Để có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing thì ngoài việc có một CV chất lượng mà còn cần sự khôn khéo trong quá trình trả lời phỏng vấn. Buổi gặp mặt trực tiếp khi tuyển dụng là lúc để bạn thể hiện ưu điểm bản thân, giúp cho các nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt đối với bạn. Cách thể hiện tốt nhất là trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing thật thông minh. Bạn có được đánh giá cao hay không sẽ phụ thuộc vào phần thể hiện này.

Tầm quan trọng của việc phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên marketing

Ngày nay, Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cả doanh nghiệp cũng như đời sống mỗi người. Hầu như mọi lĩnh vực kinh doanh đều cần tới marketing. Để hoạt động này có thể diễn ra dễ dàng thì cần những chuyên viên marketing sáng tạo, năng động có thể ứng phó được mọi tình huống. Những người này sẽ đóng vai trò lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm/dịch vụ.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên MarketingĐể tuyển được những người tài giỏi đòi hỏi các nhà phỏng vấn phải có những câu hỏi mới được mọi thông tin; làm cho người ứng tuyển phải thể hiện được hết năng lực, điểm mạnh cũng như điểm yếu. Việc vào phần tuyển dụng nhân viên marketing đóng vai trò quan trọng; nó ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp sau này. Do đó, các nhà tuyển dụng phải có những câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing phải thật thông minh.

Tất tần tật những câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên Marketing

Nếu không chú ý và khôn khéo trong cách trả lời rất dễ làm bạn để lộ những điểm yếu của bạn thân; các nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi những câu như vậy để xem xét năng lực của bạn. Thông thường, bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing sẽ chia làm nhiều loại khác nhau; nhưng chủ yếu nhất là một số kiểu chủ đề câu hỏi thường gặp và gợi ý trả lời để ghi được điểm.

Tất cả các câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing

1. Những câu hỏi giới thiệu bản thân

Những câu hỏi thuộc dạng này thường không quá khó; nhưng để làm bản thân trở nên ấn tượng bạn cần phải nêu được những ưu điểm; điều thú vị của chính mình. Câu hỏi về giới thiệu bản thân thường là:

Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi để bắt đầu cuộc phỏng vấn nhằm giúp các nhà tuyển dụng hiểu được bạn là ai? bạn là ngành nghề gì? Bạn yêu thích cái gì?….. Đại loại là câu hỏi giúp bạn mô phỏng bản thân mình. Vì vậy khi trả lời câu hỏi này phải cung cấp thông tin chính xác, cụ thể. Đặc biệt phải nêu được kinh nghiệm của bản thân; kỹ năng đã có trong ngành marketing. Không nên nói quá dài vì vừa mất thời gian lại không làm nhà tuyển dụng thích thú

Câu hỏi 2: Điểm yếu và điểm mạnh của bạn là gì? Thế mạnh lớn nhất của bạn trong công việc?

Là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing thường gặp. Nên trả lời thành thật, tránh nói phong đại; khoa chương vì những câu hỏi phía sau sẽ khiến bạn phải thể hiện những ưu nhược điểm đã nêu. Hãy thông minh trong cách trả lời bằng việc lồng ghép các điểm mạnh điểm yếu với nhau.

Câu hỏi 3: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được mục tiêu và những định hướng của bạn trong tương lai. Vì vậy, khi trả lời bạn nên nêu ra lý do lòng ghép với định hướng của bản thân. Tránh nói lý do chán nản, áp lực công việc; như vậy người phỏng vấn sẽ không đánh giá cao bạn.

Câu hỏi 4: Điều gì khiến bản theo đuổi ngành Marketing

Hãy sử dụng cách trả lời bằng việc nêu ngắn gọn câu chuyện ước mơ, đam mê của bản thân với ngành. Bạn có thể nói về điều gì đó bạn đã học được ở trường, công việc trước đây hoặc thậm chí là điều gì đó đã truyền cảm hứng cho bạn trong cuộc sống hàng ngày. Nên ưu tiên kể chuyện ngắn gọn xúc tích.

2. Những câu hỏi về kiến thức, chuyên môn

Để biết được bạn có thực sự hiểu biết về ngành marketing hay không; những câu hỏi hỏi phỏng vấn nhân viên marketing để kiểm tra kiến thức; chuyên môn luôn được các nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu:

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing kinh nghiệm

Câu hỏi 1: Bạn nắm bắt xu hướng marketing bằng cách nào?

Do tính chất của ngành Marketing đòi hỏi người làm luôn biết cách nắm bắt xu hướng kịp thời. Và với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết được bạn phải là người luôn học hỏi hay không; bạn có luôn cập nhật kiến ​​thức và kỹ năng bên ngoài công việc thường ngày của bạn hay không.

Với câu hỏi như này bạn nên trả lời thành thật; việc nắm bắt xu hướng có là thói quen đọc sách; báo, cập nhật tin tức mới của bạn. Nêu ra được việc bạn áp dụng những thông tin đó vào công việc như thế nào.

Câu hỏi 2: Bạn đã từng tham gia hay thực hiện kế hoạch Marketing nào chưa?

Trong câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing này; nhà tuyển dụng muốn biết được kinh nghiêm trước đó của bạn. Và vấn đề đặt ra ở đây là bạn phải trình bày được thành công trong chiến dịch mình đã thực hiện; nêu được vai trò, trị trí của bạn thân đảm nhiệm trong chiến dịch đó.

Nêu được các vấn đề đó, người phỏng vấn sẽ biết được khả năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng lãnh đạo của bạn. Họ sẽ đánh giá cao về thái độ cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn thông qua câu hỏi này. Vì vậy đừng trả lời hời hợt mà phải đúng trọng tâm.

Câu hỏi 3: Trong quá trình làm marketing, bạn thường sử dụng công cụ hỗ trợ nào?

Một bí quyết là hãy nêu tên phần mềm được nhà tuyển dụng đề cập đến trong bản mô tả công việc. Nếu đây là một phần mềm quen thuộc với bạn thì bạn đã có lợi thế cao hơn những ứng viên khác. Nếu như bạn chưa biết về nó, hãy tìm hiểu trước khi đến phỏng vấn.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để đánh giá sự thất bại của một chiến dịch marketing?

Có rất nhiều chỉ số để đo lường sự thất bại của một chiến dịch; nhưng bạn không được phép nêu về sự thất bại mà phải luôn có niềm tin vào chiến dịch đó. Cách để một chiến dịch thành công; biện pháp khắc phục hoặc các giải pháp phụ khi thực hiện kế hoạch marketing. Trong câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing này; bạn không được nêu nhiều về sự thất bại mà phải kể ra được các cách để tránh gặp rủi ro khi thực hiện.

Câu hỏi 5: Theo bạn bán hàng và marketing khác nhau ở điểm nào?

Là một câu hỏi khá lý thuyết nhưng nếu bạn không biết cách trả lời khôn khéo sẽ rất dễ mất điểm. Kinh nghiệm để trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing này chính là nên lọc ý từ khái niệm để nếu ra được sự khác nhau. Không nên đọc hết khái niệm như kiểu đọc thuộc sẽ làm người tuyển dụng đánh giá bạn chỉ là người học vẹt.

3. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing về tình huống

Đi cùng với các câu hỏi để kiểm tra kinh nghiệm luôn có những tình huống để nhà tuyển dụng biết bạn có thông minh như thế nào. Bằng cách đưa ra các tính huống marketing để xem được cách bạn giải quyết như thế nào’ điều này cũng giúp họ đánh giá bạn có thực sự phù hợp với vị trí tại công ty hay không.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing theo tình huống

Câu hỏi 1: Làm sao để xây dựng chiến lược hiệu quả với nguồn ngân sách eo hẹp?

Không phải tất cả nhưng hầu hết các công ty thường có xu hướng tìm ra những hướng đi làm sao để đạt hiệu quả cao nhưng lại tốn ít ngân sách. Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi nhằm mục đích để kiểm tra kiến thức hiểu biết, khả năng xử lý, sáng tạo của các ứng viên. Nếu được hỏi câu hỏi này, hãy mạnh dạn đề xuất một số ý tưởng để thực hiện chiến dịch sao cho phù hợp với nguồn ngân sách mà phía nhà tuyển dụng đưa ra.

Câu hỏi 2: Trong một chiến dịch quảng cáo, sắp tới hạn kết thúc chiến dịch mà KPI chưa được hoàn thành thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Với câu hỏi này, bạn nên đưa ra tình huống giải quyết như nêu ra các kế hoạch dự phòng. Công ty nên xem xét chiến dịch quảng cáo nào đang có hiệu quả tốt và không tốt. Với những cái tốt thì tiếp tục chạy theo ngân sách; còn những bài quảng cáo không cho ra số thì nên tắt để tránh hao tốn nhiều chi phí của công ty. Ngoài ra, công ty nên tiếp tục đổ thêm ngân sách vào các bài quảng cáo ra nhiều số để có thể đạt KPI như mong muốn.

Câu hỏi 3: Để ra mắt sản phẩm, bạn sẽ chọn kênh điện tử nào để quảng bá sản phẩm.

Lại là một câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing xử lý tình huống. Bạn nên trả lời câu hỏi này như sau: Một sản phẩm ra mắt chỉ chỉ sử dụng 1 kênh giao tiếp điện tử chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao. Bởi có rất nhiều công ty cùng ra mắt cạnh tranh nên cần sử dụng nhiều kênh giao tiếp để tiếp cận tới đúng đối tượng khách hàng trong thời gian ngắn.

Câu hỏi 4: Giả sử chúng tôi có dữ liệu rất thuyết phục cho thấy không có khách hàng tiềm năng nào sử dụng mạng xã hội. Vậy chúng ta có nên phát triển kênh truyền thông xã hội của mình hay không? Tại sao?

Có thể nói đây là câu hỏi bẫy các ứng cử viên nhằm đánh giá khả năng phân tích; diễn giải của ứng viên vị trí nhân viên marketing. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng mạng xã hội; nên không có chuyện công ty không có khách hàng tiềm năng nào quan tâm đến các kênh truyền thông đó.

Câu trả lời của ứng viên không chỉ cần trả lời có hay không mà điều quan trọng hơn là phải giải thích được lý do tại sao một chiến lược marketing hiện đại không thể thiếu mạng xã hội.

Câu hỏi 5: Bạn sẽ làm gì khi khách hàng đưa những phản ứng tiêu cực với sản phẩm của bạn lên mạng xã hội?

Nhà tuyển dụng muốn biết những phản ứng của bạn trước các ý kiến tiêu cực từ khách hàng. Bởi đây là một phần không thể tránh khỏi khi làm Marketing. Một nhân viên marketing giỏi thậm chí còn phải lên kế hoạch để giải quyết các vấn đề phát sinh như vậy ngay cả trước khi nó diễn ra.

Vì vậy, khi trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing này bạn không nên tỏ thái độ áp lực. Mà ngược lại, hãy thể hiện tâm lý sẵn sàng đón nhận nó; biến những phản ứng tiêu cực thành tích cực. Đây cũng là cơ hội để bạn học được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

4. Một số câu hỏi khác khi phỏng vấn vị trí nhân viên marketing

Ngoài những câu hỏi trên, người phỏng vấn có thể sẽ hỏi thêm một số câu dưới đây. Tuy là những câu đơn giản nhưng nếu không khôn khéo sẽ làm bạn bị loại ngay lập tức.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing khác

Câu hỏi 1: Điều gì khiến bạn khác biệt so với các ứng viên khác mà chúng tôi đang phỏng vấn cho vị trí này?

Nếu trong CV bạn chưa đề cập tới kỹ năng đặc biệt của bản thân thì đây chính là lúc thể hiện. Cũng chính là thời điểm tuyệt vời để nhà tuyển dụng biết được lý do bạn hào hứng với công việc marketing hay không. Và những ưu điểm nổi bật; đặc biệt của bản thân chính là điều khiến bạn trở nên khác biệt nhất.

Câu hỏi 2: Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi

Để trả lời được câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu trước về công ty để nêu ra các ưu điểm như quy mô kinh doanh; môi trường làm việc;….Tiếp đến là nêu thêm chút mục đích, định hướng cũng như mong muốn của bản thân. Công ty sẽ cho bạn những gì và bạn muốn gì khi đến với công ty của họ.

Câu hỏi 3: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu ở vị trí này?

Chắc chắn rồi, câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được mong muốn về thu nhập của ứng viên có nằm trong ngân sách, quỹ lương cho vị trí này hay không. Đây cùng là câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing thường gặp; cùng là vấn đề nhạy của của nhiều người đi phỏng vấn. Bạn không nên nêu ra con số cụ thể mà nên để mức lượng hợp trong khoảng nhất định để chính nhà tuyển dụng phải deal lương cho bạn.

Câu hỏi 4: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi hay không?

Hãy đặt thêm một vài câu hỏi cho người phỏng vấn để hiểu hơn về công ty cũng như công việc của bạn. Điều này sẽ giúp nhà phỏng biết được bạn là người ham học hỏi.

Lưu ý cần biết khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên Marketing

Ngoài việc trả lời tốt những câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing đến từ các nhà tuyển dụng. Để có có thể đánh giá cao bạn so với các đối thủ ứng viên khác thì cần phải biết và lưu ý những điều sau đây:

– Tỏ thái độ thân thiện, tự tin và tránh để ánh mắt rụt rè lo sợ.

– Ăn mặc chỉn chủ để gây ấn tượng cho người phỏng vấn từ cái nhìn đầu tiên.

– Luôn nở một nụ cười tươi để người nhìn thấy bạn luôn tự tin.

– Trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm.

– Tuyệt đối không nói sai sự thật, khoa chương về kinh nghiệm của bản thân.

– Luôn tỉnh táo trong lúc trả lời câu hỏi để tránh lạc đề.

Lời kết

Qua bài viết trên đây. ISAAC mong rằng những kiến thức nêu trên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing hoàn hảo để gây ấn tượng với người phỏng vấn. Bên cạnh những câu hỏi là gợi ý trả lời vì tuyển nhân viên marketing có nhiều vị trí khác nhau; mỗi vị trí có đặc thù công việc riêng. Nên bài viết này chỉ gợi ý cho bạn cách trả lời thông minh nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn trúng tuyển vào công ty mong muốn.