Những người đang kinh doanh chắc chắn sẽ hiểu giai đoạn đầu phải chia chương trình; và xây dựng cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa; siêu thị mini nó phức tạp và đau đầu như thế nào.
Mục Lục Bài Viết
Giá bán lẻ hàng tạp hóa phụ thuộc vào yếu tố nào?
Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa tại mỗi cửa hàng, mỗi khu vực là hoàn toàn khác nhau; không có một công thức chung nào áp dụng cho các cửa hàng ở diện rộng. Nên người kinh doanh cần phải nghiên cứu thật kỹ và tự mình đưa ra giá bán lẻ hàng tạp hóa cho phù hợp.
Vậy để xây dựng giá bán hàng tạp hóa thì cần phải nắm được các yếu tố tác động tới giá thành sản phẩm bán ra bao gồm sự tác động bởi các yếu tố sau đây:
1. Khu vực kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini
Rõ ràng giá thành sản phẩm được bán ra ở các khu vực phát triển thành thị như Hà Nội; TPHCM khác biệt hoàn toàn so với các siêu thị mini ở nông thôn.
Nên việc xây dựng chính sách giá bán tại hai khu vực này cũng hoàn toàn là khác nhau; mặc dù có cùng giá nhập sản phẩm. Thậm trí, ngay trong cùng một phạm vi hẹp cũng có thể có giá bán khác nhau.
Ví dụ như: Cửa hàng ngoài phố và cửa hàng trong ngõ cũng có thể có giá thành bán ra khác nhau.
2. Chi phí hoạt động cửa hàng
Tại sao giá thành sản phẩm bán ra tại các vùng quê, nông thôn thường thấp hơn thành phố; không chỉ phụ thuộc vào việc thu nhập của người dân. Mà một yếu tố khác tác động trực tiếp vào giá thành đó chính là chi phí hoạt động của cửa hàng.
Hầu hết các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mở ở quê đa phần đều được kinh doanh trên mặt bằng nhà mình; nhưng ở thành phố thì không. Có thể có nhưng là rất ít.
Thậm trí người bán hàng cũng vậy. Tại Hà Nội, TPHCM không thiếu các cửa hàng phải thuê nhân viên bán hàng quản lý…
Tóm lại là chi phí hoạt động tại các vùng nông thôn, quê thấp hơn rất nhiều so với thành phố; hay nói cách khác việc phải duy trì chi phí hoạt động cao sẽ tác động trực tiếp vào giá thành bán ra sản phẩm. Nên tại mỗi cửa hàng tùy thuộc vào chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị mà có cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa khác nhau.
3. Giá nhập đầu vào tác động trực tiếp tới cách tính bán bán lẻ hàng tạp hóa
Nhập rẻ thì bán rẻ, nhập cao thì bán cao là thuyết kinh doanh của bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Và trong mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cũng vậy.
Việc tìm được nguồn cung cấp hàng tạp hóa giá rẻ là một lợi thế có thể giúp cho cửa hàng có được giá nhập tốt; và từ đó hoàn toàn có thể xây dựng được giá bán rẻ hơn so với đối thủ.
4. Chiến lược kinh doanh của cửa hàng
Rõ ràng chiến lược kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là bán rẻ thì thậm trí không biết giá nhập bao nhiêu; cứ mỗi sản phẩm lãi lên vài đồng là được. Tức là xây dựng mô hình kinh doanh theo hướng cạnh tranh giá rẻ; dùng chiến thuật bán giá rẻ để kéo khách hàng.
Đây là chiến lược kinh doanh phổ biến tại các vùng quê, nông thôn. Không rõ những người kinh doanh có chiến lược rõ ràng hay không? hay đây là cách duy nhất mà họ biết để cạnh tranh với nhau.
Chính vậy mà xu hướng kinh doanh tạp hóa lợi nhuận ngày càng mỏng; chỉ có khách hàng được lợi còn lại các cửa hàng tự giết nhau theo chiến lược kinh doanh tạp hóa giá rẻ này.
5. Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong cách tính giá bán hàng tạp hóa
Địa điểm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà dễ thở; tức là có mức độ cạnh tranh thấp thì việc xây dựng chính sách giá bán của cửa hàng cũng đôi chút được thoải mái hơn.
Tuy nhiên các cửa hàng gần nhau, so kè nhau từng giá một, cạnh tranh ở mức độ cao. Đồng nghĩa với việc việc xây dựng giá bán lẻ hàng tạp hóa cần phải rất cẩn thận và sát với thực tế tại khu vực đó.
Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa
1. Chia giá nhập cuối cùng
Nguyên tắc tất cả mọi sản phẩm đều phải đưa về giá nhập cuối cùng. Tức là phải chia hết khuyến mại, quà tặng, chiết khấu của sản phẩm đó. Chỉ trừ trong trường hợp sản phẩm đó hàng khuyến mại được ghi rõ ràng trên bao bì sản phẩm.
2. Ngành hàng
Sản phẩm thuộc các nhóm ngành hàng thiết yếu, phổ thông thường sẽ có mức độ lợi nhuận thấp hơn; tức là giá bán lẻ thường chỉ cao hơn so với giá nhập khoảng 5-10%. Bởi các nhóm sản phẩm này thường có độ cạnh tranh cao vì cửa hàng nòa cũng kinh doanh.
Các nhóm sản phẩm thuộc các ngành hàng hóa mỹ phẩm thì có lợi nhuận cao hơn, có thể từ 12-20% tùy thuộc từng khu vực. Hoặc các dòng sản phẩm thuộc nhóm hàng mang lại lợi nhuận cao như gia dụng, văn phòng phẩm, hay đồ chơi… sẽ có giá bán có độ chênh lệch với giá nhập khá cao.
3. Phân khúc giá
Tiếp theo cùng một sản phẩm nhưng chưa chắc đã có cùng tỷ lệ và cách xây dựng giá bán lẻ giống nhau. Để dễ hình dung thì cần xem ví dụ này.
Ví dụ như cùng dòng sản phẩm dầu ăn. Loại chai 1L giá nhập khoảng 40.000đ thì có thể giá bán lẻ 44.000đ; tương đương khoảng hơn 9%. Tuy nhiên, cùng loại dầu ăn đó nhưng là loại 5L; thì giá nhập khoảng 200.000đ tuy nhiên giá bán phổ thông cũng chỉ 210.000đ tức là tương đương khoảng gần 5% mà thôi.
Tức là cùng một dòng sản phẩm nhưng ở phân khúc giá cao; thì tỉ suất lợi nhuận là khác nhau. Nên không phải là cho vào file excel rồi kéo tỉ lệ % giá nhập là ra giá bán đâu.
Những vấn đề vướng mắc trong quá trình nhập hàng, xây dựng chính sách giá bán lẻ cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đều được isaac thực hiện đối với khách hàng sử dụng dịch vụ setup siêu thị của chúng tôi.