnam Airlines phủ khắp châu Á; châu Âu; châu Phi; châu Úc và Bắc Mỹ.
Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines
Năm | 2016 | 2017 | 2018 |
Vận chuyển hành khách | 60.052 | 68.929 | 78.572 |
Doanh thu phụ trợ | 3.679 | 4.255
|
4.441 |
Doanh thu bán hàng | 5.852 | 9.529 | 13.606 |
Khác | 989 | 842 | 971 |
Tổng doanh thu | 70.572 | 83.555 | 97.590 |
Kết quả kinh doanh của Việt Nam Airlines trong gia đoạn từ 2016 – 2018
Vietnam Airlines và chiến lược cạnh tranh bằng lý thuyết trò chơi
Chiến lược tối đa hóa chi phí
Hợp tác với Singapore Technologies Aerospace Ltd (ST Aerospace) : Trong năm 2018, Vietnam Airlines đã ký Thỏa thuận hợp tác với đối tác Singapore Technologies Aerospace Ltd (ST Aerospace). Việc hợp tác tham gia “trò chơi” kinh tế với STA sẽ giúp Vietnam Airlines thực hiện bảo dưỡng; sửa chữa các trang thiết bị máy bay ngay tại Việt Nam. Rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc phải gửi sang nước ngoài. Qua đó giúp mang lại hiệu quả khai thác cao hơn.
Cắt giảm chi phí dịch vụ ăn uống: Lấy chất lượng dịch vụ làm cốt lõi phát triển; xác định các mức tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến. Vietnam Airlines luôn ưu tiên đưa các yếu tố văn hóa truyền thống vào hệ thống sản phẩm dịch vụ của hãng. Vietnam Airlines đã lựa chọn Bếp trưởng nổi tiếng: Luke Nguyễn trở thành Đại sứ ẩm thực toàn cầu của hãng. Bên cạnh đó, các chuyến bay Vietnam Airlines đã đưa các sản vật đặc sản địa phương phục vụ như: nhãn lồng Hưng Yên; vải thiều Thanh Hà; cam Cao Phong; xoài cát Hòa Lộc,… Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả thương mại đôi bên (các doanh nghiệp Việt và hãng ).
Chiến lược tận dụng khoa học công nghệ
Tối đa hóa dịch vụ: cùng với các thành viên liên minh Skyteam. Vietnam Airlines đã thực hiện thành công SkyTeam Rebooking tại Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, bất kỳ khách có vé của một hãng thành viên trong liên minh gặp bất thường về chuyến bay. Vietnam Airlines có thể trợ giúp khách đặt lại chỗ và xuất lại vé trên chính hệ thống của mình tại Hà Nội và TP.HCM.
Vietnam Airline – hãng hàng không đảm bảo nhất
Nhiều sự cố về hàng không trong nước và thế giới liên tiếp xảy ra. Vietnam Airlines đặc biệt chú trọng công tác an ninh, an toàn hàng không. Hãng tiếp tục đẩy mạnh chương trình Văn hóa – An toàn. Ứng dụng công nghệ vận hành hệ thống quản lý an toàn. Dựa vào dữ liệu an toàn để dự báo; xác định các nguy cơ. Từ đó xử lý, phòng ngừa rủi ro kịp thời. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được phê duyệt; bố trí hợp lý nguồn lực tàu bay, phi công, thợ kỹ thuật, trang thiết bị tại sân bay…
Vietnam Airlines và Jetstar Pacific được xếp hạng tuyệt đối 7/7 sao về an toàn hàng không, The Best Tourism Marketing Award 2018.
Định vị thương hiệu
Năm 2018, Vietnam Airlines khẳng định vị thế dẫn đầu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Hãng có nhiều thành tựu vượt bậc. Trong đó phải kể đến doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng trưởng đạt mức kỷ lục. Đây là kết quả kinh doanh tốt nhất của Vietnam Airlines trong gần 25 năm hoạt động.
Trước những nỗ lực hoàn thiện và nâng cao thương hiệu Vietnam Airlines, cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao hãng hàng không Quốc gia Việt Nam với hàng loạt giải thưởng danh giá. 2018 là năm thứ ba liên tiếp tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Skytrax công nhận Vietnam Airlines đạt tiêu chuẩn hãng hàng không quốc tế 4 sao. Với giá trị thương hiệu đạt 416 triệu USD theo đánh giá của Brand Finance. Thương hiệu Vietnam Airlines tiếp tục tiến thêm một bậc trong bảng xếp hạng Top10 thương hiệu mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam.
Xây dựng lòng tin với khách hàng, nhà đầu tư
Cạnh tranh với các hãng hàng không khác bằng các danh hiệu, giải thưởng như : Chứng chỉ “Hãng hàng không quốc tế 4 sao” 3 năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 theo tiêu chuẩn của SKYTRAX, APEX Global; Giải thưởng “Hãng hàng không 4 sao toàn cầu” của tổ chức APEX, AirlineRatings (An toàn hàng không); World Travel Award 02 giải thưởng “ Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” và “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa”. Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Vietnam Airlines đứng thứ 8 với 416 triệu USD,…
Truyền thông
Vietnam Airlines áp dụng phương thức chủ động trong chiến lược. Các chương trình định vị thương hiệu và quảng bá được xây dựng cụ thể cho từng năm. Riêng biệt đối với thị trường quốc tế và thị trường Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo cách tiếp cận người tiêu dùng phù hợp tính chất từng thị trường; tại từng thời điểm. Nó nâng cao hiệu quả nhận diện thương hiệu.
Các kênh truyền thông được ứng dụng: Kênh thuộc sở hữu Vietnam Airlines Website; mạng xã hội (Youtube, Facebook, Instagram); email; ứng dụng điện thoại Kênh truyền thống Báo/tạp chí, Hotline, tin phát thanh chuyến bay, biển quảng cáo, vật phẩm xúc tiến thương mại…; Kênh mua ngoài Các kênh quảng cáo số, email/wifi marketing, quảng cáo truyền hình, quảng cáo truyền thanh…; Kênh hợp tác, tài trợ, kênh online, biển/màn hình quảng cáo thông qua hợp tác với các đơn vị quảng cáo và chính quyền.